a. Tín hiệu công tắc A/C:
Để làm lạnh nhanh không khí trong xe, ta bật công tắc A/C. Khi đó: - Nếu nhiệt độ giàn lạnh nhỏ hơn 30C, ECU A/C sẽ điều khiển ngắt máy nén.
- Nếu nhiệt độ giàn lạnh lớn hơn 40C, ECU A/C sẽ điều khiển bật máy nén.
b. Tín hiệu đánh lửa từ cuộn sơ cấp:
Khi xe chạy ở chế độ không tải, công suất động cơ nhỏ việc bật điều hòa sẽ khiến động cơ quá tải hay quá nóng dẫn đến chết máy.
Để phát hiện ra tốc độ động cơ, ECU A/C sẽ nhận tín hiệu từ tín hiệu đánh lửa ở cuộn sơ cấp gửi về. Khi đó nếu tốc độ động cơ giảm xuống dưới mức cho phép ECU A/C sẽ điều khiển ngắt máy nén để ngăn ngừa động cơ chết máy. Khi transistor trong IC đánh lửa (tia lửa điện xuất hiện ở bugi), dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp của môbin bị ngắt. Trên cuộn sơ cấp sẽ suất hiện suất điện
Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí/điện lạnh ô tô
động tự cảm (khoảng 300V). Mỗi lần bugi có tia lửa điện, suất điện động tự cảm được đưa tới ECU A/C như một tín hiệu (xung) và dựa vào đó tốc độ động cơ được tính ra.
c. Điều khiển ngắt máy nén khi tăng tốc:
Kiểu điều khiển này sử dụng có hiệu quả trong việc kiểm soát công suất động cơ của các xe có công suất và kích thước nhỏ. Máy nén được ngắt tạm thời trong quá trình tăng tốc để giảm tải cho động cơ.
Quá trình tăng tốc được nhận biết bởi ECU động cơ, dựa vào một loạt các tín hiệu, khi sự tăng tốc được nhận biết ECU động cơ sẽ gửi tín hiệu tới ECU A/C để điều khiển ngắt máy nén trong vài giây.
Hình 3.49 Điều khiển máy nén khi tăng tốc
Tham khảo: trên một số xe còn sử dụng loại ngắt máy nén bằng công tắc. Ở loại này, công tắc được đặt phía dưới chân ga. Khi đạp ga, máy nén sẽ ngưng hoạt động trong vài giây.
d. Điều khiển ngắt máy nén khi áp suất môi chất bất thường:
Khi áp suất của môi chất lạnh trong hệ thống không bình thường: - Quá cao (P > 3,1 Mpa): do nạp thừa ga, đường dẫn bị tắc… - Quá thấp (P < 0,2 Mpa); do nạp thiếu ga, ga bị rò rỉ…
Công tắc áp suất kép sẽ phát hiện và gửi tín hiệu về cho ECU A/C điều khiển ngắt máy nén. Như vậy, nhờ có công tắc áp suất kép sẽ ngăn chặn được những hỏng hóc của các thiết bị trong hệ thống do sự thay đổi của áp suất môi chất lạnh gây nên.
e. Nhận biết máy nén bị kẹt:
Trong trường hợp máy nén bị kẹt do bị cháy hay do nguyên nhân khác, buly máy nén sẽ bị bó cứng với ly hợp máy nén. Điều này dẫn đến trượt dây curoa, nếu tình trạng kéo dài sẽ gây ma sát làm cho dây curoa nhanh mòn và có thể bị đứt. Khi đó xe sẽ bị mất trợ lực lái gây nguy hiểm.
Để ngăn chặn tình trạng trên ECU A/C sẽ phát hiện sự kẹt máy nén bằng cách so sánh tốc độ động cơ với tốc độ máy nén nhờ tín hiệu từ cảm biến máy nén.
Khi dây curoa bị trượt (tốc độ máy nén bằng 0) kéo dài khoảng 3 giây ECU A/C sẽ điều khiển ngắt máy nén.
Cùng lúc này, đèn báo A/C sẽ nhấp nháy để báo cho tài xế biết máy nén bị kẹt.
Hình 3.50 Tín hiệu cảm biến tốc độ máy nén
f. Điều khiển ngắt máy nén khi nhiệt độ nước làm mát cao:
Khi nhiệt độ nước làm mát cao, động cơ có thể đang trong tình trạng quá tải. Để giảm tải cho động cơ điều hòa sẽ được ngắt.
Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát động cơ sẽ được truyền từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát tới ECU động cơ. ECU động cơ sẽ gửi tín hiệu đến ECU A/C để điều khiển máy nén ngừng hoạt động.
Chương 4. KT, SC những hư hỏng thường gặp trong HTĐHKK ôtô
CHƯƠNG 4
KIỂM TRA, SỬA CHỮA NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ