Khái quát chung

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 67 - 70)

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.3.1. Khái quát chung

Nông – lâm nghiệp và thủy sản là nhóm ngành kinh tế quan trọng của Lâm Đồng (nhất là nông – lâm nghiệp), đóng góp 48,72% (29.505.001 triệu đồng – năm 2011) giá trị sản xuất kinh tế theo giá thực tế và thu hút 441.551 lao động (chiếm 66,39% tổng số lao động của tỉnh – năm 2011). Trong đó, ngành nông nghiệp chiếm tới 47,40% giá trị sản xuất kinh tế tỉnh Lâm Đồng (28.708.365 triệu đồng – theo giá thực tế năm 2011).

Giai đoạn (2000 – 2011), SXNN tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng còn chú trọng đến việc mở rộng thị trường, hình thành một số khu nông nghiệp công nghệ cao và các cơ sở công nghiệp chế biến.

66

Trong cơ cấu (tính theo giá thực tế) giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản (2000 – 2011), tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo và có xu hướng tăng (đạt 97,30% – năm 2011). Lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản theo giá thực tế năm 2000 và năm 2011

Nông nghiệp là một ngành kinh tế trọng yếu của Lâm Đồng. Năm 2011, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đứng đầu Tây Nguyên về giá trị SXNN theo giá so sánh (đạt 13.119.358 triệu đồng), vượt xa tỉnh ở vị trí thứ hai là Đắk Lắk tới 868.200 triệu đồng; gấp 6,72 lần tỉnh ở vị trí cuối cùng là Kon Tum.

Giá trị SXNN Lâm Đồng năm 2011 theo giá so sánh gấp 2,59 lần năm 2000 (5.069.437 triệu đồng); tăng nhanh hơn giá trị sản xuất nhóm ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản (trong cùng giai đoạn, nhóm ngành này tăng 2,39 lần).

Bảng 2.9: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh (2000 – 2011) (Đơn vị: Triệu đồng)

Năm Tổng số

Chia ra

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

2000 5.069.437 4.761.694 269.607 38.136 2001 5.475.687 5.145.126 294.164 36.397 2002 4.190.581 3.816.958 335.100 38.523 2003 5.745.024 5.275.908 422.026 47.090 2004 6.779.826 6.240.878 488.898 50.050 2005 7.318.527 6.716.671 541.186 60.670 2006 8.251.738 7.583.758 601.429 66.551 2007 9.219.555 8.478.228 629.627 111.700 2008 9.860.415 9.095.160 648.455 116.800 2009 10.945.050 10.078.241 714.897 151.912 2010 12.022.030 11.114.332 747.461 160.237 2011 13.119.358 12.110.304 812.177 196.877 Nguồn: Tổng hợp từ [3, 4, 5, 6] 2,08% 0,77% 97,15% Năm 2011 1,00% 1,70% 97,30% Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Năm 2000

67

Theo giá so sánh, năm 2011: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 12.110.304 triệu đồng (gấp 2,54 lần năm 2000), giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 812.177 triệu đồng (gấp 3,01 lần năm 2000), giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp đạt 196.877 triệu đồng (gấp 5,16 lần năm 2000). Xét về tốc độ tăng giá trị sản xuất từ năm 2000 đến năm 2011, ngành dịch vụ nông nghiệp tăng nhanh nhất (5,16 lần), tiếp theo là ngành chăn nuôi (3,01 lần), thấp nhất là ngành trồng trọt (2,54 lần).

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá thực tế năm 2000 và năm 2011

Xét về cơ cấu nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối (trên 80%); ngược lại, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có chiếm tỉ trọng thấp hơn nhiều (năm 2011, tỉ trọng ngành chăn nuôi chiếm 12,44%; tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 2,1%). Cơ cấu giá trị SXNN giai đoạn 2000 – 2011 chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng của chăn nuôi nhưng rất chậm. Từ năm 2000 đến năm 2011, tỉ trọng ngành trồng trọt tăng 0,95%; tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng 0,43%; tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm 1,37%.

13,81% 1,67% 84,51% Năm 2011 2,10% 85,46% 12,44% Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp Năm 2000 84,51 83,48 81,85 83,02 80,79 80,20 84,15 85,97 83,57 84,51 85,89 85,46 13,81 14,63 16,09 14,99 17,14 17,73 14,05 12,45 14,65 13,46 11,85 12,44 1,67 1,89 2,06 1,99 2,06 2,07 1,79 1,58 1,79 2,03 2,26 2,10 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

Năm

68

Biểu đồ 2.7: Chuyển dịch cơ cấu giá trị SXNN phân theo ngành hoạt động theo giá thực tế (2000 – 2011)

Xu hướng chuyển dịch trên diễn ra không những chậm mà còn thiếu ổn định. Theo biểu đồ 2.7, từ năm 2000 đến năm 2011, tỉ trọng ngành trồng trọt tăng không liên tục từ 84,51% lên 85,46%; tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp cũng tăng không liên tục từ 1,67% lên 2,10%. Riêng tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm không liên tục từ 13,81% – năm 2000 xuống 12,44% – năm 2011.

Tóm lại: Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Lâm Đồng. Giai đoạn (2000 – 2011), giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng liên tục. Trong đó, ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất (trên 80%). Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp diễn ra chậm, thiếu ổn định theo hướng tăng tỉ trọng trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng của chăn nuôi.

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)