Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 115 - 116)

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

3.1.1. Quan điểm phát triển

Lâm Đồng có nhiều lợi thế và tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp toàn diện. Quá trình phát triển CNH – HĐH của tỉnh Lâm Đồng phải coi trọng CNH – HĐH nông nghiệp, là nền tảng để phát triển bền vững về kinh tế và ổn định về chính trị, xã hội.

Phát huy điều kiện đất đai kết hợp với đầu tư hạ tầng nông thôn, gắn SXNN với bảo quản sau thu hoạch và công nghiệp chế biến để phát triển nông nghiệp hàng hoá theo hướng CNH – HĐH.

Phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao và các mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã chăn nuôi, trồng trọt có mức độ chuyên môn hoá và thâm canh cao. Gắn chặt các khâu: Giống – công nghệ – thị trường tiêu thụ trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy các lợi thế. Tập trung phát triển các nông sản hàng hoá chủ lực như: Cây công nghiệp dài ngày, rau chất lượng cao, cây ăn trái đặc sản, sản phẩm chăn nuôi. Phát huy yếu tố nguồn lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chú ý công tác đào tạo – bồi dưỡng. Phát triển nông nghiệp phải đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, giải quyết không còn hộ đói, giảm hộ nghèo, xây dựng quan hệ xã hội nông thôn lành mạnh, văn minh, giảm dần khoảng cách về kinh tế và dân trí giữa các công đồng dân cư trong tỉnh. Kết hợp phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh, phát huy lợi thế về tiềm năng đất đai, khí hậu, đồng thời với kinh doanh tổng hợp nhằm xoá đói, giảm nghèo, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn nội lực và thu hút các nguồn ngoại lực đầu tư vào nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã và tăng cường liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại...

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh gắn với quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Tây Nguyên và quốc tế.

114

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)