Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 65 - 67)

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.2.4. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn

2.2.4.1. Thuận lợi

Vị trí địa lí tạo điều kiện cho Lâm Đồng có thể mở rộng hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của khu vực là một trong những cơ hội tốt cho phát huy các lợi thế địa lí của Lâm Đồng. Diện tích đất SXNN nhiều (trên 90% tổng diện tích đất tự nhiên), tầng dày lớn, độ phì khá, nhóm đất đỏ badan và đất xám chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 89% tổng diện tích đất tự nhiên). Khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, 2 mùa mưa – khô rõ rệt, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Đặc

64

điểm thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho SXNN với các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá và xuất khẩu như cây công nghiệp (chè, cà phê, dâu tằm, điều...), rau, hoa, cây ăn quả, sản phẩm chăn nuôi... có quy mô lớn và bền vững. Tài nguyên nước Lâm Đồng có nguồn sinh thủy rộng, modun dòng chảy lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước tưới cho SXNN. Ngoài ra, địa hình khá thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa và đập dâng ngay trong các khu vực SXNN… Nhân tố sinh vật phục vụ cho phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng rất lớn, là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng, cơ sở nguồn thức ăn tự nhiên và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái.

Các nhân tố KT – XH là đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp nói riêng và KT – XH nói chung. Quy mô dân số lớn, số người lao động chiếm chiếm 54,58% dân số, đã tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn cho tỉnh. Đa số lao động trong SXNN là lao động phổ thông, nhưng có truyền thống kinh nghiệm lâu đời và đang được bồi dưỡng thêm về kĩ thuật. Khoa học – công nghệ đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp của tỉnh, chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng và chất lượng sản phẩm. Các chính sách về đất đai và chính sách nông nghiệp, thu hút và sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đều tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng diện tích đất SXNN, ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả SXNN hướng đến phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật phục vụ cho SXNN khá hoàn thiện và hiện đại góp phần rất lớn trong phát triển nông nghiệp nói riêng và KT – XH nói chung.

2.2.4.2. Khó khăn

Lâm Đồng không có đường bờ biển, đường biên giới quốc gia sẽ hạn chế trao đổi sản phẩm ra bên ngoài; tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục do cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển. Diện tích đất chưa sử dụng và diện tích đất bị thoái hóa chiếm tỉ lệ nhỏ (dưới 5%) nhưng cần có các biện pháp khắc phục và tiến tới đưa vào khai thác. Địa hình chia cắt, tốn kém trong xây dựng các công trình và bơm tưới. Đồi núi nhiều, độ dốc lớn, cường độ mưa lớn và tập trung vào các tháng mùa mưa gây xói mòn, rửa trôi đất, nên phải phủ xanh đất trống (làm ruộng bậc thang phục vụ trồng trọt, trồng rừng phát triển lâm nghiệp, trồng cỏ phát triển chăn nuôi…). Bên cạnh đó, nắng ít làm hạn chế năng suất cây trồng, do đó cần chú ý phát triển các giống cây trồng đặc sản có chất lượng tốt và giá trị cao. Nhân tố sinh

65

vật đã và đang giảm sút nghiêm trọng do phá rừng, săn bắn trái phép... làm suy giảm diện tích rừng nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Cần có các giải pháp kịp thời và triệt để khắc phục tình trạng này.

Khó khăn về mặt KT – XH như tốc độ gia tăng dân số cao, nhập cư lớn, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, vẫn còn một bộ phận dân nghèo tập trung chủ yếu ở các dân tộc thiểu số SXNN gây sức ép lớn tới tài nguyên và môi trường, quản lý xã hội và chính sách phát triển SXNN. Nhận thức được điều này, chính quyền các cấp đã và đang có các chính sách ưu tiên để cải thiện, nhất là công tác tư vấn, nâng cao trình độ cho phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật khá phát triển nhưng chưa toàn diện lắm (chỉ có một số xã ở vùng sâu, vùng xa tuy đã được đầu tư chú trọng nhưng còn nhiều hạn chế). Tuy tỉnh Lâm Đồng đã có các chính sách hợp lí trong SXNN nhưng vẫn còn một số hạn chế như nguồn vốn hạn hẹp, trình độ lao động kĩ thuật chưa cao, sự biến động của thị trường… gây khó khăn không nhỏ tới sự phát triển SXNN của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không nhỏ của mình, tỉnh Lâm Đồng đang dần khẳng định được vị thế trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Tóm lại: Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng, tiềm lực để phát triển SXNN nếu tận dụng được những thuận lợi và khắc phục được những khó khăn còn tồn tại.

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)