Ngư nghiệp (thủy sản)

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 30 - 31)

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

1.4.3. Ngư nghiệp (thủy sản)

1.4.3.1. Vai trò

Thủy sản (bao gồm cả nguồn lợi nước ngọt, nước lợ, nước mặn) là nguồn cung cấp đạm bổ dưỡng cho con người. Các chất đạm từ cá, tôm, cua dễ tiêu hóa, không gây béo phì và nhất là cung cấp các nguyên tố vi lượng có từ biển rất dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe con người.

Việc phát triển ngành thủy sản còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngành này còn có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của nhiều nước.

1.4.3.2. Phân loại

Ngành thủy sản bao gồm 2 lĩnh vực chủ yếu: Khai thác và nuôi trồng.

Khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt từ ao hồ, sông ngòi, biển và đại dương các loài thủy sản khác nhau (cá chiếm 85 – 90% sản lượng). Sản lượng thủy sản đánh bắt được chủ yếu từ biển và đại dương.

Biển có tiềm năng rất lớn đối với ngành khai thác thủy sản thế giới (2 vạn loài thực vật, 400 loài cá có giá trị kinh tế cao, 70 loài tảo biển, vô số các loài khác...). Sức sản xuất

29

nguyên khai của biển khoảng 500 tỉ tấn/năm và sản lượng khai thác hàng năm tối đa 600 triệu tấn…

Các ngư trường khai thác thủy sản chủ yếu trên thế giới là đông bắc Đại Tây Dương, trung tâm tây Đại Tây Dương, tây nam Đại Tây Dương, bắc Địa Trung Hải, đông Ấn Độ Dương, tây bắc Thái Bình Dương, đông và đông bắc Thái Bình Dương, tây nam Thái Bình Dương.

Ngành khai thác thủy sản đòi hỏi phải có cơ sở sản xuất đồng bộ. Sản lượng khai thác thủy sản từ nữa sau thế kỉ XX cho đến nay ngày càng tăng nhanh. Vấn đề khai thác hợp lí kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản có ý nghĩa to lớn.

Nuôi trồng thủy sản

Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển với vị thế ngày càng cao. Sản lượng thủy sản thế giới nuôi trồng trong vòng 10 năm trở lại đây tăng lên gần 3 lần, đạt tới 35 triệu tấn. Các loài thủy sản không chỉ nuôi ở ao hồ, sông ngòi nước ngọt mà còn được nuôi ngày càng phồ biến ở các vùng nước lợ, nước mặn.

Nhiều loài có giá trị kinh tế, thực phẩm cao cấp và đặc sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng để xuất khẩu như tôm, cua, cá, đồi mồi, trai ngọc, sò huyết, rong, tảo biển. Các nước có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển là Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kì, Canada, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)