Giải pháp quản lý, điều hành

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 122 - 123)

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

3.3.5. Giải pháp quản lý, điều hành

3.3.5.1. Giải pháp chung

Cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh và đầu tư. Đa dạng hoá các loại hình sản xuất – kinh doanh trong nông nghiệp có hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã kiểu mới, trang trại gia đình, trang trại cổ phần... Trước mắt là hướng dẫn sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, phổ biến công nghệ, chuyển giao khoa học kĩ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, làm dịch vụ, tín dụng nông nghiệp hoặc đảm trách những khâu then chốt mà kinh tế hộ không thể làm hoặc làm không hiệu quả. Tổ chức liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến lớn với hợp tác xã nông nghiệp, hộ nông dân thành một quy trình xuyên suốt từ sản xuất nông sản, thu mua, chế biến bảo quản và tiêu thụ.

Định hướng tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế gắn với quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh từ nay đến năm 2020. Hội nhập vào thị trường trong và ngoài nước một cách bình đẳng và hiệu quả; đặc biệt là xây dựng các thương hiệu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về cà phê, chè, rau, hoa…

3.3.5.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần công khai hoá quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh, tuyên truyền, quảng cáo, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tham gia thực hiện quy hoạch. Đồng thời thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

Triển khai quy hoạch qua các kế hoạch phát triển KT – XH theo 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng thời kì.

Giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Cuối mỗi kì quy hoạch cần tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kì, điều chỉnh và bổ sung lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

121

Phối hợp với các ngành Trung ương và các tỉnh bạn để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển. Rà soát việc ban hành các chủ trương, chính sách phát triển của tỉnh theo hướng hợp tác, tăng cường quan hệ liên vùng để đảm bảo sự thống nhất cùng nhau phát triển.

3.3.5.3. Giải pháp về hợp tác

Tăng cường hợp tác liên tỉnh, phối hợp giữa tỉnh với các Bộ ngành Trung ương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ.

Sự phối hợp giữa các ngành trong tỉnh, giữa tỉnh và các tỉnh khác như giữa Lâm Đồng với các tỉnh Đông Nam Bộ, Ninh Thuận, Khánh Hòa và các tỉnh khác trong quá trình phát triển thời gian tới nhằm đảm bảo lựa chọn hướng đi thích hợp với từng ngành, từng tỉnh, tránh được đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp:

- Hợp tác với Đồng Nai: Thu hút đầu tư vào các khu, điểm nông nghiệp công nghệ cao; phát triển vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến nông lâm sản của hai địa phương.

- Hợp tác với Hà Nội: Thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ phát triển KT – XH ở vùng kinh tế mới Hà Nội tại huyện Lâm Hà. Trao đổi kinh nghiệm, học tập xây dựng phát triển sản xuất rau, hoa chất lượng cao phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu. Trao đổi kinh nghiệp quản lý; tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ trong lĩnh vực thú y…

- Hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh: Kêu gọi các nhà đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh đầu tư vào các lĩnh vực chăn nuôi, phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, trồng rau hoa công nghệ cao gắn với chế biến và xuất khẩu; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản của Lâm Đồng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)