Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014 (Trang 26 - 28)

Hình 2.2 Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu

Hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu bao gồm: − Đơn xin giấy phép

− Phiếu hạn ngạch

− Bản sao hợp đồng đã kí với nước ngoài hoặc bản sao L/C Xin giấy phép xuất khẩu

Giục người mua mở L/C (áp dụng đối với các hợp đồng thanh

toán bằng L/C)

Chuẩn bị hàng hóa

Kiểm tra hàng hóa

Thuê tàu vận chuyển hàng hóa

Làm thủ tục hải quan Giao hàng cho người vận tải

Làm thủ tục thanh toán Mua bảo hiểm (nếu có)

17

Mỗi giấy phép được cấp cho một chủ hàng kinh doanh để xuất khẩu một hoặc một số mặt hàng với mức đã định, chuyên chở bằng phương tiện vận tải và giao hàng tạo một địa điểm nhất định.

Bước 2: Giục người mua mở L/C

Trong trường hợp hợp đồng thanh toán theo L/C thì doanh nghiệp xuất khẩu cần nhanh chóng giục bên nhập khẩu mở L/C. Khi được ngân hàng thông báo cần kiểm tra, xem xét cẩn thận tránh xảy ra sai sót.

Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa

Bao gồm 3 bước:

− Thu gom tập trung thành một lô hàng xuất khẩu. − Đóng gói bao bì hàng hóa xuất khẩu.

− Kiểm tra kí mã hiệu hàng xuất khẩu.

Bước 4: Kiểm tra hàng hóa

Người xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa: kiểm tra về số lượng, chất lượng, quy cách đóng gói… trước khi giao hàng.

Bước 5: Thuê tàu lưu cước (nếu có)

Tùy từng điều kiện giao hàng đã kí kết trong hợp đồng, việc thuê tàu chở hàng được tiến hành trên 3 căn cứ:

− Điều khoản của hợp đồng, điều kiện cơ sở giao hàng, số lượng hàng giao nhiều hay ít…

− Đặc điểm hàng hóa: Hàng nặng hay nhẹ, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức tạp, hàng vận chuyển dài ngày hay ngắn ngày.

− Điều kiện vận tải: Cước phí của từng loại hàng mà lựa chọn thuê vận chuyển theo đường bộ, đưởng biển hay đường hàng không.

Bước 6: Mua bảo hiểm (nếu có)

Bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu là sự cam kết bồi thường về mặt kinh tế của công ty bảo hiểm cho người mua bảo hiểm khi có rủi ro tổn thất, tai nạn xảy ra đối với hàng hóa xuất khẩu trong quá trình chuyên chở. Người được bảo hiểm có trách nhiệm đóng cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm theo điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm.

Bước 7: Làm thủ tục hải quan

Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (customs declanration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính xác. Tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.

18

Bước 8: Giao hàng lên tàu

Khi xuất khẩu, tùy theo phương thức thuê tàu chuyến hay thuê tàu chợ và điều kiện chuyên chở hàng, rời hay trong cả container mà người xuất khẩu phải thực hiện thực hiện một số công việc chủ yếu sau:

− Hàng chuyên chở không dùng container theo phương thức tàu chuyến. − Hàng chuyên chở bằng container theo phương thức tàu chợ.

Bước 9: Làm thủ tục thanh toán

Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng trong hoạt động xuất khẩu. Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: Phương thức trả tiền mặt, phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ.

Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng xuất khẩu mà lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp và có lợi nhất.

Bước 10: Khiếu nại và giải quyết

Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang tính pháp lí thỏa mãn hay không thỏa mãn yêu cầu của bên khiếu nại.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)