Sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghệ cao

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 108 - 112)

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.3.5. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghệ cao

2.3.5.1. Hiện trạng chung

Lâm Đồng tiến hành đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao mạnh mẽ từ năm 2004. Từ năm 2004 – 2011, Lâm Đồng đã đầu tư gần 3.000 tỉ đồng cho chương trình nông nghiệp công nghệ cao, trong đó vốn ngân sách nhà nước chỉ chiếm chưa đến 38 tỉ đồng, số còn lại chủ yếu được huy động trong dân và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh… Thời gian đầu một vài doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất vài chục ha rau, hoa ở Đà Lạt, đến nay nông nghiệp công nghệ cao được mở rộng hàng ngàn ha ở khắp các huyện. Một số thương hiệu sản phẩm của địa phương ngày càng được khẳng định trên thị trường như rau, hoa Đà Lạt, chè B’lao, cà phê Di Linh, lúa gạo Cát Tiên, chuối Laba… đây cũng chính là những sản phẩm hành hóa chủ đạo cùa tỉnh Lâm Đồng.

Hiện địa bàn tỉnh có 58 cơ sở nuôi cấy mô (ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây) với khoảng gần 500 kĩ sư, kĩ thuật viên, trong đó trên 150 người có trình độ đại học, trên đại học và hàng ngàn người sản xuất có kiến thức và kinh nghiệm.

Toàn tỉnh có gần 35.000ha canh tác ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, diện tích sản xuất các loại rau, atisô, dâu tây và đậu là 12.025ha; hoa các loại là 2.415,5ha; cây chè là

107

5.635ha; vườn ươm hơn 74,5ha và 14.835ha cà phê. Riêng diện tích cây trồng ngắn ngày ứng dụng chứng nhận an toàn là 753,6ha; diện tích cây trồng dài ngày ứng dụng sản xuất chứng nhận an toàn là 40,222ha.

Ngoài ra, toàn tỉnh đã trồng mới 1.309ha cà phê, cải tạo 3.100ha cà phê già cỗi bằng phương pháp ghép cành; trồng 250ha chè cành cao sản, 325ha dâu, cải tạo 698ha vườn điều tạp sang trồng ca cao, cây ăn quả…

Việc ứng dụng công nghệ cao đem lại giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với canh tác truyền thống, trong đó sản xuất rau cao cấp đạt bình quân 400 triệu đồng/ha/năm (gấp 2 lần so với mức bình quân chung), hoa cao cấp đạt bình quân 800 triệu – 1 tỉ đồng/ha/năm (gấp 1,6 lần so bình quân chung).

Cùng với rau, hoa, cà phê; chè đang là loại cây trồng có diện tích lớn của Lâm Đồng. Từ năm 2004 chè đã được xác định là cây trồng chủ yếu của chương trình ứng dụng công nghệ cao. Cuối năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định quy hoạch vùng chè chất lượng cao tại thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc (nay là thành phố Bảo Lộc), các huyện Bảo Lâm, Di Linh. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 4.837ha chè cao sản, chè chất lượng cao trong vùng quy hoạch. Trên địa bàn tỉnh còn có 22 doanh nghiệp nước ngoài và 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư trồng chè chất lượng cao với diện tích 1.361ha.

Lâm Đồng đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất các loại cây, con đặc sản như rau, hoa, chè, cà phê, bò sữa, cá nước lạnh… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH, tạo đà xây dựng tỉnh giàu đẹp, bền vững.

Hiện nay, ngành nông nghiệp Lâm Đồng có trên 100 giống rau, 60 giống hoa, 2 giống chè cao sản, 4 giống chè chất lượng cao, 6 dòng cà phê vối cao sản được trồng để khai thác hàng hóa. Trong đó, tỷ lệ giống mới trong các loại rau chiếm tới 80%, cây lương thực (lúa, bắp) chiếm 90%, các giống cây công nghiệp dài ngày như chè 47%, dâu tằm 30%, cà phê 12%.

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cũng được chú trọng khi đã đưa vào ứng dụng trong một số sản phẩm thực phẩm, ứng dụng phân bón, chế phẩm sinh học trong xử lý ô nhiễm chuồng trại, chăn nuôi, môi trường thủy sản và đặc biệt là trong các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật.

108

Kết quả cho thấy hiệu quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng khá cao. Năm 2003, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh chỉ 27 triệu đồng/ha thì cuối năm 2011 đã đạt 80 triệu đồng/ha. Tuy diện tích ứng dụng công nghệ cao chỉ chiếm 3% tổng diện tích canh tác, nhưng đã đem lại từ 18 – 20% tổng giá trị sản xuấ nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới… Nhưng điều có ý nghĩa hơn cả là chương trình đã giúp cho hàng ngàn hộ dân thoát nghèo và nhiều hộ giàu lên.

2.3.5.2. Sản xuất nông nghiệp hành hóa theo hướng công nghệ cao ở một số địa

phương

Thành phố Đà Lạt

Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, thành phố Đà Lạt đã có bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm rau hoa. Sản phẩm không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn vươn ra thị trường thế giới.

Khởi đầu từ công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat Hasfarm đầu tư trồng hoa công nghệ để xuất khẩu trên diện tích 2,5ha nhà kính, đến nay doanh nghiệp mở rộng quy mô trang trại lên 300ha, trong đó 70 ha nhà kính hiện đại trồng hoa, có hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm; tự động hóa khâu bón phân, tưới nước… Dalat Hasfarm đã trở thành doanh nghiệp trồng hoa số 1 ở Đông Nam Á cả về diện tích và sản lượng. Hiện công ty trồng trên 300 giống hoa cắt cành và hoa chậu, sản lượng hoa năm 2011 đạt 90 triệu cành, trong đó 65% để xuất khẩu. Mỗi năm, Dalat Hasfarm xuất hàng chục triệu cành hoa sang thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Australia, Đài Loan, Campuchia…

Từ năm 1995 xã viên nhiều hợp tác xã ở Đà Lạt đã được hướng dẫn sản xuất rau theo chương trình kiểm soát dịch hại tổng hợp và sản xuất rau sạch, giá trị cao. Hợp tác xã Xuân Hương đang sản xuất hàng chục loại rau (giống hoàn toàn nhập ngoại), doanh thu đạt 1 – 1,5 tỉ đồng/ha/năm. Đặc biệt, sản phẩm xà lách đạt tới 2,5 tỉ đồng/ha.

Công ty Dalat GAP mỗi năm sản xuất khoảng 350 tấn rau, trong đó 200 tấn ớt ngọt được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, còn lại tiêu thụ nội địa theo giá hợp đồng ổn định… Sản phẩm rau, quả sạch của các đơn vị khác ở Đà Lạt cũng có thị trường khá ổn định thông qua các nhà phân phối uy tín như Co.op Mart, Metro… Với cây rau, việc ứng dụng công nghệ không chỉ tăng năng suất mà còn tạo được dòng sản phẩm sạch.

109

Ở thành phố Đà Lạt, sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ để trồng hoa, rau đang là hướng đi của nhiều nông dân, doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã…; riêng doanh thu từ trồng hoa luôn đạt “khủng”. Hiệu quả SX không tính trên héc ta, trên sào mà có nơi tính bằng mét vuông.

Một số nơi sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả tại thành phố Đà Lạt như trang trại rau an toàn Phong Thúy, công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh Organik Đà Lạt, công ty cổ phần công nghệ sinh học rừng hoa Đà Lạt, công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Mặt trời, vườn địa lan Anh Quỳnh, vườn lan Sang Còi…

Huyện Đức Trọng

Ở huyện Đức Trọng cũng có không ít doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tạo được sản phẩm an toàn, nhiều diện tích trồng rau, hoa ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới tự động phủ màng polimer đạt từ 100 – 200 triệu đồng/ha, sản xuất trong nhà lưới đạt 200 – 300 triệu đồng/ha, sản xuất trong nhà kính đạt 300 – 500 triệu đồng/ha/năm.

Hiện có 8 doanh nghiệp ở Đức Trọng được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau sạch, an toàn, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn Bồ Công Anh, công ty cổ phần Quốc tế, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất nông sản xuất khẩu Nhật Việt Đài, hợp tác xã nông sản an toàn thị trấn Liên Nghĩa, hợ tác xã An Phú (xã Hiệp An), cơ sở sản xuất rau Phong Thúy (thị trấn Liên Nghĩa), cơ sở sản xuất rau Hà Trang và cơ sở sản xuất rau Tiến Huy.

Một số địa phương khác

Huyện Bảo Lâm là địa phương có diện tích chè ứng dụng công nghệ lớn nhất với khoảng 1.450ha chè chất lượng cao và 700ha chè cành cao sản do 19 doanh nghiệp và các hộ nông dân có kĩ thuật, vốn… đầu tư, đã tạo bước đột phá khởi đầu cho nghề trồng chè cao sản. Thành phố Bảo Lộc cũng có nhiều vùng chuyên canh chè rộng lớn. Nông dân, doanh nghiệp đã sản xuất 600ha chè chất lượng cao.

Qua khảo sát, cây chè giống mới hiện chiếm 36% diện tích chè của toàn tỉnh; doanh thu từ chè chất lượng cao đã đạt từ 200 – 250 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt từ 70 – 90 triệu đồng/ha, cao gấp 10 lần so với sản xuất các giống chè hạt truyền thống.

Tóm lại: Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa ở Lâm Đồng cho thấy hiệu quả rõ rệt, năng suất, chất lượng sản lượng cây trồng chủ yếu đều tăng khá. Tuy nhên, quy mô sản xuất phổ biến vẫn là nhỏ lẻ, manh

110

mún, dựa vào hộ cá thể là chính. Bởi vậy, hầu hết những vườn rau hoa nhà kính và nhà lưới được mọc lên một cách tự phát, không theo một trật tự hay một quy hoạch cụ thể. Lâm Đồng nên đưa thêm cây ăn quả vào đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, tỉnh cần áp dụng việc chọn và tạo giống tốt nhất cho cây cà phê và cây chè. Lâm Đồng cần tham gia vào liên kết vùng và chuỗi giá trị của sản phẩm nông nghiệp mà tỉnh đang có lợi thế hiện nay, đặc biệt là đối với cây chè, cà phê, rau, hoa, nuôi cá nước lạnh…

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)