5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Lâm
Đồng
2.2.1. Vị trí địa lí
Lâm Đồng nằm ở nam Tây Nguyên, có vị trí địa lí khá thuận lợi trong giao lưu phát triển KT – XH (đặc biệt là nông nghiệp), có vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn vùng duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.
Lâm Đồng thuộc tọa độ địa lí: Phía bắc: 11012’30” Bắc, phía nam: 12026’00” Bắc, phía đông: 107015’00” Đông, phía tây: 108045’00” Đông. Vị trí tiếp giáp: Phía bắc – tây bắc giáp: Đắk Lắk, phía tây – tây nam giáp: Đồng Nai và Bình Phước, phía đông nam giáp: Bình Thuận, phía đông bắc giáp: Ninh Thuận và Khánh Hòa.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Đồng là 977.354,44ha; chiếm khoảng 3,1% diện tích toàn quốc và 17,9% diện tích vùng Tây Nguyên.
Lâm Đồng là một trong số ít tỉnh phía Nam không có đường bờ biển, đường biên giới quốc gia, song lại có vị trí quan trọng trong việc xây dựng địa bàn chiến lược quân sự, đảm bảo an ninh quốc phòng cho vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
STT Thành phố/ huyện Tổng số Chia ra
Xã Thị trấn Phường
1 Thành phố Đà Lạt 16 4 - 12
2 Thành phố Bảo Lộc 11 5 - 6
3 Huyện Đam Rông 8 8 - -
4 Huyện Lạc Dương 6 5 1 -
5 Huyện Đơn Dương 10 8 2 -
6 Huyện Đức Trọng 15 14 1 -
7 Huyện Lâm Hà 16 14 2 -
8 Huyện Bảo Lâm 14 13 1 -
9 Huyện Di Linh 19 18 1 -
10 Huyện Đạ Huoai 10 8 2 -
11 Huyện Đạ Tẻh 11 10 1 -
12 Huyện Cát Tiên 12 11 1 -
45
Lâm Đồng có các quốc lộ 20, 27, 28, 55 nối liền với các tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển ở miền Trung và miền Nam; có sân bay Liên Khương.
Ngoài ra, Lâm Đồng là nơi đầu nguồn của các hệ thống sông suối chính như hệ thống sông Đa Nhim, hệ thống sông Krông Knô và hệ thống sông Đồng Nai. Do vậy, Lâm Đồng có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước; trong phát triển kinh tế cần chú trọng bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.
Tóm lại: Vị trí địa lí tạo điều kiện cho Lâm Đồng có thể mở rộng hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và cả nước.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.2.1. Thổ nhưỡng
Theo nhóm đất
Lâm Đồng có 8 nhóm đất, bao gồm 45 loại đất, diện tích đất bị thoái hoá chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên. Trong các nhóm đất trong bảng 2.2, quan trọng nhất là đất đỏ badan và đất xám (chiếm gần 90% tổng diện tích đất tự nhiên) thích hợp SXNN tập trung thành các vùng có quy mô khá lớn, thuận lợi cho tổ chức khai thác thành vùng nguyên liệu tập trung và phát triển cây lấy gỗ.
Bảng 2.2: Các loại đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Hạng mục Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 977.354,44 100,00
- Diện tích các nhóm đất 960.641,67 98,29
o Nhóm đất phù sa 28.929,69 2,96
o Nhóm đất glây 42.808,12 4,38
o Nhóm đất mới biến đổi 16.321,82 1,67
o Nhóm đất đỏ badan 212.476,85 21,74 o Nhóm đất xám 656.293,50 67,15 o Nhóm đất mùn 879,62 0,09 o Nhóm đất xói mòn 97,74 0,01 o Nhóm đất đen 2.834.33 0,29 - Sông, hồ, suối 16.615,03 1,70
- Núi đá không cây 97,74 0,01
Nguồn: [15]
46
Tầng đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có độ dày lớn (tầng dày trên 50cm chiếm gần 90% tổng diện tích đất tự nhiên, cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước), đất có độ phì khá, thuận lợi cho SXNN.
Bảng 2.3: Tỉ lệ diện tích đất phân theo tầng dày
Hạng mục Đơn vị Toàn quốc Lâm Đồng
Tổng diện tích % 100,00 100,00 Tầng dày trên 100 cm % 48,01 59,46 Tầng dày từ 50 – 100 cm % 24,55 28,73 Tầng dày dưới 50 cm % 27,44 11,81 Nguồn: [15] Theo độ dốc
Bảng 2.4: Tỉ lệ diện tích đất phân theo độ dốc, đơn vị: % Hạng mục Toàn quốc Lâm Đồng
Tổng diện tích 100,00 100,00
Độ dốc < 80 46,30 14,41
Độ dốc từ 8 – 200 11,65 15,60
Độ dốc > 200 42,05 69,99
Nguồn : [15]
Hạn chế chủ yếu của đất trên địa bàn tỉnh là do địa hình có độ dốc lớn (khoảng 70% đất có độ dốc trên 20%), lượng mưa và cường độ mưa lớn nên dễ bị xói mòn và rửa trôi, tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa nếu không được quản lý và sử dụng thích hợp.
Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên năm 2011
Đất tự nhiên của Lâm Đồng được sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp và thủy sản là chủ yếu (900.455,58ha; chiếm 92,13% tổng diện tích đất). Đất SXNN cũng chiếm tỉ trọng khá lớn (32,35% tổng diện tích đất ứng với 316.174,16ha), tạo điều kiện thuận lợi trong phát
59,55% 32,35% 2,43% 5,44% 0,22% 0,01%
Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp có rừng Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
47
triển nông nghiệp. Trong khi đó, đất chưa sử dụng chiếm 2,43% tổng diện tích đất tự nhiên (0,41% đất bằng; 2,01% đất đồi núi và 0,01% đất đá không có rừng cây), tỉ lệ này tuy không lớn nhưng cần có các biện pháp sử dụng hợp lí, đem lại nguồn lợi hiệu quả cho phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng.
Tóm lại: Thổ nhưỡng là trong trong những nhân tố quan trọng trong phát triển SXNN của tỉnh Lâm Đồng. Diện tích đất đỏ badan và đất xám chiếm khoảng 89% tổng diện tích đất tự nhiên thích hợp phát triển cây công nghiệp tập trung thành các vùng có quy mô khá lớn. Ngoài ra, về chất lượng đất có tầng dày lớn, độ phì khá. Diện tích đất sử dụng trong SXNN là chủ yếu (trên 90% tổng diện tích đất tự nhiên). Những đặc điểm trên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển SXNN của tỉnh. Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 2,43% tổng diện tích đất tự nhiên và vẫn còn một phần nhỏ diện tích đất được sử dụng bị thoái hóa kèm theo địa hình có độ dốc lớn càng làm tăng thêm nguy cơ xói mòn, rửa trôi dẫn đến thoái hóa đất. Vì vậy, cần có các biện pháp khắc phục các hạn chế trên nhằm tạo động lực cho phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng.
2.2.2.2. Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao. Nhiệt độ trung bình từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm.
Trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 – tháng 11, chiếm khoảng 85 – 90% lượng mưa năm, có năm mưa lớn liên tục kéo dài gây lũ quét, ngập lụt ở một số vùng làm thiệt hại đáng kể tới mùa màng; mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau, mưa rất ít.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600 – 2.700mm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%. Sườn đón gió Tây Nam (Đạ Huoai, Bảo Lộc, tây Di Linh) có lượng mưa năm lớn đạt tới 3.200 – 3.500mm. Về phía đông, đông bắc lượng mưa giảm dần chỉ còn khoảng 600 – 1.700mm (đặc biệt những vùng thung lũng nằm giữa những rặng núi cao lượng mưa năm dưới 1.400mm).
Tóm lại: Với đặc điểm này, khí hậu Lâm Đồng là một nguồn lực nổi trội và thuận lợi để phát triển nông nghiệp:
- Bố trí cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới.
- Phát triển cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như: Chè, cà phê, dâu tằm, điều và các loại trái cây đặc sản có quy mô lớn và bền vững.
48
Tuy nhiên, khí hậu Lâm Đồng cũng có một số hạn chế cần lưu ý trong quá trình phát triển nông nghiệp như:
- Nắng ít làm hạn chế năng suất cây trồng, do đó cần chú ý phát triển các giống cây trồng đặc sản có chất lượng tốt và giá trị cao.
- Cường độ mưa lớn và tập trung vào các tháng mùa mưa nên thường gây lũ lụt, tuy không diễn ra trên diện rộng nhưng thường gây tác hại cục bộ khá lớn; đồng thời là yếu tố gây rửa trôi, xói mòn đất ảnh hưởng đến SXNN rất lớn.
2.2.2.3. Thuỷ văn
Nước mặt
Mạng lưới sông suối
Lâm Đồng là nơi khởi nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ với mạng lưới sông suối khá phong phú và đồng đều. Với khoảng 60 sông suối có chiều dài trên 10km. Phần lớn sông suối chảy theo hướng đông bắc – tây nam. Mật độ lưới sông thay đổi khoảng 0,18 – 1,1km/km2với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%.
Sông suối Lâm Đồng có bậc thềm sông hẹp, sườn dốc, nhiều thác ghềnh, dòng chảy mạnh và lưu lượng phân bố không đều trong năm. Lưu lượng nước hàng năm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khoảng 21 tỉ m3 nước, lưu lượng mùa mưa lớn hơn mùa khô 130 – 150 lần, mực nước mùa mưa cao hơn mùa khô 2,5 – 5m.
Các sông lớn trong tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
Bảng 2.5: Các sông lớn ở Lâm Đồng Tên sông
Chiều dài (km)
Địa bàn chảy qua Diện tích lưu vực (km2)
Lưu lượng nhỏ nhất
( m3/s)
1. Đa Nhim 70 Lạc Dương, Đơn Dương, Đức
Trọng 154 328,0
2. Đa Dâng 57
Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Cát
Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai 654 328,0
3. Đạ Huoai 53 Đạ Huoai 820 231,2
4. La Ngà 40 Bảo Lâm, Di Linh 370 1.136,9
5. Đa Queyon 20 Đức Trọng 460 607,2
Nguồn: [6]
49
Hệ thống hồ chứa phong phú với trữ lượng nước lớn, phần lớn là các hồ nước nhân tạo phục vụ cho nhu cầu dân sinh, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, du lịch. Trong đó, một số hồ đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nước cho SXNN là: Hồ Đan Kia – Suối Vàng, hồ Quảng Hiệp, Pró, Đạ Tẻh, hồ Nam Phương (Bảo Lộc), Nam Sơn (Đức Trọng) cung cấp nước tưới cho các vùng xung quanh…
Nước dưới đất
Trữ lượng nước dưới đất của Lâm Đồng phân phối không đồng đều.
Bảng 2.6: Kết quả điều tra nước ngầm tỉnh Lâm Đồng
STT Tên đề tài Trữ lượng khai thác cấp B (m3/ngày) Trữ lượng triển vọng khai thác (m3/ngày) Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ngày) Cấp C1 Cấp C2 1 Vùng Bảo Lộc 3.500 5.200 - 354.858 2 Vùng Di Linh - 3.712 1.666 87.496 3 Vùng Đức Trọng - 6.881 1.177 118.334 4 Thành phố Đà Lạt - - - >117.450
5 5 cụm điều tra miền
nước núi (1) 2.560 Khai thác từ năm 2000 6 5 vùng trọng điểm (2) 6.034 Khai thác từ năm 2005
Ghi chú: (1) Lộc Nga, Đinh Trang Hòa, Mađaguôi, Lộc Ngãi, Đambri
(2) Lộc Bắc, Lộc Lâm, Hòa Nam, Tà Hine, Thạnh Mỹ
Nguồn: [16]
Trên địa bàn tỉnh còn có một số mạch nước dưới đất được xếp vào dạng nước khoáng, bao gồm: Gougah (Đức Trọng, chất lượng được đánh giá tương đương nước Vĩnh Hảo và Đa Kai), Đạ Long (Lạc Dương), Trại Mát (Đà Lạt), Đạ Tông (Lạc Dương), Bugor (Cát Tiên).
Tóm lại: Nhìn chung, tài nguyên nước Lâm Đồng có nguồn sinh thủy rộng, modun dòng chảy lớn. Chất lượng nước tốt có thể đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, nước tưới cho SXNN và sinh hoạt. Bên cạnh đó, địa hình khá thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa và đập dâng ngay trong các khu vực SXNN… Tuy nhiên, chi phí xây dựng công trình và bơm tưới khá tốn kém (do địa hình chia cắt).
2.2.2.4. Sinh vật
50
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2011, Lâm Đồng có 582.015ha đất có rừng. Độ che phủ rừng của tỉnh trong những năm qua đảm bảo duy trì ở mức cao nhưng đang bị suy giảm dần (còn 59,55% – năm 2011) do khai thác lâm sản, khai hoang, lập các khu kinh tế mới, di dân tự do...
Bảng 2.7: Diện tích rừng và độ che phủ rừng tại Lâm Đồng (Đơn vị: Ha)
Nguồn: Tổng hợp từ [6]
Rừng ở Lâm Đồng có thể chia thành các dạng chính sau:
- Rừng kín lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới phổ biến ở độ cao 1.000m, có tiềm năng đa dạng sinh học. Phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh.
- Rừng cây thưa lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp (độ cao 600 – 1.000m: Thông 2 lá; trên 1.000m: Thông 3 lá; trên 1.300m: Họ Dầu). Rừng thông Lâm Đồng chiếm 70% diện tích rừng thông Tây Nguyên, là nơi tập trung rừng thông lớn nhất cả nước. Phân bố: Đà Lạt, Lạc Dương, Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng...
- Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng và lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp: Rừng hỗn giao cây thông và các loài cây họ dẻ, họ re ở độ cao dưới 1.000m. Phân bố ở Di Linh, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà...
- Rừng hỗn giao gỗ, tre và rừng tre nứa: Rừng thứ sinh do các loài tre xâm chiếm rừng gỗ và đất trống tạo thành, ở nơi ẩm và ven suối. Phân bố ở Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lâm Hà, Di Linh...
Động, thực vật
Cùng với sự suy giảm của diện tích rừng, nguồn gen đa dạng của động, thực vật quý hiếm ở của Lâm Đồng đã và đang giảm sút nghiêm trọng.
Năm Diện tích đất
tự nhiên Diện tích rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Chia ra Độ che phủ rừng (%)
2000 977.354,44 617.815 587.297 30.518 63,21 2001 977.354,44 618.537 587.297 31.240 63,29 2002 977.354,44 619.727 587.447 32.280 63,41 2003 977.354,44 620.204 587.554 32.650 63,46 2004 977.354,44 624.628 582.322 42.306 63,91 2005 977.354,44 622.294 571.753 50.541 63,67 2006 977.354,44 621.194 567.174 54.020 63,56 2007 977.354,44 622.774 564.317 58.457 63,72 2008 977.354,44 622.312 559.454 62.858 63,67 2009 977.354,44 617.173 556.841 60.872 63,15 2010 977.354,44 582.728 525.078 57.650 59,62 2011 977.354,44 582.015 524.415 57.600 59,55
51
Trên địa bàn tỉnh đến nay đã ghi nhận có sự hiện diện của 86 loài thú, 686 loài côn trùng, 301 loài chim, 102 loài bò sát – lưỡng cư, trong đó có rất nhiều loài nêu trong Danh mục đỏ IUCN 2006, SĐVN 2007 và Nghị định 32/2006/NĐ – CP như: Chà vá chân đen, vượn đen má vàng, gấu chó, bò tót, báo gấm, gà tiền mặt đỏ, trĩ sao, rắn hổ mang chúa… Chim và thú của Lâm Đồng tập trung chủ yếu ở vùng núi Voi (Đức Trọng), vùng Bi Đúp (Lạc Dương), vùng Phi Liêng, Tân Hà (Lâm Hà)…
Lâm Đồng đã xác định được 3.490 loài thực vật rừng và 393 loài nấm, trong đó có 131 loài được nêu trong SĐVN 2007, 45 loài được liệt kê trong Danh mục đỏ IUCN 2006 và 43 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ – CP như: Thông đỏ, thông hai lá dẹt, thông Đà Lạt, pơ mu, bách xanh, lan kim tuyến, lan hải Đà Lạt…
Tóm lại: Thế mạnh về sinh vật ở Lâm Đồng phục vụ cho phát triển nông nghiệp rất lớn, đây chính là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng, cơ sở nguồn thức ăn tự nhiên và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái. Tuy nhiên, diện tích rừng đang suy giảm (mặc dù vẫn duy trì ở mức cao – khoảng 60% tổng diện tích tự nhiên) kèm nguồn gen đa dạng của động, thực vật quý hiếm ở của Lâm Đồng đã và đang giảm sút nghiêm trọng. Do đó, cần có các biện pháp khắc phục tình trạng này nhằm đảm bảo cho phát triển KT – XH nói chung và SXNN nói riêng.
2.2.2.5. Địa hình
Đặc điểm nổi bật về địa hình Lâm Đồng là địa hình núi và cao nguyên với nhiều dạng địa hình khác nhau.
Địa hình núi cao
Dạng địa hình này có độ cao trên 1.000m, đỉnh núi và sông suối hẹp, sườn dốc trên 300. Phân bố ở phía đông – đông bắc và kéo dài thành dải vòng xuống phía nam, chiếm khoảng 60% diện tích toàn tỉnh. Sông, suối phát triển chủ yếu theo dạng cành cây với mật độ từ 2,5 đến 4,0km/km2. Địa hình này thích hợp phát triển lâm nghiệp. Địa hình núi cao kết hợp với khí hậu tạo điều kiện nuôi – trồng được các loài động – thực vật cận nhiệt và ôn đới.
Địa hình cao nguyên
Phân bố thành từng vòm gần như nối tiếp nhau tạo thành dải ở gần trung tâm và chạy theo phương đông bắc – tây nam, chiếm khoảng 20% diện tích toàn tỉnh. Dạng địa hình này