Giải pháp về vốn đầu tư

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 117 - 120)

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

3.3.1. Giải pháp về vốn đầu tư

3.3.1.1. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư toàn xã hội: Đến năm 2020 cần khoảng 249 – 250 nghìn tỉ đồng. Trong đó,

thời kì 2011 – 2015 khoảng 70 nghìn tỉ đồng và 180 nghìn tỉ đồng thời kì 2016 – 2020.

Về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn: Ước tính tỉ lệ đầu tư từ ngân sách Nhà nước và tín dụng đầu tư sẽ giảm dần, tăng tỉ lệ nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, của dân cư.

Về nhu cầu vốn đầu tư:

Bảng 3.1: Dự báo cơ cấu vốn đầu tư theo nhóm ngành Hạng mục 2011 - 2015 2016 - 2020 Vốn (nghìn tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Vốn (nghìn tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Tổng nhu cầu đầu tư 70,61 100,00 178,43 100,00

116 Hạng mục 2011 - 2015 2016 - 2020 Vốn (nghìn tỉ đồng) Tỉ lệ (%) Vốn (nghìn tỉ đồng) Tỉ lệ (%)

- Công nghiệp – xây dựng 27,74 39,30 84,25 47,20 - Nông – lâm nghiệp và thủy sản 4,24 6,00 9,61 5,40

- Dịch vụ 38,63 54,70 84,58 47,40

Nguồn: [15]

Nhóm ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng vốn đầu tư (2011 – 2020) thấp nhất trong 3 nhóm ngành và có xu hướng giảm dần: Từ 6,00% – giai đoạn (2011 – 2015) xuống 5,40% – giai đoạn (2015 – 2020). Tuy nhiên, về giá trị vốn đầu tư thì tăng lên nhiều giai đoạn (2015 – 2020) đạt 9,61 nghìn tỉ đồng; gấp 2,27 lần giai đoạn (2011 – 2015).

Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vì vậy cần huy động các nguồn vốn đầu tư để đẩy mạnh, nhanh tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn bằng các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng: Giao thông, thủy lợi, điện... để chuyển đổi được cơ cấu kinh tế ngay trong nội bộ từng ngành.

3.3.1.2. Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư

Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong tỉnh và vận động nhân dân và các doanh nghiệp tư nhân tự đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời có chính sách thu hút các nguồn vốn bên ngoài đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nâng cao nhận thức, nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư.

Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách

Huy động tối đa các nguồn vốn từ ngân sách. Khai thác các nguồn vốn từ Trung ương thông qua các chương trình phát triển và các cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với vùng nghèo.

Tranh thủ và quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi và cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, điện lưới, kết cấu hạ tầng xã hội khác...

Đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh cần thực hành tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả và tăng tỉ lệ tích lũy, đồng thời thực hiện thu – chi ngân sách hợp lý.

117

Xây dựng các dự án khả thi, chi tiết, phù hợp để phát triển sản xuất, trên cơ sở tính toán hiệu quả để thu hút các nguồn vốn vay tín dụng. Ưu tiên nguồn vốn này cho các dự án phát triển các ngành mũi nhọn, tạo sản phẩm hàng hóa; cho các dự án đổi mới công nghệ chế biến nông lâm sản... Tăng cường các biện pháp thu hồi công nợ tồn đọng và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay.

Đối với vốn của doanh nghiệp nhà nước và của dân

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Huy động vốn tự có trong dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư cho phát triển sản xuất, đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, nước...

Động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, tiểu điền để trồng các cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm; đầu tư phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm sản…

Có chính sách ưu tiên về thuế để khuyến khích tối đa những doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn nông thôn đặc biệt là nông thôn vùng sâu, vùng xa.

Đối với các nguồn vốn bên ngoài

Huy động và khai thác tốt nhất các nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh ngoài và nước ngoài, nhất là nguồn vốn ODA, FDI. Tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho các công trình thủy điện, thủy lợi, hạ tầng nông thôn, chú ý đầu tư cho các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

Thực hiện lồng ghép hợp lý giữa các chương trình, dự án, tránh trùng lặp, gây lãng phí. Qui hoạch phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ, lập các dự án khả thi, tạo sự hấp dẫn để thu hút đầu tư…

3.3.1.3. Giải pháp về quy hoạch, đầu tư theo chương trình, công trình trọng điểm

của tỉnh

Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và phối hợp để đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy hoạch tổng thể với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Quy hoạch chi tiết, dành quỹ đất tập trung cho phát triển SXNN công nghệ cao... Tập trung đầu tư phát triển theo các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp:

118

- Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

- Chương trình phát triển hạ tầng KT – XH: Giao thông, thủy lợi gắn với thủy điện vừa và nhỏ.

- Chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm gắn với các vấn đề bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc.

- Chương trình khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. - Dự án thủy lợi Đăk K’Long Thượng.

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)