Nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014 (Trang 50 - 52)

Với lợi thế về vị trí địa lí khi có nhà máy chế biến nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vùng có diện tích nuôi trồng cá tra lớn nhất nước, Bianfishco luôn có được nguồn nguyên liệu dồi dào với giá cả hợp lí từ các trang trại nuôi cá tra với nhiều qui mô khác nhau trong khu vực. Tuy nhiên, nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất và kiểm soát được chất lượng nguyên liệu dễ dàng hơn, Bianfishco còn có thêm các trang trại nuôi cá tra nằm ở Vĩnh Long và An Giang nhằm tự cung cấp nguyên liệu cho mình. Hiện nay công ty có đến 5 trang trại nuôi cá tra, gồm 12 ao nuôi với tổng diện tích khoảng 20 ha. Mỗi ao có thể cung cấp đủ không gian cho khoảng 250 tấn cá tra trong mỗi kỳ thu hoạch (7-8 tháng), do đó tổng công suất cá tra của Bianfishco là hơn 3.000 tấn mỗi kỳ thu hoạch.

Bảng 4.1 Tình hình nguồn nguyên liệu đầu vào của Bianfishco từ 2011 đến tháng 6/2014 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014 So sánh (2012/2011) (%) So sánh (2013/2012) (%) Diện tích nuôi (Ha) 20 20 20 20 0 0 Sản lượng thu hoạch (Tấn) 5.475 1.140 7.800 2.015 -79,2 584,2

Giá mua nội bộ (Đồng/kg) 20.050 20.000 19.200 20.500 -0,2 -4,0 Giá cá nguyên liệu trên thị trường (Đồng/kg) 20.000 22.000 20.500 23.500 10,0 -7,3 Tổng nhu cầu nguyên liệu (Tấn) 18.250 2.850 13.000 3.100 -84,4 356,1

41

Có thể thấy, diện tích nuôi trồng cá tra của Bianfishco là không thay đổi qua các năm do trước đó công ty chưa thật sự chú trọng đến các trang trại nuôi cá. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, sau khi nhận thấy được những lợi ích của việc tự cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, Bianfishco đã có kế hoạch mở rộng và nâng cấp vùng nuôi trong thời gian tới.

Sản lượng thu hoạch tại 2 vùng nuôi của công ty cũng có sự tăng giảm không ổn định từ 2011 đến 2013. Năm 2011, sản lượng nguyên liệu vùng nuôi cung cấp cho công ty là 5.475 tấn, chỉ chiếm 30% nhu cầu nguyên liệu đầu vào. Trong năm này, 2 vùng nuôi tại Vĩnh Long và An Giang chỉ mới đi vào hoạt động nên còn thiếu kinh nghiệm nuôi trồng và chưa được công ty chú trọng phát triển nên không đạt năng suất cao. Điều này cũng làm cho chi phí nuôi trồng cao dẫn đến việc giá thành cao hơn giá cá nguyên liệu trên thị trường khoảng 50 đồng/kg. Vì vậy, giai đoạn này công ty chủ yếu thu mua nguyên liệu từ bên ngoài.

Năm 2012, do những khó khăn chung của công ty, nên hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, vì vậy sản lượng cá thu hoạch tại các ao cũng sụt giảm để tránh dư thừa nguồn nguyên liệu. Sản lượng thu hoạch năm 2012 là 1.140 tấn, giảm đến 79,2% so với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn cá nguyên liệu từ vùng nuôi năm 2012 lại tăng so với năm 2011, chiếm 40% tổng nhu cầu nguyên liệu của công ty. Điều này cho thấy công ty đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho việc phát triển vùng nuôi nhằm cắt giảm bớt chi phí trong giai đoạn khó khăn vì chi phí nâng cấp, cải tạo vùng nuôi sẽ thấp hơn so với chi phí thu mua cá từ bên ngoài. Cũng chính vì vậy mà giá thành sản xuất cá nguyên liệu năm 2012 chỉ còn 20.000 đồng/kg, giảm 0,2% so với năm 2011 và thấp hơn giá nguyên liệu trên thị trường đến 2.000 đồng/kg.

Đến năm 2013, sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nguyên liệu được thể hiện rõ rệt khi tỷ trọng cá tra từ vùng nuôi của công ty chiếm đến 60% số lượng cá tra nguyên liệu. Nguyên nhân của sự thay đổi này là để lấy lại uy tín với khách hàng sau một thời gian tạm ngưng hoạt động vào năm 2012, Bianfishco cần nâng cao chất lượng sản phẩm và có mức giá bán cạnh tranh nên việc tự cung cấp được nguồn nguyên liệu đầu vào là rất cần thiết do có thể dễ dàng kiểm soát được chất lượng nguyên liệu và cắt giảm được chi phí giá thành sản phẩm. Lượng cá thu hoạch từ vùng nuôi năm 2013 cũng tăng đáng kể so với năm 2012, tăng đến 584,2%, đạt 7.800 tấn. Sự gia tăng mạnh mẽ này là do Bianfishco đã dần đi vào ổn định sau khi được SHB tham gia tái cơ cấu nên tình hình xuất khẩu trong năm 2013 đã có chuyển biến tích cực do đó nhu cầu về nguồn nguyên liệu cũng tăng theo. Việc nâng cao chất lượng vùng nuôi đã được quan tâm nhiều hơn, chất lượng con giống được nâng cao, trình độ tay

42

nghề của người nuôi cá được nâng cao nên sản lượng thu hoạch tăng trong khi chi phí nuôi trồng lại giảm. Điều này làm cho giá thành tiếp tục giảm 4% so với năm 2012, chỉ còn 19.200 đồng/kg, thấp hơn giá thị trường 1.300 đồng/kg.

Sáu tháng đầu năm 2014, tỉ trọng cá nguyên liệu từ vùng nuôi tiếp tục tăng, chiếm 65% tổng nhu cầu nguyên liệu của công ty, đạt 2.015 tấn. Cũng trong giai đoạn này, giá thành sản xuất cá nguyên liệu của vùng nuôi là khá cao, khoảng 20.500 đồng/kg. Nguyên nhân là do giá thức ăn, thuốc chữa bệnh… cho cá đều tăng dẫn đến chi phí nuôi trồng cao. Tình hình khan hiếm cá nguyên liệu kéo dài vào 6 tháng đầu năm 2014 đã đẩy giá cá nguyên liệu trên thị trường lên cao, đạt mức 23.500 đồng/kg.

Năng lực sản xuất nhà máy hiện tại tuy đã đáp ứng được 60-70 tấn nguyên liệu/ngày nhưng lượng nguyên liệu không đủ, sản lượng cung cấp cho các đơn hàng xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng về tiến độ giao hàng, điều này không những làm phát sinh thêm chi phí (phí điều chỉnh L/C và các chi phí khác do điều chỉnh kéo dài thới gian giao hàng) mà còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với khách hàng. Vì vậy ngoài việc chú trọng đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở rộng vùng nuôi thì công ty cũng cần phải hợp tác với các nhà cung ứng khác bằng cách hỗ trợ vốn, kĩ thuật nuôi trồng.. cho họ để xây dựng mối quan hệ lâu dài nhằm có được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với giá hợp lí.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014 (Trang 50 - 52)