5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
3.3.4. Giải pháp về sử dụng đất
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được vì vậy, quan điểm sử dụng đất là: Sử dụng có hiệu quả cao và lâu bền. Đại bộ phận đất đai đang canh tác nông nghiệp của tỉnh có độ dốc cao nên trong canh tác cần có biện pháp chống xói mòn. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp để nâng cao hiệu qua kinh tế, tạo thu nhập cao, ổn định cho nông dân. Kết hợp hài hoà giữa sử dụng bền lâu tài nguyên đất với yêu cầu phát triển kinh tế với vấn đề giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nhất là khu vực đồng bào dân tộc.
Để sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao giá trị sử dụng đất, cần:
- Ngoài những vùng đất nông – lâm nghiệp chuyển mục đích sử dụng cho các ngành kinh tế khác theo quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản còn lại phải được duy trì ở mức độ tối đa, nhằm nâng cao độ che phủ, độ phì để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Đầu tư khai thác và đưa vào sử dụng các loại đất chưa sử dụng có hiệu quả theo khả năng thích nghi với từng ngành sản xuất và các nhu cầu phát triển KT – XH; sử dụng đất chuyên dùng và đất ở hiệu quả, tiết kiệm.
- Sử dụng đất vào phát triển cây gì, nuôi con gì và quy mô chuyển đổi mục đích sử dụng cần được cân nhắc giữa khả năng thích nghi sử dụng đất, hiệu quả kinh tế với phương hướng phát triển KT – XH của tỉnh đã được xác định trong quy hoạch.
- Làm giàu và bảo vệ môi trường đất đai để sử dụng ổn định lâu dài.
63,00%
28,80% 1,00%
7,00% 0,20%
Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp có rừng Đất nuôi trồng thủy sản Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
120
Biểu đồ 3.1: Định hướng cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020
Theo như biểu đồ 3.1, tỉ trọng diện tích đất SXNN giảm từ 32,35% – năm 2011 xuống 28,80% – năm 2020, tăng nhẹ tỉ trọng đất lâm nghiệp và đất phi nông nghiệp, giảm nhẹ tỉ trọng đất nuôi trồng thủy sản và đất chưa sử dụng.