5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp
Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững tới năm 2020 đều gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất cũng như người tiêu dùng; ưu tiên đúng mức cho công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân, định hướng cho nông dân sản xuất theo yêu cầu thị trường nhằm ổn định cho được khâu tiêu thụ nông sản, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích và tăng hiệu quả sử dụng đất.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải xác định chuyển dịch đồng bộ theo cả 3 hướng sau: Điều chỉnh ngành SXNN; điều chỉnh sản phẩm của từng ngành hàng nông nghiệp và điều chỉnh lại quy mô các sản phẩm nông nghiệp.
Trong những năm tới chỉ nên lựa chọn một số ngành hàng lớn có lợi thế phát triển, trên cơ sở hình thành các vùng nguyên liệu bảo đảm cho công nghiệp chế biến. Tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao; thúc đẩy nhanh phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã trồng trọt – chăn nuôi có trình độ chuyên môn hóa và thâm canh cao; gắn chặt các khâu giống – công nghệ – thị trường trong quá trình sản xuất… để nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, cung cấp nguyên liệu
115
chất lượng cao cho công nghiệp và xuất khẩu, đưa Lâm Đồng trở thành trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, kể cả công nghệ biến đổi gien.
Phấn đấu tăng tỷ trọng chăn nuôi lên 26% vào năm 2015; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 12 – 13%/ năm với các giống vật nuôi chính như bò sữa, bò thịt, heo nạc, gà công nghiệp và cá nước lạnh. Các biện pháp để phát triển chăn nuôi chủ yếu là đầu tư cho chăn nuôi tập trung và sản xuất hàng hóa lớn theo phương pháp công nghiệp với quy mô phù hợp và an toàn dịch bệnh. Khuyến khích phát triển đa dạng các vật nuôi nhập như nuôi dê, ngựa, ong mật... nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng xã hội và đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
Điều chỉnh các hoạt động dịch vụ nông nghiệp theo đúng cơ chế thị trường có sự bảo đảm của bên cung ứng với bên sử dụng, ban hành các chế tài mạnh xử lý trường hợp vi phạm quy định đối với hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Tổ chức lại công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ nông nghiệp ở Trung ương và địa phương, bảo đảm quản lý hữu hiệu các hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Thúc đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ tập thể trong nông nghiệp, chú trọng vai trò các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp. Khuyến khích thành lập hiệp hội các nhà cung ứng máy và vật tư, tư liệu SXNN, hình thành các quy chế hợp đồng lành mạnh và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ nông nghiệp.