5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
3.3.8. Giải pháp về quốc phòng an ninh
Bằng các biện pháp tổng hợp: Thường xuyên triển khai công tác phát động quần chúng; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; duy trì có hiệu quả phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng của quần chúng nhân dân đối với âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
123
Hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở phải nắm chắc tình hình và tư tưởng của quần chúng nhân dân, kịp thời giải quyết những phát sinh, vướng mắc; kiên quyết không để hình thành các tổ chức, lực lượng phản động trên địa bàn, không để xảy ra các “điểm nóng” mà các thế lực thù địch tạo cớ chống phá, gây mất ổn định tình hình. Khi xảy ra các vụ việc phải kịp thời xử lý, không để lây lan, kéo dài.
Kiên quyết giữ vững ổn định về an ninh chính trị để phát triển KT – XH, nhất là SXNN ở các huyện trong tỉnh.
124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Các sản phẩm trồng trọt chính của tỉnh Lâm Đồng là cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực, cây thực phẩm và hoa – cây cảnh với sản phẩm nổi bật là cây công nghiệp lâu năm, rau các loại (thuộc nhóm cây thực phẩm) và hoa – cây cảnh. Trong trồng trọt, Lâm Đồng đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để tăng năng suất, chất lượng, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có năng suất chất lượng cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích cây trồng.
Sản phẩm chăn nuôi chính của tỉnh Lâm Đồng là gia súc (lợn chiếm ưu thế về số lượng sản lượng), gia cầm (chiếm ưu thế về số lượng sản lượng), sản phẩm không qua giết thịt (sữa tuơi, kén tằm…) và chăn nuôi khác. Ngành chăn nuôi của Lâm Đồng còn kém phát triển, còn chịu tác động nhiều từ dịch bệnh, thiên tai… Sự phát triển của ngành này chưa gắn với công nghiệp chế biến, chủ yếu dừng lại ở hình thức thủ công.
Dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm vị trí thứ yếu trong ngành nông nghiệp tuy có nhiều thành tựu và đầu tư phát triển.
Các hình hình thức tổ chức SXNN và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nhưng chưa phù hợp với tiềm năng của tỉnh, còn mang tính phân tán.
Kiến nghị
Đề nghị Trung ương và các Bộ, Ban ngành tăng cường đầu tư, ưu tiên nguồn vốn từ các chương trình, dự án quốc gia, vốn ODA… để đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng.
Gắn kết Lâm Đồng trong các chương trình, dự án phát triển của các vùng tạo cơ hội tham gia và hợp tác, phát triển với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ – xuất khẩu sản phẩm, trong đào tạo lao động, chuyển giao kĩ thuật – công nghệ.
Đề nghị các Bộ ngành quan tâm, tích cực đầu tư các dự án lớn trong lĩnh vực thuỷ điện, thủy lợi, giao thông... và các công trình hạ tầng quan trọng khác trong tỉnh. Ngoài ra,
125
cần nghiên cứu các biện pháp tỉnh Lâm Đồng tiếp tục nghiên cứu mở rộng vành đai rau, hoa theo hướng thích hợp đi kèm với cấp thoát nước và bảo vệ môi trường.
Đề nghị Trung ương và các Bộ, Ban ngành nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nhất là lĩnh vực dạy nghề, giáo dục đại học (trong đó có cả nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp) cho Tây Nguyên nói chung, đặc biệt đối với tỉnh Lâm Đồng.
Đề nghị Trung ương và các Bộ, Ban ngành cho phép tỉnh nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách phát triển tổng hợp nông, lâm, du lịch kết hợp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững.
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thu Ba (2012), Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phan Ngọc Bảo (2009), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa theo
hướng phát triển bền vững đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Cục thống kê Lâm Đồng (2000), Niêm giám thống kê Lâm Đồng năm 2000, Lâm Đồng. 4. Cục thống kê Lâm Đồng (2005), Niêm giám thống kê Lâm Đồng năm 2005, Lâm Đồng. 5. Cục thống kê Lâm Đồng (2007), Niêm giám thống kê Lâm Đồng năm 2007, Lâm Đồng. 6. Cục thống kê Lâm Đồng (2011), Niêm giám thống kê Lâm Đồng năm 2011, Lâm Đồng. 7. Nguyễn Thị Thanh Dung (2008), Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Dược (2006), Sổ tay thuật ngữ địa lí, Nxb Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Phạm Văn Đông (2012), Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn tỉnh Bến Tre trong
thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Hồ Thị Lý (2012), Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Lê Thị Bé Năm (2009), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh An
Giang: Thực trạng và định hướng, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Mai Xuân Nhàn (2006), Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp Tây Ninh theo hướng sản xuất hàng hóa, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh
13. Phan Quang (1978), Lâm Đồng – Đà Lạt, Nxb Văn Hóa, Lâm Đồng.
14. Quách Thị Sáng (2011), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
127
15. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –
xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, Lâm Đồng.
16. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2009), Điều tra cơ bản về nước ngầm tại
Lâm Đồng 1999 – 2009, Lâm Đồng.
17. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2010, Lâm Đồng.
18. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2010), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng.
19. Nguyễn Chí Thắng (2012), Phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 20. Lê Thông (chủ biên) (2005), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam – tập 4 – các tỉnh và
thành phố duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 21. Lê Thông (chủ biên) (2006), Địa lí 10 nâng cao, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
22. Trần Thị Thanh Thu (2009), Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp
– nông thôn tỉnh Phú Yên trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Tạ Quang Trung (2009), Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Chí Tuấn (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lâm Hà (tỉnh
Lâm Đồng): Thực trạng và định hướng, Luận văn thạc sĩ Địa Lí học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Kế Tuấn, Ngô Thắng Lợi (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2009, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
26. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lí kinh tế – xã hội đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
27. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ Biên), Nguyễn Đức Vũ, Vũ Đình Hòa, Trần Thị tuyết Mai (2010), Kiến thức cơ bản Địa lí 10, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.