Qua 8 năm hoạt động kinh doanh, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Bianfishco cũng luôn hướng tới việc đạt được mục tiêu chất lượng bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu trong chế biến và hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như: ISO 22000, HACCP, BRC, IFS, ISO / IEC 17025, ... Vì vậy, đến nay, các sản phẩm của Bianfishco đã có mặt tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, rải đều khắp các châu lục.
Châu Mĩ Châu Âu Trung Đông Châu Á Thị trường khác Châu Mĩ Châu Âu Trung Đông Châu Á Châu Phi Châu Úc
Nguồn: Phòng Kinh doanh và Xuất khẩu của Bianfishco
Hình 4.4 Cơ cấu các thị trường xuất khẩu của Bianfishco
4.2.3.1 Thị trường Châu Mĩ
a) Mĩ
Theo Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi năm các khu vực đánh bắt cá của Mĩ có thể cung cấp 6-7 triệu tấn hải sản. Tuy
Năm 2011 86,75% 8,3% 1,73% 2,97% Năm 2012 3,05% 84,7% 8,9% % 3,17% % Năm 2013 49% 10% 31% 8% 1% 1% Năm 2014 46% 29% 12% 10% 2% 1%
54
nhiên, để bảo tồn số lượng giống cũng như duy trì sự phong phú của các nguồn tài nguyên thủy sản trong dài hạn, chính phủ Mĩ đã hạn chế tỷ lệ khai thác chỉ còn 4-5 triệu tấn mỗi năm. Kết quả là, thị trường trong nước không thể cung cấp đủ lượng hải sản cho các khách hàng trong nước, vì thế Mỹ trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của thủy sản toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng như Bianfishco đã nhận thức được xu thế đó và đã chọn Mĩ là thị trường mục tiêu của mình. Ngoài ra , năm 2011 và 2012, mức thuế suất thuế xuất khẩu tại thị trường Mĩ của Bianfishco là 0%. Đó là nguyên nhân trong hai năm này thị trường Mĩ là thị trường nước ngoài lớn nhất của Bianfishco với hơn 85% hợp đồng xuất khẩu đều đến từ đất nước này.
Tuy nhiên, vào năm 2013, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá đối với thủy sản Việt Nam trong đợt xem xét hành chính lần thứ 8 (POR 8), theo đó Bianfishco phải chịu mức thuế suất 0,77 USD/1kg cá tra fillet. Điều này đã mang lại sự thay đổi đáng kể trong chiến lược xuất khẩu của công ty. Bianfishco không thể đạt được nhiều lợi nhuận từ thuế suất cao như vậy, do đó công ty đã cố gắng giảm khối lượng xuất khẩu sang thị trường Mĩ và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác như EU hoặc các nước khác ở châu Mĩ. Năm 2013, Mĩ không còn là thị trường xuất khẩu chủ lực của Bianfishco khi tỷ lệ xuất khẩu sang đây đã giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 23% tổng sản lượng xuất khẩu.
Sang đầu năm 2014, số hợp đồng xuất khẩu với các đối tác tại thị trường Mĩ chỉ chiếm gần 10% trên tổng số hợp đồng xuất khẩu của Bianfishco.
b) Các nước Bắc Mĩ và Nam Mĩ
Đây là một thị trường mới và khá rộng lớn của Bianfishco. Năm 2011 và 2012, thị trường này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong sản lượng xuất khẩu của công ty do công ty chỉ mới bước đầu thâm nhập thị trường, còn chưa nắm bắt được thông tin thị trường, gặp phải nhiều khó khăn về tìm kiếm đối tác, các thủ tục hải quan… và đây cũng là thị trường tương đối khó tính.
Tuy nhiên đến năm 2013 thị trường này lại chiếm đến 25% số hợp đồng xuất khẩu. Nguyên nhân là sau những khó khăn về thuế suất và rào cản kĩ thuật tại Mĩ, Bianfishco đã hạn chế số lượng hợp đồng xuất khẩu với Mĩ và tìm kiếm các thị trường mới. Các nước khác ở châu Mĩ như Brazil, Mexico, Canada… là những thị trường đầy triển vọng của Bianfishco. Đặc biệt, theo báo cáo của VASEP vào năm 2013, Việt Nam được xếp hạng nhất trong 10 quốc gia hàng đầu xuất khẩu cá tra vào Brazil. Với diện tích lớn thứ 5 và dân số hơn 190 triệu người, Brazil chắc chắn là một thị trường rất tiềm năng cho cá tra Việt Nam nói chung và cho Bianfishco nói riêng. Vì vậy, công ty đã nổ lực tăng cường tìm kiếm đối tác mới tại thị trường này để thay thế cho thị
55
trường đã mất trước đó - thị trường Mĩ. Kết quả là 6 tháng đầu năm 2014, riêng thị trường Brazil đã chiếm hơn 30% số hợp đồng xuất khẩu của Bianfishco.
4.2.3.2 Thị trường Châu Âu
a) Các nước EU
Trong năm 2011 và 2012, khi Mĩ là thị trường chủ lực của Bianfishco thì số lượng hợp đồng xuất khẩu sang EU rất hạn chế chỉ ở mức 8,30% năm 2011 và 8,82% vào năm 2012.
Đến năm 2013, Bianfishco thay đổi thị trường xuất khẩu nhằm nâng cao lợi nhuận khi mức thuế suất thuế tại Mĩ đã trở thành 0,77 USD/kg cá tra. Và thị trường EU là thị trường đầy tiềm năng của công ty vì cá tra cũng rất được ưa chuộng tại đây bởi chất lượng cao và giá cả hợp lí (3-6 euro/kg, trong khi các loại cá khác có giá 7-12 euro/kg). Trong tháng 11 năm 2013, VASEP và cảng Zeebrugge (Bỉ) đã ký một cam kết nhằm thiết lập một cơ sở phân phối cá tra Việt Nam tại cảng Zeebrugge để tạo thuận lợi cho xuất khẩu cá tra vào thị trường EU. Như vậy, kể từ khi Mĩ thiết lập rào cản đối với xuất khẩu của cá tra Việt Nam, EU đã trở thành một thị trường rất tiềm năng của Bianfishco, chiếm tỷ lệ 28% trong tổng số hợp đồng xuất khẩu. Điều này cho thấy Bianfishco đang tập trung vào khai thác thị trường rộng lớn này.
Sang năm 2014, với tình hình khó khăn chung của cá tra Việt Nam khi vướng phải rào cản kĩ thuật tại thị trường EU, tỉ lệ xuất khẩu sang thị trường này của Bianfishco cũng có sự giảm sút, chỉ còn chiếm khoảng 25% số hợp đồng xuất khẩu. Hướng giải quyết của công ty là hạn chế xuất khẩu vào thị trường này và thâm nhập vào các thị trường dễ tính khác như ASEAN, Brazil, Colombia, Ả Rập Xê Út… Tuy nhiên điều này sẽ làm giảm giá trị xuất khẩu đối với sản phẩm của công ty.
b) Các nước còn lại của châu Âu
Đây là thị trường tuy không mới nhưng Bianfishco vẫn chưa chiếm được thị phần cao tại đây.
Năm 2011 và 2012, đơn đặt hàng từ thị trường này chỉ chiếm một phần không đáng kể trong tổng số hợp đồng xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân là vì khi đó Bianfishco chỉ tập trung vào thị trường chủ lực (Mĩ) mà bỏ qua các thị trường nhỏ lẻ khác, không thai thác hết tiềm năng từ thị trường này.
Đến năm 2013, do những biến động từ thị trường truyền thống mà cơ cấu các thị trường của công ty đã có sự thay đổi. Công ty bắt đầu quan tâm đến việc tìm kiếm các thị trường mới nhằm mở rộng thị phần cho công ty. Ngoài EU, các nước khác thuộc châu Âu như Na Uy, Thụy Điển… là mục tiêu tiếp theo mà Bianfishco hướng đến. Từ một con số không đáng kể vào năm 2011
56
và 2012, tỷ lệ xuất khẩu sang các nước này đã là 3% vào năm 2013, điều này đã cho thấy được nhu cầu về cá tra của thị trường này đang ngày càng tăng. Công ty nên nắm bắt xu thế đó để có những giải pháp phù hợp nhằm làm tăng lợi nhuận của mình.
4.2.3.3 Thị trường Trung Đông
Có thể nhìn thấy từ ba biếu đồ tròn ở hình 4.4, tỷ lệ xuất khẩu của thị trường Trung Đông trong tổng số hợp đồng xuất khẩu tăng dần từ 2011 đến 2013. Từ chỉ ở mức 1,73% năm 2011, tỷ lệ này tăng lên 3,17% vào năm 2012 và tăng đáng kể vào năm 2013 khi ở mức 10%. Có được điều này là vì nhu cầu tiêu thụ cá tra của thị trường Trung Đông liên tục tăng qua các năm bởi người tiêu dùng đã nhận thấy được sự an toàn và lợi ích về sức khỏe khi sử dụng loại thực phẩm mới này. Hơn nữa, sản phẩm của công ty có chất lượng cao và giá cả phải chăng nên rất được đón nhận tại thị trường này. Hiện, sản phẩm của công ty đã bắt đầu có được uy tín và sự tin dùng từ khách hàng Trung Đông. Cụ thể tỷ lệ xuất khẩu sang Trung Đông 6 tháng đầu năm 2014 lại tiếp tục tăng so với năm 2013, chiếm 12% tổng số hợp đồng xuất khẩu của Bianfishco. Đây là một dấu hiệu tích cực cho tình hình xuất khẩu của công ty sau khi thay đổi cơ cấu xuất khẩu sang các thị trường.
4.2.3.4 Thị trường châu Á
Tương tự như thị trường Trung Đông, châu Á cũng là một thị trường mới của Bianfishco và chỉ bắt đầu phát triển vào năm 2013. Mặc dù vậy, tỷ trọng của thị trường này lại không hề nhỏ khi ở mức gần 8%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tỷ trọng này tiếp tục tăng, đạt mức 10%. Điều này cho thấy Bianfishco đã dần khẳng định được ưu thế của mình trên thị trường châu Á. Nguyên nhân của sự thành công này là vì châu Á là thị trường mà công ty dễ dàng thâm nhập nhất bởi những nét tương đồng về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng…với Việt Nam. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu sang các nước châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN, Bianfishco sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi và còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển, điều này sẽ tác động tích cực đến việc cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, với ưu thế về chất lượng và giá cả, sản phẩm của Bianfish rất được ưa chuộng tại thị trường châu Á - một thị trường có phần lớn là các nước đang phát triển. Trong số các nhà nhập khẩu châu Á thì Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước nhập khẩu quan trọng nhất với nhu cầu về sản phẩm cá tra vô cùng rộng lớn.
4.2.3.5 Thị trường châu Phi
Châu Phi đang dần trở thành một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, với Bianfishco, quá trình
57
tiếp cận thị trường này vẫn còn nhiều khó khăn về ngôn ngữ, thủ tục hải quan và sự cạnh tranh của các công ty xuất khẩu lớn khác. Trong năm 2013, Bianfishco chỉ có hai hợp đồng xuất khẩu từ Ai Cập - Châu Phi, trị giá 235 triệu USD, chiếm 1% tổng số hợp đồng xuất khẩu của công ty. Và đến năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên 2%. Đây là chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu của Bianfishco khi đã dần chiếm được thị phần tại thị trường châu Phi và có được sự tin dùng từ phía người tiêu dùng tại đây. Trong tương lai công ty sẽ nổ lực hơn nữa để phát triển thị trường này nhằm mục tiêu mang sản phẩm của Bianfishco đến với người tiêu dùng trên toàn thế giới.
4.2.3.6 Thị trường châu Úc
Chỉ bắt đầu từ năm 2013 Bianfishco mới bắt đầu mở rộng thị trường sang Úc. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu dùng tại đây còn rất thấp và vướng phải sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty khác tại thị trường này, chỉ có duy nhất 2 hợp đồng xuất khẩu sang Úc vào năm 2013, chiếm tỷ lệ chỉ 1% sản lượng xuất khẩu của công ty. Kế hoạch trước mắt của Bianfishco là tập trung vào các thị trường tiềm năng khác như Trung Đông hay châu Á trước khi cố gắng mở rộng thị phần của công ty đến thị trường còn khá mới này.
4.2.3.7 Sản lượng xuất khẩu tại từng thị trường
Bảng 4.5 Sản lượng xuất khẩu theo thị trường của Bianfishco giai đoạn từ 2011 đến 06/2014 Thị trường Sản lượng (Tấn) So sánh (2012/2011) So sánh (2013/2012) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014 Tuyệt đối (Tấn) Tương đối (%) Tuyệt đối (Tấn) Tương đối (%) Châu Mĩ 13.161 2.002 5.353 1.186 -11.159 -84,79 3.351 167 Châu Âu 1.267 210 3.360 747 -1.057 -83,43 3.150 1.500 Trung Đông 262 75 1.080 309 -187 -71,37 1.005 1.340 Châu Á 451 72 840 258 -379 -84,04 768 1.067 Châu Phi 14 3 96 52 -11 -78,57 93 3.100 Châu Úc 9 2 96 26 -7 -77,78 94 4.700 Tổng cộng 15.171 2.364 10.825 2.578 -12.807 -84,42 8.461 358
58
Năm 2011, công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mĩ nên sản lượng xuất khẩu sang thị trường này là tương đối lớn, khoảng 13 nghìn tấn. Đến năm 2012, với những khó khăn chung của công ty, sản lượng xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều giảm mạnh từ 78 – 85%. Sang năm 2013, sau khi SHB tham gia tái cơ cấu công ty với những đổi mới trong chiến lược quản lí và định hướng phát triển của công ty, Bianfishco đã dần ổn định và đạt được những kết quả tích cực trong hoạt động sản xuất kịnh doanh. Cụ thể là sản lượng xuất khẩu qua Mĩ năm 2013 là 5.353 tấn, tăng 167,25% so với năm 2012. Tuy nhiên số lượng này đã giảm rất nhiều so với năm 2011 vì đã có sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu của công ty. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mĩ vào 6 tháng đầu năm 2014 của Bianfishco đạt xấp xỉ 1.200 tấn.
Về thị trường châu Âu, sản lượng xuất khẩu sang đây năm 2013 là 3.360 tấn, tăng đến 1.500% so với năm 2012 và cũng tăng 200% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sau khi gặp khó khăn tại thị trường Mĩ, Bianfishco đã chuyển sang thị trường mục tiêu mới đầy tiềm năng - thị trường châu Âu - làm cho sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng vọt vào năm 2013. Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng xuất khẩu sang châu Âu của Bianfishco là 747 tấn.
Bên cạnh đó, thị trường Trung Đông và châu Á cũng là hai thị trường mới rất triển vọng được Bianfishco hướng đến. Sản lượng tại hai thị trường này lần lượt là 1.080 tấn và 840 tấn vào năm 2013, tăng khoảng 1300% so với năm 2012 và cũng tăng rất nhiều so với sản lượng năm 2011. Mức tăng trưởng nhanh chóng này là do tác động của thuế chống bán phá giá và sự kiểm soát chất lượng ngày càng gắt gao tại hai thị trường chủ lực của Bianfishco là Mĩ và EU làm cho công ty phải có sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu. Nhận thấy châu Á và Trung Đông là các thị trường tương đối dễ tính và dễ thâm nhập, công ty đã lựa chọn hai thị trường này là thị trường mục tiêu mới của mình nên đã tăng cường tìm kiếm đối tác và mở rộng xuất khẩu tại đây. Kết quả là sản lượng xuất khẩu sang châu Á và Trung Đông tăng một cách nhanh chóng và đáng kể. Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng cá tra xuất khẩu sang Trung Đông và châu Á lần lượt là 309 tấn và 258 tấn.
Thị trường châu Phi và thị trường Úc là hai thị trường rất mới mà Bianfishco chỉ mới hướng đến vào năm 2013, trước đó, sản lượng xuất khẩu vào đây còn rất thấp, không đáng kể. Năm 2013, Bianfishco xuất khẩu vào châu Phi và châu Úc với sản lượng bằng nhau là 96 tấn cá tra, so với năm 2012 tăng 3.100% tại châu Phi và tăng 4.700% tại thị trường Úc. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ này là vì sản phẩm cá tra của Việt Nam nói chung và của Bianfishco nói riêng đã dần khẳng định được thương hiệu và có
59
được sự tín nhiệm của người tiêu dùng tại châu Phi và Úc. Lại thêm, hai thị trường này chưa đặt ra những tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe đối với sản phẩm còn khá mới mẻ này nên công ty sẽ dễ dàng thâm nhập hơn. Đặc biệt tại thị trường châu Phi là thị trường có thu nhập thấp thì sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh sẽ rất được ưa chuộng. Vì vậy nhu cầu về cá tra tại thị trường này là liên tục tăng qua các năm. Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng xuất khẩu sang châu Phi của Bianfishco là hơn 52 tấn, xuất khẩu sang Úc 26 tấn. Trong tương lai, Bianfishco sẽ có những nổ lực nhằm làm tăng thị phần của