Các vùng SXNN chuyên môn hóa

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 102 - 106)

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.3.3. Các vùng SXNN chuyên môn hóa

101

Vùng sản xuất cây lương thực – thực phẩm, cây công nghiệp: Bao gồm Ðức Trọng – Lâm Hà – Ðơn Dương là vùng sản xuất đa dạng với nhiều chủng loại cây trồng. Ðây là vùng sản xuất lương thực lớn, đặc biệt là vùng ngô có diện tích 8.614ha (chiếm 51,39% diện tích trồng ngô toàn tỉnh năm 2011), đạt sản lượng 39.600 tấn (chiếm 50,50% sản lượng ngô ngô toàn tỉnh năm 2011). Cây công nghiệp được phát triển trong giai đoạn (2000 – 2011), với hai loại cây chủ yếu: Cây cà phê với diện tích 55.489ha (37,77% diện tích toàn tỉnh) và cây dâu tằm với diện tích 2.668ha (73,40% diện tích toàn tỉnh). Tuy là vùng phát triển cây thực phẩm muộn hơn Ðà Lạt, nhưng gần đây, vùng này trở thành địa bàn trồng rau lớn nhất của tỉnh. Năm 2011, diện tích trồng rau đạt 35.305ha; chiếm 75,00% diện tích rau cả tỉnh. Cây ăn quả cũng khá phát triển với 3.173ha (28,49% diện tích toàn tỉnh) nhưng sản lượng mang lại đạt 49.169 tấn (49,06% sản lượng toàn tỉnh). Từ truyền thống kinh nghiệm của người dân và từ việc tận dụng nguồn thức ăn từ trồng trọt, vùng đã phát triển mạnh mẽ chăn nuôi gia súc, nhiều nhất là lợn. Bò (đặc biệt là bò sữa) được nuôi tập trung tại đơn dương với việc hình thành nông trường bò sữa Đơn Dương. Huyện Đức Trọng cũng tập trung chăn nuôi bò và bò sữa. Ngoài ra, vùng còn có thế mạnh về chăn nuôi gia cầm, số lượng đàn gia cầm lớn thứ hai tỉnh Lâm Đồng (năm 2011 đạt 1.073,83 nghìn con – năm 2011).

Vùng sản xuất cây lương thực – thực phẩm: Bao gồmÐạ Huoai – Ðạ Tẻh – Cát Tiên là vùng đất mới được khai phá từ sau ngày giải phóng. Hiện tại trong vùng chủ yếu là trồng lúa nước và cũng là vùng lúa lớn nhất của tỉnh. Năm 2011, trong vùng trồng 16.651ha lúa, chiếm 48,75% diện tích lúa toàn tỉnh. Trong tương lai, vùng này có nhiều triển vọng để phát triển thành vùng lúa cao sản. Huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên cũng tập trung chăn nuôi gia cầm với số lượng gia cầm lớn (đạt 356,15 nghìn con – năm 2011)

Vùng sản xuất cây công nghiệp dài ngày: Bao gồm Bảo Lộc – Bảo Lâm – Di Linh là vùng có truyền thống trồng cây công nghiệp dài ngày, nhân dân có nhiều kinh nghiệm thâm canh cũng như chế biến nông sản, tạo ra những sản phẩm có giá trị được ưa chuộng trên thị trường. Trong những năm gần đây, vùng này được tăng cường đầu tư để đẩy mạnh thâm canh và quy hoạch thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày lớn nhất của tỉnh Lâm Ðồng. Hai cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh cũng là hai cây công nghiệp quan trọng nhất của các huyện trong vùng (cà phê, chè). Năm 2011, toàn vùng đã trồng được 22.148ha chè, 77.409ha cà phê và 485ha dâu tằm, chiếm các tỉ lệ tương ứng là 94,88%, 52,70% và 13,34% diện tích các loại cây trồng trên của cả tỉnh. Vùng cũng đồng thời là tập trung chăn nuôi lợn

102

với quy mô lớn trên cả đơn vị hành chính (huyện Bảo Lâm, huyện Di Linh và thành phố Bảo Lộc). Chăn nuôi gia cầm là thế mạnh của vùng với số lượng đàn gia cầm lớn nhất tỉnh Lâm Đồng (năm 2011, số lượng đàn gia cầm của vùng đạt 1.404,70 nghìn con).

Vùng rau – hoa – quả Ðà Lạt: Vùng có nghề trồng các loại rau, hoa quả đặc sản có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới nổi tiếng trên thị trường cả nước và quốc tế. Năm 2011, diện tích trồng rau của vùng đạt 7.123ha (chiếm 15,13% diện tích rau toàn tỉnh) với sản lượng 212.870 tấn (chiếm 15,46% sản lượng rau toàn tỉnh). Hiện nay sản xuất rau chưa tương xứng với tiềm năng của vùng vì thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Ðịa phương đã có những chủ trương và biện pháp tích cực để giải quyết tình hình này, tạo điều kiện cho nghề rau ở Ðà Lạt phát triển trở lại ổn định hơn. Ngoài ra, vùng còn đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm với 260,35 nghìn con – năm 2011.

104

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)