Thực trạng phát triển nông nghiệp theo phân ngành

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 70 - 102)

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo phân ngành

2.3.2.1. Ngành trồng trọt

Khái quát

SXNN trong trồng trọt đã chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để tăng năng suất, chất lượng, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có năng suất chất lượng cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp dài ngày, mở rộng diện tích trồng rau hoa và bước đầu hình thành một số khu nông nghiệp công nghệ cao và các vùng nguyên liệu tập trung là cơ sở cho phát triển công nghiệp chế biến.

Một số sản phẩm trồng trọt chính như: Cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá, dâu tằm…), cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn…), cây thực phẩm (rau các loại, đậu các loại, cây ăn quả), hoa – cây cảnh.

Tình hình sản xuất ngành trồng trọt đạt được khá hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế to lớn. Trong ngành trồng trọt, ưu thế thuộc về cây công nghiệp lâu năm cả về diện tích và giá trị sản xuất. Một số cây trồng chủ lực của tỉnh có lợi thế cạnh tranh như cà phê, chè, rau, hoa… có năng suất cao, chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường nội tiêu và xuất khẩu.

69

Nhóm cây

Diện tích (ha) Giá trị sản xuất (triệu đồng) (theo giá so sánh) 2000 2011 2000 2011 Tổng số 241.745 325.530 4.761.694 12.110.304 Cây công nghiệp

lâu năm 154.377 191.062 3.964.965 8.447.329 Cây công nghiệp

hàng năm 8.259 4.954 37.497 15.366 Cây lương thực 49.178 57.238 271.781 373.319

Rau, đậu các loại 21.816 50.029 409.626 2.796.410

Cây ăn quả 6.067 11.138 32.023 184.449

Cây khác 2.048 11.109 45.802 293.431

Nguồn: Tổng hợp từ [3, 6]

Quy mô sử dụng diện tích đất nông nghiệp trong trồng trọt tăng lên không đáng kể (năm 2011 đạt 325.530hagấp 1,35 lần năm 2000).

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu diện tích nhóm cây trồng năm 2000 và năm 2011

Trong giai đoạn (2000 – 2011), nhóm cây công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (trên 58,00%); trong đó, nhóm cây công nghiệp lâu năm giữ chiếm ưu thế hơn hẳn về diện tích (58,22% tổng diện tích đất trồng trọt – năm 2011). Chiếm ưu thế thứ hai về tỉ trọng diện tích trong tổng diện tích đất trồng trọt là nhóm cây lương thực (17,58% – năm 2011), thứ ba là nhóm rau, đậu các loại (15,37% – năm 2011). Chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm cây khác (3,41% – năm 2011). Về chuyển dịch cơ cấu diện tích đất trồng trọt từ năm 2000 đến năm 2011, tỉ trọng diện tích nhóm cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây

Năm 2000 63,86% 3,50% 20,34% 9,02% 2,51% 0,77% Năm 2011 58,69% 1,52% 17,59% 15,37% 3,42% 3,41%

Nhóm cây công nghiệp lâu năm Nhóm cây công nghiệp hàng năm Nhóm cây lương thực

Nhóm rau, đậu các loại Nhóm cây ăn quả Nhóm cây khác 3,13% 3,54% 1,65% 4,17%

70

lương thực có xu hướng giảm; tăng tỉ trọng diện tích nhóm rau, đậu các loại, cây ăn quả và nhóm cây khác.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế năm 2000 và năm 2011

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, nhóm cây công nghiệp lâu năm chiếm vị thế cao nhất (trên 55% cơ cấu giá trị sản xuất của ngành), vị trí thứ hai thuộc về nhóm rau, đậu các loại (chiếm 30,62% cơ cấu giá trị sản xuất của ngành – năm 2011). Xét về xu hướng chuyển dịch giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ năm 2000 đến năm 2011, giá trị sản xuất của nhóm cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực, cây ăn quả có xu hướng giảm tỉ trọng; giá trị sản xuất của nhóm cây công nghiệp lâu năm, rau, đậu các loại, nhóm cây khác có xu hướng tăng tỉ trọng. Điều này phù hợp với tiềm năng và nhu cầu phát triển của tỉnh Lâm Đồng.

Thực trạng phát triển ngành trồng trọt theo nhóm cây

Nhóm cây công nghiệp lâu năm

Nhóm cây công nghiệp lâu năm giữ vị trí quan trọng trong nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, chiếm trên 55,00% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2011, theo giá trị thực tế); tiếp tục ổn định và đầu tư mở rộng, phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, trong đó ưu tiên phát triển diện tích cây chè, cà phê, điều. Về sản xuất cây công nghiệp lâu năm, Lâm Đồng đứng thứ 3 Tây Nguyên sau Gia Lai, Đắk Lắk. Đối với diện tích từng loại cây so với Tây Nguyên: Chè đứng đầu, cà phê đứng thứ 3 (sau Đắk Lắk, Gia Lai), cao su và hồ tiêu, điều ở vị trí thứ 4 (trước Kon Tum).

Bảng 2.11: Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm (2000 – 2011), đơn vị: Ha

Năm Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Cây khác Tổng số

71 2000 21.606 124.359 - 263 8.149 - 154.377 2001 23.187 123.739 - 386 7.302 - 154.614 2002 24.706 119.001 - 413 7.286 - 151.406 2003 25.178 118.168 - 389 8.116 - 151.851 2004 25.447 116.740 - 390 9.574 - 152.151 2005 25.535 117.538 - 403 11.806 29 155.311 2006 26.553 118.788 - 390 13.332 49 159.112 2007 26.039 124.262 272 391 15.244 10 166.218 2008 24.083 136.142 532 304 15.950 13 177.024 2009 23.900 141.100 1.566 284 15.566 435 182.851 2010 23.557 143.212 2.380 280 15.507 1.206 186.142 2011 23.342 146.897 3.324 321 15.630 1.548 191.062 Nguồn: Tổng hợp từ [3, 4, 5, 6]

Tính đến năm 2011, tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh hiện có 191.062ha (đạt 101,6% kế hoạch), được đầu tư mở rộng diện tích, tăng liên tục (2000 – 2011) và gấp 1,24 lần so với năm 2000. Cũng trong giai đoạn này, diện tích trồng từng loại cây công nghiệp lâu năm đều tăng theo xu hướng chung của nhóm. Diện tích trồng cao su đã được mở rộng đến 3.324ha (tăng 12,22 lần so với thời điểm có số liệu thống kê từ năm 2007). Diện tích trồng một số cây khác như ca cao… ngày càng được mở rộng, mặc dù thời gian đầu có nhiều biến động và nhỏ hẹp (do việc thực hiện dự án chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ca cao…). Trong số các cây trồng còn lại, từ năm 2000 đến năm 2011, diện tích trồng điều tăng nhanh nhất (tăng 1,92 lần; được trồng chủ yếu ở các huyện: Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên Lạc Dương). Tăng nhanh thứ hai là hồ tiêu (tăng 1,22 lần), nhưng những năm gần cuối giai đoạn, diện tích trồng tiêu có nhiều biến động theo chiều hướng thu hẹp diện tích do nhiều diện tích già cỗi dễ nhiễm sâu bệnh, chi phí đầu tư trồng mới cao nhiều hộ hạn chế mở rộng diện tích. Tốc độ tăng thứ ba là cà phê (tăng 1,18 lần). Một phần diện tích cà phê tăng là do chuyển đổi diện tích cằn cỗi, cho sản phẩm thấp sang trồng giống mới, năng suất cao). Cuối cùng là chè (tăng 1,08 lần), chè trồng mới trong năm chủ yếu là chuyển đổi giống trên diện tích chè già cỗi, thay đổi giống chủ yếu là chè cành trồng trên đất chè cũ ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đà Lạt).

Năm 2000 5,27% 0,17% 14,00% 80,56% Năm 2011 76,88% 1,74% 8,10% 0,17% 0,89% 12,22% Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Cây khác

72

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm năm 2000 và năm 2011

Cà phê, chè và điều là các cây trồng quan trọng, chiếm ưu thế về diện tích trồng (chiếm 99,83% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm – năm 2000 và 97,20% – năm 2011). Cà phê chiếm diện tích trồng lớn nhất (đạt 146.897ha; chiếm 76,88% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm – năm 2011; gấp 6,29 lần diện tích trồng chè và gấp 9,40 diện tích trồng điều). Hồ tiêu có diện tích trồng ít nhất trong nhóm cây công nghiệp lâu năm (321ha, chiếm 0,17% – năm 2011). Giai đoạn (2000 – 2011), cà phê và chè có xu hướng giảm nhẹ tỉ trọng trong cơ cấu diện tích trồng của nhóm, tỉ trọng diện tích trồng hồ tiêu trong cơ cấu diện tích trồng của nhóm ổn định (0,17% năm 2000 và 2011). Cây trồng có xu hướng tăng tỉ trọng về diện tích trồng trong cơ cấu nhóm là điều (tăng 2,98%, giai đoạn 2000 – 2011). Cao su và một số cây khác tăng liên tục về quy mô và tỉ trọng diện tích trồng từ khi được chú trọng đầu tư.

Tổng diện tích thu hoạch một số cây công nghiệp lâu năm năm 2011 đạt 177.290ha; tăng liên tục và gấp 1,48 lần so với năm 2000; tăng nhanh hơn so với diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm trong giai đoạn này. Diện tích thu hoạch từng loại cây công nghiệp lâu năm cũng tăng theo xu hướng của nhóm.

Bảng 2.12: Diện tích thu hoạch một số cây công nghiệp lâu năm (2000 – 2011), đơn vị: Ha

Năm Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Cây khác Tổng số 2000 20.061 91.705 - 52 7.577 - 119.395 2001 20.273 99.567 - 74 7.168 - 127.082 2002 20.563 107.621 - 132 6.576 - 134.892 2003 21.192 111.137 - 206 6.649 - 139.184 5,27% 0,17% 14,00% 1,74% 8,10% 0,17% 0,89% 12,22% Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điề 5,27% 0,17% 14,00% 1,74% 8,10% 0,17% 0,89% 12,22% Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điề 5,27% 0,17% 14,00% 1,74% 8,10% 0,17% 0,89% 12,22% Chè Cà phê Cao su ồ

73 2004 22.463 113.822 - 315 6.876 - 143.476 2005 23.089 115.458 - 319 6.860 - 145.726 2006 23.472 115.529 - 353 7.290 - 146.644 2007 24.305 119.397 8 357 9.793 5 153.865 2008 23.037 127.874 15 288 11.422 12 162.648 2009 23.179 134.020 17 275 11.842 6 169.339 2010 22.736 136.541 20 279 13.450 7 173.033 2011 22.527 139.350 31 285 14.969 128 177.290 Nguồn: Tổng hợp từ [3, 4, 5, 6]

Theo bảng 2.13, cà phê và cao su có xu hướng tăng liên tục về diện tích thu hoạch; chè, hồ tiêu, điều và một số cây khác có diện tích thu hoạch tăng không liên tục. Không kể đến một số cây công nghiệp lâu năm khác, giai đoạn (2000 – 2011), hồ tiêu có tốc độ tăng nhanh nhất (5,48 lần), thứ hai là điều (1,98 lần), thứ ba là cà phê (1,52 lần), chè tăng thêm thấp nhất (1,12 lần). Cao su tăng liên tục về diện tích thu hoạch từ khi có số liệu thống kê vào năm 2007 (tăng 3,88 lần; đạt 31ha – năm 2011).

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu diện tích thu hoạch một số cây công nghiệp lâu năm năm 2000 và năm 2011

Tương tự như diện tích trồng, diện tích thu hoạch của ba loại cây cà phê, chè và điều chiếm ưu thế, chiếm trên 99,00% diện tích thu hoạch cây công nghiệp lâu năm trong giai đoạn (2000 – 2011). Năm 2011, cà phê có diện tích thu hoạch cao nhất trong nhóm cây công nghiệp lâu năm (đạt 139.350ha; chiếm 78,60% diện tích thu hoạch nhóm cây công nghiệp lâu năm); gấp 6,19 lần diện tích thu hoạch chè và 9,31 lần diện tích thu hoạch điều. Diện tích thu hoạch cao su là thấp nhất (chỉ 31ha – năm 2011), do mới bắt đầu được chú trọng sản xuất với 8ha được thu hoạch – năm 2007.

Năm 2000 6,36% 16,80% 76,80% 0,04% Năm 2011 0,02% 0,16% 8,44% 0,07% 12,71% 78,60% Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Cây khác

74

Các cây đều có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu diện tích thu hoạch nhóm cây công nghiệp lâu năm, chỉ trừ chè giảm nhẹ về tỉ trọng (từ 16,80% – năm 2000 xuống 12,71% – năm 2011; giảm 4,09% trong 11 năm).

Bảng 2.13: Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm (2000 – 2011), đơn vị: Tấn

Năm Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Cây khác Tổng số 2000 125.179 167.360 - 66,6 990 - 293.595,6 2001 124.204 178.398 - 189,2 895 - 303.686,2 2002 134.839 110.822 - 265,9 2.298 - 248.224,9 2003 139.180 179.578 - 457,0 4.063 - 323.278,0 2004 151.584 205.227 - 696,0 4.869 - 362.376,0 2005 161.938 211.804 - 744,0 4.833 - 379.319,0 2006 170.543 244.152 - 725,0 3.862 - 419.282,0 2007 184.922 268.995 20 719,0 5.611 * 460.267,0 2008 178.979 282.587 27 572,0 6.324 * 468.489,0 2009 171.683 304.715 35 513,0 4.723 * 481.669,0 2010 204.031 332.036 29 519,0 9.380 * 545.995,0 2011 202.187 356.959 41 538,0 9.410 * 569.135,0

Ghi chú: * Không có số liệu thống kê.

Nguồn: Tổng hợp từ [3, 4, 5, 6]

Sản lượng thu hoạch nhóm cây công nghiệp lâu năm năm 2011 đạt 569.135 tấn, gấp 1,94 lần so với năm 2000. Từng loại cây đều tăng sản lượng theo xu hướng chung của nhóm. 0 200 400 600 800 1000 1200 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Chè Cà phê Hồ tiêu Điều Tổng số Năm % 100,00 950,51 707,81 213,29 193,85 161,52

75

Biểu đồ 2.12: Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm (2000 – 2011)

Tốc độ tăng trưởng của một số cây công nghiệp đều không liên tục (2000 – 2011). Trong giai đoạn này, điều có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (950,51%), vị trí thứ hai là hồ tiêu (707,81%), thứ ba là cà phê (313,29%) và cuối cùng là chè (161,52%). Sản lượng cà phê, hồ tiêu và điều đều tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của cả nhóm cây công nghiệp lâu năm. Chè có tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của cả nhóm cây công nghiệp lâu năm (sản lượng vẫn du trì ở mức cao).

Biểu đồ 2.13: Năng suất thu hoạch một số cây công nghiệp lâu năm năm 2000 và năm 2011

Năm 2000 và 2011, chè đều đạt năng suất cao nhất và vượt qua nhiều so với mức bình quân của nhóm cây công nghiệp lâu năm. Năm 2011, năng suất chè đạt 89,75 tạ/ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao; gấp 2,79 lần mức bình quân của nhóm cây công nghiệp lâu năm. Vị trí thứ hai là cà phê (25,62 tạ/ha), thứ ba là hồ tiêu (18,88 tạ/ha). Mặc dù mới được đầu tư từ năm 2007, năng suất cao su đã đạt 13,23 tạ/ha (vị trí thứ tư), cuối cùng là điều (6,29 tạ/ha).

Tóm lại: Sản xuất cây công nghiệp lâu năm đã phát huy được thế mạnh của Lâm Đồng. Tình hình sản xuất tăng ổn định trong giai đoạn (2000 – 2011). Trong nhóm cây công nghiệp lâu năm thì cà phê và chè là hai loại cây chủ lực của Lâm Đồng của về diện tích và sản lượng và năng suất.

Nhóm cây công nghiệp hàng năm

24,59 1,31 12,10 18,25 62,40 32,10 6,29 18,88 13,23 25,62 89,75 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Bình quân Cây trồng

Năm 2000 Năm 2011 Tạ/ha

76

Ở Lâm Đồng, nhóm cây công nghiệp hàng năm có vai trò tương đối hạn chế trong cơ cấu ngành trồng trọt nói chung và ngành trồng cây công nghiệp nói riêng. Diện tích nhóm cây này năm 2011 là 4.954ha (chiếm 1,52% trong cơ cấu diện tích cây trồng), đứng thứ 4 ở Tây nguyên (trước Đắk Nông); chiếm 0,29% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá thực tế năm 2011).

Bảng 2.14: Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm (2000 – 2011), đơn vị: Ha

Năm Đậu tương Lạc Mía Thuốc lá Dâu tằm Tổng số 2000 409 543 3.442 221 3.644 8.259 2001 407 568 3.345 313 5.210 14.757 2002 405 582 3.069 498 6.778 16.188 2003 386 588 2.454 153 6.709 14.947 2004 443 573 2.252 66 6.569 15.320 2005 548 361 1.990 13 6.165 15.046 2006 267 229 2.008 - 6.268 14.915 2007 255 179 1.796 - 5.766 13.575 2008 272 178 1.320 - 4.007 9.666 2009 298 213 1.067 - 2.600 6.542 2010 190 108 1.004 - 2.966 6.858 2011 230 216 873 - 3.635 4.954 Nguồn: Tổng hợp từ [3, 4, 5, 6]

Qua bảng 2.15, ta thấy được tổng diện tích trồng nhóm cây công nghiệp hàng năm giảm không liên tục từ năm 2000 đến năm 2011 (1,67 lần). Giai đoạn (2000 – 2002), tổng diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm tăng từ 8.259ha lên 16.188ha (tăng 1,96 lần) do mở rộng diện tích canh tác (nhất là thuốc lá và dâu tằm). Giai đoạn (2002 – 2003), diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lại giảm 1,08 lần rồi lại tăng 1,02 lần (2003 – 2004); sau đó lại giảm liên tục 2,34 lần (2004 – 2009). Tuy nhiên , diện tích nhóm cây này lại tăng nhẹ 1,05 lần (2009 – 2010) rồi lại giảm 1,38 lần (2010 – 2011) còn 4.954ha (năm 2011). Nguyên nhân của sự biến động này hầu hết là do sự biến động của diện tích trồng dâu tằm và sự suy giảm đến không canh tác thuốc lá.

41,68% 6,57% 4,95% 2,68% 44,12% Đậu tương Lạc Mía Thuốc lá Dâu tằm 73,38% 17,62% 4,36% 4,64%

77

Biểu đồ 2.14: Cơ cấu diện tích một số cây công nghiệp hàng năm năm 2000 và năm 2011

Từ biểu đồ 2.14, năm 2000 và năm 2011, dâu tằm và mía là hai cây trồng có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm (trên 85%). Năm 2011, tỉ trọng diện tích dâu tằm lớn nhất (73,38% ứng với 3.635ha), vị trí thứ hai là mía (17,62%; chỉ bằng 0,24 lần dâu tằm), thứ ba là đậu tương (4,64%), cuối cùng là lạc (4,36%).

Trong các cây trên, từ năm 2000 đến năm 2011, chỉ có dâu tằm tăng tỉ trọng về diện tích trồng (tăng 29,26%, tập trung ở huyện Lâm Hà, Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc) do giá lá dâu tằm từ năm 2009 khá ổn định, nhiều hộ đầu tư trồng mới nhiều nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp. Tỉ trọng về diện tích trồng mía giảm mạnh (24,06%); nguyên nhân giảm vì giá cả bấp bênh, thị trường tiêu thụ khó khăn bà con chuyển dần sang trồng

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 70 - 102)