Một số tiêu chuẩn quản trị chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014 (Trang 28 - 31)

2.1.8.1 Tiêu chun BRC

Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm - là tiêu chuẩn do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium - BRC) thiết lập vào năm 1998.

Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào từ khi cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các yêu cầu luật định và thông tin công nghệ

về sản phẩm giúp công ty đảm bảo ứng phó kịp thời với những sự thay đổi, luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra BRC còn giúp người tiêu dùng biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Ngày nay, BRC được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như là một hệ

thống cốt lõi cho mọi hoạt động (nhà bán lẻ – nhà sản xuất), đây được xem như là một chiếc vé gia nhập vào thị trường và còn là cơ hội chứng minh sự

cam kết của công ty về thực phẩm an toàn, chất lượng và hợp pháp trong một môi trường cải tiến liên tục.

2.1.8.2 Tiêu chun HACCP

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) - Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn - là hệ thống quản lý chất lượng dựa

19

trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu và là công cụ phân tích nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm.

Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm. Phương pháp nghiên cứu HACCP phải thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào những thay đổi của quá trình chế biến.

HACCP là một hệ thống có sơ sở khoa học và có tính logic. HACCP có thể thích nghi dễ dàng với sự thay đổi như những tiến bộ trong thiết kế thiết bị, quy trình chế biến hoặc những cải tiến kỹ thuật. Hệ thống HACCP có khả năng độc lập với những hệ thống quản lý chất lượng khác. Áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng đã có và là hệ thống đáng để lựa chọn để quản lý an toàn chất lượng thực phẩm trong số rất nhiều những hệ thống quản lý chất lượng khác nhau.

Hệ thống HACCP được xây dựng dựa trên nền tảng của các quy phạm sản xuất (GMP) và quy phạm sản xuất (SSOP).

2.1.8.3 Tiêu chun ASC và MSC CoC

Trong tình hình thị trường xuất khẩu gặp nhiều trở ngại về rào cản thương mại như hiện nay, ASC và MSC CoC là một cứu cánh giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam có cơ hội thâm nhập và mở rộng vào các thị trường thế giới như EU, Nhật Bản, Mĩ, Brazil…

Tiêu chuẩn ASC

ASC là viết tắt của Aquaculture Stewaship Council (Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản). ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm.

Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.

ASC xây dựng hai tiêu chuẩn thành phần: Tiêu chuẩn trang trại (áp dụng cho các trang trại nuôi trồng thủy sản) và tiêu chuẩn chuỗi hành trình (áp dụng cho các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu - nhập khẩu, phân phối).

Tiêu chuẩn Chuỗi hành trình sản phẩm MSC CoC

MSC (Marine Stewardship Council)- Hội đồng quản lý biển.

Sản phẩm thủy sản sử dụng nhãn hiệu của MSC đảm bảo được khai thác từ một ngư trường bền vững, được quản lý tốt và được khai thác một cách có trách nhiệm. Hiện nay, MSC là một trong số các loại nhãn hiệu sinh thái được chú trọng trên thế giới, nó giúp chứng nhận các ngành ngư nghiệp bền vững. MSC có giá trị như một giấy thông hành, đảm bảo phát triển thủy sản an toàn và là thương hiệu bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam.

20

Tiêu chuẩn MSC CoC bao gồm các yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát bằng tài liệu, khả năng nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và lưu trữ hồ sơ.

Sự hợp tác giữa ASC và MSC CoC nhằm đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản có được giấy thông hành đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Những sản phẩm đạt chứng nhận ASC sau khi được cấp chứng chỉ MSC CoC, sẽ được thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Châu Âu đón nhận.

2.1.8.4 Tiêu chun thc phm Halal

Chứng chỉ Halal là một loại chứng chỉ xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua'ran và luật Shariah.

Các Sản phẩm Halal tại các thị trường Hồi giáo được chia ra 4 loại chính: Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu, bia, chất có cồn); Thuốc chữa bệnh (Halal medicines); Mỹ phẩm (halal cosmetic & skin care); Các sản phẩm thực phẩm Chức năng (Halal health Supplement).

Đối với các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm theo 4 nhóm trên sang các khu vực Trung Đông thi việc cần có giấy chứng nhận Halal gần như là bắt buộc. Việc đánh giá và xác nhận sản phẩm đó có phải là Halal hay không phải do các chuyên gia có chuyên môn là người Hồi giáo kiểm tra thực tế tại nhà máy sản xuất. Việc kiểm tra bao gồm đánh giá các thành phần Halal để sản xuất sản phẩm và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy để đạt được điều kiện "tinh khiết". Hiện nay tại các quốc gia đều có tổ chức chứng nhận Halal độc lập.

Lợi ích khi áp dụng Halal: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Là chìa khoá mở cửa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo.

− Giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm được chứng nhận Halal có nghĩa là người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm với việc đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là Haram (những thứ không hợp pháp theo tiêu chuẩn của người Hồi giáo), qua đó làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

− Các giấy chứng nhận Halal do Văn phòng chứng nhận Halal – HCA (Halal Certification Agency) cấp được chấp nhận trên toàn thế giới. Từ Indonesia, Malaysia, Singapore, đến Ả Rập Saudi và các nước Trung Đông khác, qua châu Âu, Bắc và Nam Mỹ…

21

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014 (Trang 28 - 31)