Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 106 - 108)

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.3.4. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng chủ yếu là xí nghiệp nông nghiệp với các hình thức như sau:

2.3.4.1. Hộ gia đình

Hộ gia đình tồn tại khá phổ biến và lâu đời ở Lâm Đồng. Nguồn lao động trong kinh tế hộ gia đình là các thành viên trong hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập.

Về quy mô đất đai, các nông hộ Lâm Đồng có diện tích đất canh tác trung bình khoảng 0,6 – 1ha, quy mô sản xuất cũng khá nhỏ bé. Số lao động thường xuyên trung bình trong mỗi nông hộ từ 2 – 5 lao động. Nguồn vốn và quy mô thu nhập trong kinh tế hộ rất nhỏ, kĩ thuật canh tác và công cụ lao động còn thô sơ mang nặng tính truyền thống.

Gần đây do nhu cầu và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, năng xuất lao động được nâng cao sản phẩm mang tính chất hàng hoá. Các sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tiêu biểu như: Cà phê, chè, rau, hoa…

Cơ cấu hộ nông dân đang chuyển dần theo hướng tăng dần số lượng và tỉ trọng các hộ gia đình nông dân công nghệ cao. Càng nhiều hộ nông nghiệp bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp, vươn lên sản xuất hàng hóa.

2.3.4.2. Trang trại

Các trang trại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là trang trại theo hình thức trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh tổng hợp.

Tổng số trang trại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 716 trang trại (năm 2000) lên 1.978 trang trại năm 2005. Từ năm 2005 về trước xác định hộ là trang trại chỉ đạt 1 trong 2 điều kiện về giá trị và quy mô. Từ năm 2006 đến 2010 xác định hộ là trang trại phải hội đủ điều kiện cả về giá trị và quy mô. Năm 2011 xác định hộ là trang trại, đối với cơ sở trồng trọt, phải đạt diện tích trên mức hạn điền tối thiểu 2,1 ha; giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu/năm; đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỉ đồng/năm trở lên.

105

Năm 2005 2008 2009 2010 2011 Tổng số 1.978 897 916 948 376

1. Thành phố Đà Lạt 447 45 55 55 10

2. Thành phố Bảo Lộc 90 95 101 104 50

3. Huyện Đam Rông - 7 16 16 -

4. Huyện Lạc Dương 2 2 1 1 -

5. Huyện Lâm Hà 178 206 227 241 97

6. Huyện Đơn Dương 235 151 90 95 23

7. Huyện Đức Trọng 94 75 112 117 57

8. Huyện Di Linh 415 45 63 66 75

9. Huyện Bảo Lâm 338 110 116 112 57

10. Huyện Đạ Huoai 106 23 12 13 2

11. Huyện Đạ Tẻh 14 26 8 12 2

12. Huyện Cát Tiên 59 112 115 116 3

Nguồn: [6]

Lao động tại các trang trại chủ yếu là lao động thuê ngoài thời vụ, ngoài ra còn có lao động thuê ngoài thường xuyên và lao động của chủ hộ. Một số các trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ làm ăn với các công ty lớn trong chế biến, thu mua và xuất khẩu. Hiệu quả sản xuất của các trang trại khá cao nhưng còn một số trang trại mang tính phân tán, chưa có sự phối hợp với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2.3.4.3. Hợp tác xã nông nghiệp

Các hợp tác xã hoạt động nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ nông dân và thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.

Hiện nay Lâm Đồng có 437 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau, trong đó chủ yếu là các hợp tác chuyển đổi (từ hợp tác xã kiểu cũ) và các hợp tác xã mới thành lập. Các hợp tác xã này đều làm dịch vụ cho các nông hộ và các trang trại phù hợp với cơ chế thị trường và luật hợp tác xã năm 2003.

Hầu hết các hợp tác xã đã đảm nhiệm những dịch vụ mang tính cộng đồng, trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chất lượng và giá cả dịch vụ do hợp tác xã cung ứng nói chung tốt và rẻ hơn so với dịch vụ doing nghiệp tư nhân hoặc hộ tự làm.

Hợp tác xã điển hình ở Lâm Đồng là Liên hiệp hợp tác xã số 1 Lâm Đồng (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) chủ yếu là hình hình thức kinh doanh vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, chế biến kinh doanh hàng nông lâm sản, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

106

2.3.4.4. Nông trường quốc doanh

Nông trường quốc doanh ở Lâm Đồng là các cơ sở kinh doanh nông nghiệp, sản xuất trên quy mô lớn về đất đai, cung cấp nông sản cho thị trường trong nước hoặc xuất khẩu.

Ở Lâm Đồng nông trường quốc doanh hoạt động bước đầu mang lại hiệu quả nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn chưa có sự liên kết, hợp tác với nhau.

Nông trường chè nổi tiếng tại Lâm Đồng là nông trường chè Cầu Tre tại Bảo Lộc với diện tích 30ha chè và thu lãi trên 11,5 tỷ đồng mỗi năm; giải quyết việc làm thời vụ cho hàng trăm lao động tại địa phương, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.

Tóm lại: Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của Lâm Đồng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng và còn phân tán. Chưa có sự đầu tư mạnh cho bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Trong các hình thức trên, sản xuất nông nghiệp dưới hình thức trang trại được xem là phù hợp với các nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, hình thức nông trường quốc doanh với việc sản xuất cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê.

Một phần của tài liệu nông nghiệp tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)