Máy nén loại piston tay quay

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống điện điện lạnh trên các dòng xe ôtô của mitsubishi (Trang 69)

Loại này chỉ sử dụng môi chất lạnh R12, có thể được thiết kế nhiều xylanh bố trí thẳng hàng hoặc bố trí hình chữ V.

Hình 3.11 Máy nén loại piston tay quay

1. Đường ống xả 2. Nắp van 3. Van xả 4. Đế van 5. Chốt

piston

6. Thanh truyền 7. Ổ bi 8. Đệm kín 9. Mặt đệm kín trục

10. Đường ống hút 11. Lõi van 12. Đầu xylanh 13. Đệm nắp xylanh 14. Van hút 15. Vòng séc-măng 16. Piston 17. Caste

18. Vòng đệm kín 19. Trục khuỷu 20. Đệm 21. Đế bơm

Trong loại máy nén kiểu piston thường sử dụng các van lưỡi gà để điều khiển dòng môi chất lạnh đi vào và đi ra xylanh. Lưỡi gà là một tấm kim loại

gà sẽ làm lưỡi gà tựa chặt vào khuôn và đóng kín lỗ thông lại. Áp suất ở phía đôi diện sẽ đẩy lưỡi gà mở ra và cho lưu thông dòng chất làm lạnh.

Với loại máy nén này, do tốc độ của động cơ luôn thay đổi trong quá trình làm việc mà máy nén không thể tự khống chế được lưu lượng của môi chất lưu thông, van lưỡi gà được chế tạo bằng thép lò xo mỏng nên dễ bị gãy và làm việc kém chính xác khi bị mài mòn hoặc giảm lực đàn hồi trong quá trình làm việc, lúc đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và chất lượng làm việc của hệ thống điều hòa không khí ô tô.

3.6.1.2 Máy nén piston kiểu cam nghiêng :

Loại này có kí hiệu là 10Pan, đây là loại máy nén với 10 xylanh được bố trí ở hai đầu máy nén (5 ở phía trước và 5 ở phía sau), các piston tác động hai chiều được dẫn động nhờ một trục có tấm cam nghiêng (đĩa lắc) khi xoay sẽ tạo ra lực đẩy piston. Các piston được đặt lên tấm cam nghiêng với khoảng cách từng cặp piston là 720 đối với loại máy nén có 10 xylanh, hoặc có khoảng cách 1200 đối với loại có 6 xylanh.

Hình 3.12 Kết cấu của loại máy nén kiểu cam nghiêng

1. Trục máy nén 2. Đĩa cam 3. Piston

4,5. Bi trượt và đế 6. Van hút lưỡi gà 7. Đĩa van xả trước 8. Phốt trục bơm 9. Bộ ly hợp buly máy nén 10. Bạc đạn buly

Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí/điện lạnh ô tô

11. Puly 12. Cuộn dây bộ ly hợp 13. Đầu trước

14. Nửa xylanh trước 15. Nửa xylanh sau 16. Caste dầu nhớt

17. Ống hút dầu 18. Đầu sau 19. Bơm bánh răng

Hoạt động của máy nén cam nghiêng được chia thành hai hành trình: - Hành trình hút: Khi piston chuyển động về phía bên trái, sẽ tạo nên sự chênh lệch áp suất trong khoảng không gian phía bên phải của piston; lúc này van hút mở ra cho hơi môi chất lạnh có áp suất, nhiệt độ thấp từ giàn lạnh nạp vào qua van hút. Và van xả phía bên phải của piston đang chịu lực nén của van

lò xo lá nên được đóng kín. Van hút mở ra cho tới khi hết hành trình hút của piston thì đóng lại, kết thúc hành trình nạp.

Hình 3.13 Nguyên lý hoạt động của loại máy nén piston cam nghiêng

- Hành trình xả: khi piston chuyển động về phía bên trái thì tạo ra hành trình hút phía bên phải, đồng thời phía bên trái của piston cũng thực hiện hành trình xả hay hành trình bơm của máy nén. Đầu của piston bên trái sẽ nén khối hơi môi chất lạnh đã được nạp vào, nén lên áp suất cao cho đến khi đủ áp lực để thắng được lực tì của van xả thì van xả mở ra và môi chất lạnh có áp suất, nhiệt độ cao được đẩy đi tới giàn nóng. Van hút phía bên trái lúc này được đóng kín bởi áp lực của môi chất lạnh. Van xả mở ra cho đến khi hết hành trình bơm, thì đóng lại bằng lực đàn hồi của van lò xo lá kết thúc hành trình xả. Và cứ thế tiếp

Hiện nay, trong hệ thống lạnh ô tô loại máy nén này được sử dụng rộng rãi nhất. Bởi các tính năng nhỏ gọn và nhẹ nhờ giảm kích thước của piston, xylanh, vỏ hộp máy nén; độ tin cậy cao nhờ có phốt bịt kín hình cốc lắp giữa trục chính và khớp nối điện từ; độ ồn thấp nhờ vào sự làm việc của van hút và van xả loại lò xo lá. Với kết cấu nhỏ gọn nên dễ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.

3.6.1.3 Máy nén piston mâm dao động :

Máy nén này có nguyên lý hoạt động giống như loại máy nén piston kiểu cam nghiêng, tuy nhiên về mặt cấu tạo cũng có vài điểm khác nhau. Máy nén kiểu này cũng dẫn động piston bằng mâm dao động, piston ở đây chỉ làm việc một phía và có một séc-măng, piston được nối vào đĩa lắc bằng tay quay. Gồm có 6 piston cùng đặt trên một mâm dao động, mỗi piston cách nhau một góc 600.

Hình 3.14 Cấu tạo của máy nén piston mâm dao động

Máy nén loại này có thể tích làm việc biến đổi là do hành trình của piston thay đổi dựa vào góc nghiêng (so với trục) của mâm dao động, thay đổi tùy theo lượng môi chất cần thiết cung cấp cho hệ thống. Góc nghiêng của mâm dao động lớn thì hành trình của piston dài hơn, môi chất lạnh sẽ được bơm đi nhiều hơn. Khi góc nghiêng nhỏ, hành trình piston ngắn hơn, môi chất lạnh được bơm đi ít hơn. Điều này cho phép máy nén có thể chạy liên tục nhưng chỉ bơm đủ môi chất lạnh cần thiết.

Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí/điện lạnh ô tô

3.6.1.4 Máy nén quay loại cánh gạt :

Loại máy nén này không dùng piston. Mà được cấu tạo gồm một roto với 4 cánh gạt đặt lồng vào roto và một vỏ bơm có vách trong tinh chế. Khi trục bơm và các cánh gạt quay, vách vỏ bơm và các cánh gạt sẽ hình thành những buồng bơm, các buồng này có thể thay đổi thể tích rộng ra hay co thắt lại khi trục bơm quay. Mở rộng thể tích ra để hút môi chất lạnh ở phía có áp lực, nhiệt độ thấp vào buồng bơm; giảm thể tích lại để ép chất lạnh đi đến phía có áp lực, nhiệt độ cao. Lỗ van xả của bơm bố trí tại một điểm trên vỏ bơm mà ở đó môi chất lạnh được nén đến áp suất cao nhất.

Hoạt động của máy nén cánh gạt gồm có 3 hành trình:

Hình 3.16 Nguyên lý hoạt động của máy nén cánh gạt

- Hành trình hút: khi roto quay, lực ly tâm bắn các cánh gạt tỳ kín vào vách máy nén, giữa hai cánh và vách trong của vỏ máy nén sẽ tạo ra một thể tích lớn. Chuyển động này hút hơi môi chất lạnh vào phần thể tích vừa tạo ra khi phần thể tích này quay ngang qua lỗ nạp môi chất được bố trí trên thân vỏ máy nén. Kết thúc hành trình hút là khi cánh van quay qua khỏi lỗ nạp.

- Hành trình nén: sau khi hoàn thành quá trình hút khối thể tích giữa hai van và vách vỏ bơm có chứa hơi môi chất lạnh sẽ giảm xuống, bắt đầu hành trình nén. Hành trình nén được thực hiện ở phía mặt trong của vỏ bơm. Áp suất hơi môi chất lạnh tăng lên khi thể tích buồng bơm co lại.

- Hành trình xả: khi cánh van quay qua khỏi lỗ xả thì máy nén bắt đầu hành trình xả. Lúc này hơi môi chất lạnh đã được nén lên áp suất cao, nên tạo ra áp lực cao mở van xả và tuôn dòng hơi môi chất lạnh có áp suất, nhiệt độ cao ra khỏi máy nén đi đến giàn nóng. Lúc này dầu bôi trơn đã được tách ra khỏi hơi môi chất lạnh và lắng xuống buồng chứa.

Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí/điện lạnh ô tô

Với loại máy nén này, không dùng các vòng bạc séc-măng bao kín hơi. Ngoài ra, dầu bôi trơn trong máy nén cũng góp phần cải thiện năng suất và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng làm việc của máy nén. Trong quá trình máy nén làm việc dầu bôi trơn được tách ra khỏi môi chất lanh áp cao trước khi đi đến giàn nóng. Thiết bị tách dầu này lúc nào cũng ở trong trạng thái có áp suất cao bất cứ lúc mỗi khi máy nén hoạt động.

3.6.2 Bộ ly hợp điện từ:

Tất cả các máy nén (blốc lạnh) của hệ thống điện lạnh ô tô đều được trang bị bộ ly hợp điện từ. Bộ ly hợp này được xem như một phần của buly máy nén, có công dụng ngắt và nối sự truyền động giữa động cơ và máy nén mỗi khi cần thiết.

Hình 3.17 Chi tiết tháo rời bộ ly hợp điện từ trang bị bên trong máy nén

1. Máy nén 2. Cuộn dây bộ ly hợp 3. Vòng giữ cuộn dây

4. Buly 5. Ốc siết mâm bị động 6. Mâm bị động

7. Vòng hãm buly 8. Nắp che bụi 9. Vòng bi

10. Shin điều chỉnh khe hở bộ ly hợp

Có hai loại ly hợp điện từ cơ bản: loại cực từ tĩnh (cực từ được bố trí trên thân của máy nén) và loại cực từ quay (các cực từ được lắp trên roto và cùng quay với roto, cấp điện thông qua các chổi than đặt trên thân máy nén).

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 3.18 Cấu tạo của bộ ly hợp

1. Cuộn dây nam châm điện 2. Đĩa bị động 3. Buly 4. Trục

máy nén

5. Vòng bi kép 6. Phốt kín trục 7. Khe hở khi bộ ly

hợp cắt khớp Khi hệ thống máy lạnh được bật lên, dòng điện chạy qua cuộn dây nam châm điện (1) của bộ ly hợp, lực từ của nam châm điện hút đĩa bị động (2) dính cứng vào mặt ngoài của buly (3) đang quay. Đĩa bị động (2) liên kết với trục máy nén (4) nên lúc này cả buly lẫn trục máy nén được khớp nối cứng thành một khối và cùng quay với nhau. Khi ngắt dòng điện, lực hút từ trường mất, một lò xo phẳng sẽ đẩy đĩa bị động (2) tách rời mặt ngoài buly; lúc này trục khuỷu động cơ, buly máy nén quay trơn trên vòng bi (5), nhưng trục máy nén đứng yên.

Với loại ly hợp cực từ tĩnh, hiệu suất cắt và nối cao, ít bị mài mòn và ít tốn công kiểm tra, bảo trì thường xuyên. Nên loại này được sử dingj rộng rãi hơn so với loại ly hợp từ có cực từ di động, vì loại này phải thường xuyên kiểm tra sự tiếp xúc giữa chổi than với roto của ly hợp.

Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí/điện lạnh ô tô

Thiết bị ngưng tụ của hệ thống điều hòa không khí ô tô là thiết bị trao đổi nhiệt để biến hơi môi chất lạnh có áp suất và nhiệt độ cao sau quá trình nén thành trạng thái lỏng. Đây là một thiết bị cơ bản trong hệ thống điều hòa không khí và có ảnh hưởng rất lớn đến các đặc tính năng lượng của hệ thống.

Hình 3.19 Cấu tạo của thiết bị ngưng tụ

Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng các ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng, các cánh tản nhiệt bám chắc và bám sát quanh ống kim loại. Trên ô tô, bộ ngưng tụ thường được lắp đứng trước đầu xe, phía trước két nước của động cơ, trên o tô tải nhẹ bộ ngưng tụ được lắp dưới gầm xe, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp nhận tối đa luồng khí mát thổi xuyên qua do xe đang lao tới và do quạt gió tạo ra.

Trong quá trình hoạt động thiết bị ngưng tụ tiếp nhận hơi môi chất lạnh dưới áp suất và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào, qua lỗ nạp được bố trí phía trên giàn nóng. Dòng khí này tiếp tục lưu thông trong ống dẫn đi dần xuống phía dưới, nhiệt của hơi môi chất lạnh truyền qua các cánh tỏa nhiệt và được luồng gió mát thổi đi. Quá trình trao đổi khí này làm tỏa một nhiệt lượng rất lớn vào không khí; nhiệt độ của hơi môi chất lạnh giảm đến nhiệt độ bằng nhiệt độ bão hòa (hay nhiệt độ sôi) ở áp suất ngưng tụ thì bắt đầu ngưng tụ thành thể lỏng. Môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này tiếp tục di chuyển đến bộ lọc và hút ẩm.

3.6.4 Bình lọc và hút ẩm:

Bình lọc và hút ẩm môi chất lạnh (hay còn gọi là phin sấy lọc) là thiết bị dùng để lọc sạch tạp chất và hơi ẩm tồn tại trong hệ thống lạnh

Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm ướt thì các van trong hệ thống cũng như trong máy nén sẽ chóng bị hỏng. Sau khi được lọc sạch tinh khiết và hút ẩm, môi chất lạnh đi vào ống tiếp nhận và thoát ra khỏi bình chứa qua lỗ thoát theo ống dẫn đến van giãn nở.

Trong hệ thống điều hòa không khí ô tô, phin sấy lọc đặt sau thiết bị ngưng tụ và trước thiết bị giãn nở. Có nhiều loại bình lọc hút ẩm được sử dụng, tuy nhiên chức năng và vị trí lắp đặt không thay đổi.

Hình 3.20 Cấu tạo của bình lọc và hút ẩm

1. Vỏ bình lọc 2. Đường ra 3. Kính xem gas

4. Van xả áp suất cao 5. Công tắc áp suất cao 6. Đường vào của môi chất lạnh

7. Màng lọc 8. Chất khử ẩm 9. Phin lọc

Bình lọc hút ẩm là một bình kim loại bên trong có lưới lọc và túi đựng chất khử ẩm. Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh. Trên một số bình lọc hút ẩm còn được trang bị them van an toàn, van này sẽ mở cho môi chất lạnh thoát ra ngoài khi áp suất trong hệ thống tăng vượt quá giới hạn quy định. Phía trên bình lọc và hút ẩm còn được bố trí một cửa sổ kính để theo dõi dòng chảy của môi chất.

Môi chất lạnh đang ở thể lỏng chảy từ bộ ngưng tụ theo lỗ nạp vào bình chứa xuyên qua lớp lưới lọc và bọc khử ẩm, tại đây các chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống sẽ được chất khử ẩm hấp thụ và các bụi bẩn cơ khí bị chặn lại bởi lớp

Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí/điện lạnh ô tô

lưới lọc. Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp, sửa chữa.

3.6.5 Thiết bị giãn nở:

Môi chất lạnh ở thể lỏng áp suất cao, sau khi ra khỏi bình lọc hút ẩm thì theo ống dẫn môi chất đến thiết bi giãn nở (hay còn gọi là thiết bị định lượng dòng chảy hay van tiết lưu). Tại thiết bị này, môi chất lạnh ở thể lỏng được phun thành một lớp sương mù có nhiệt độ thấp, ấp suất thấp nạp vào giàn lạnh.

Thiết bị giãn nở là một loại van biến đổi, nó có thể thay đổi độ mở của van để đáp ứng được với các chế độ tải trọng làm lạnh của giàn lạnh. Thiết bị giãn nở được điều khiển bằng áp suất vào của giàn lạnh, van này sẽ mở để lưu thông nhiều môi chất lạnh hơn khi trong cabin ô tô yêu cầu độ làm lạnh nhiều hơn. Hoặc khi chế độ tải lạnh yêu cầu ít hơn thì van giãn nở sẽ giảm dòng chảy của môi chất lạnh xuống. Trên ô tô, thiết bị giãn nở được đặt tại ống vào của giàn lạnh, sau giàn nóng.

Hình 3.21 Van tiết lưu

Có hai kiểu van giãn nở được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ô tô:

- Kiểu van giãn nở trang bị bầu cảm biến nhiệt độ, kiểu này có hai loại là:

+ Loại van giãn nở có bầu cảm biến nhiệt cân bằng trong

+ Loại van giãn nở có ống cân bằng ngoài (hay còn gọi là van tiết lưu cụm)

Trong đó kiểu van giãn nở trang bị bầu cảm biến nhiệt độ được sử dụng rộng rãi hơn trong hệ thống điều hòa không khí ô tô.

3.6.5.1 Ống định cỡ OT:

Đối với thiết bị giãn nở kiểu ống định cỡ OT là ống có lỗ định cỡ đường ống cố định, chất làm lạnh phải lưu thông qua ống này. Loại này chế tạo đơn giản và rẻ hơn so với loại van giãn nở cảm biến nhiệt. Nhưng khi dùng loại ống OT thì không thể điều khiển được lưu lượng môi chất lạnh nạp vào giàn lạnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống điện điện lạnh trên các dòng xe ôtô của mitsubishi (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)