Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điện lạnh là dụng cụ thiết yếu nhất của người thợ điện lạnh. Nó thường xuyên được sử dụng trong các công việc: xả ga, rút chân không, nạp ga và phân tích chẩn đoán các hư hỏng của hệ thống điện lạnh.
Đồng hồ bên trái là đồng hồ áp suất thấp. Nó được dùng để kiểm tra áp suất bên phía thấp áp. Mặt đồng hồ được chia theo nấc đơn vị PSI và kg/cm2. Thông thường được chia từ 0 – 8 kg/cm2 và 0 – 120 PSI để đo áp suất.
Chương 4. KT, SC những hư hỏng thường gặp trong HTĐHKK ôtô
Ngược với chiều xoay của kim đồng hồ về phía dưới vạch 0 là vùng đo chân không màu xanh, được chia từ 0 xuống 30 inches chân không.
Đồng hồ bên phải là đồng hồ cao áp, dùng để kiểm tra áp suất bên phía cao áp. Mặt đồng hồ được chia từ 0 – 35 kg/cm2 và 0 – 500 PSI.
Đầu ống nối ở giữa được sử dụng cho cả đồng hồ thấp áp và cao áp mỗi khi thao tác rút chân không hoặc nạp môi chất vào hệ thống. Ống màu xanh, ống màu đỏ dùng để nối liên lạc đồng hồ thấp áo và cao áp vào hệ thông điện lạnh. Khi chưa sử dụng cần phải bịt kín các đầu ống nhằm che chắn tạp chất chui vào.
Bên trong các đầu ống nối của áp kế có trang bị kim chỏi. Khi ráp nối vào đầu van sửa chữa hệ thống điện lạnh, kim chỏi sẽ ấn kim van mở thông mạch cho áp kế chỉ áp suất của môi chất lạnh. Để tránh nhầm lẫn trong quá trình nạp ga và sửa chữa, người ta chế tạo van sửa chữa của hệ thống dùng môi chất R- 12 có kích thước bé và hình dạng khác so với van sửa chữa dùng môi chất R- 134a.