Phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014 (Trang 56)

Phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất của Bianfishco là tín dụng chứng từ (L/C), chiếm 61% tổng số hợp đồng xuất khẩu của công ty vào năm 2013. Công ty thường sử dụng L/C không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit) hoặc L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit). Quá trình thực hiện thanh toán có thể được mô tả ngắn gọn như sau:

47

− Sau khi hợp đồng đã được ký kết, nhà nhập khẩu đến ngân hàng làm thủ tục mở L/C, Bianfishco là người thụ hưởng. Sau đó Ngân hàng mở L/C sẽ thông báo cho Ngân hàng thông báo thư tín dụng của Bianfishco (SHB). Khâu tiếp theo là SHB sẽ thông báo cho Bianfishco rằng L/C đã được mở.

− Bianfishco giao sản phẩm cho nhà nhập khẩu thông qua bên vận chuyển và nhận B/L. Sau đó, Bianfishco sẽ hoàn thành bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu trong L/C.

− Sau khi hoàn thành bộ chứng từ Bianfishco sẽ trình bày các chứng từ này cho Ngân hàng thông báo thư chứng từ, Ngân hàng chiết khấu hoặc Ngân hàng xác nhận (phụ thuộc vào yêu cầu của L/C) và SHB sẽ là ngân hàng chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp cho Bianfishco.

− Sau khi SHB nhận được bộ chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của nó, đồng thời đối chiếu với các điều khoàn của L/C. Nếu thấy không phù hợp, SHB sẽ thông báo cho Bianfishco và nhà nhập khẩu. Cả hai bên sẽ làm việc với nhau để sửa đổi, bổ sung chứng từ. Trong trường hợp các chứng từ đều hoàn toàn hợp lệ và đầy đủ, SHB sẽ gửi khoản thanh toán cho Bianfishco hoặc gửi thông báo đòi tiền đến ngân hàng mở L/C.

Phương thức tiếp theo cũng được Bianfishco chấp nhận và thường

được lựa chọn cho việc thanh toán hàng hóa xuất khẩu của công ty là Nhờ thu trả ngay (D/P), chiếm tỷ lệ 24% số hợp đồng xuất khẩu . Với phương thức này, sau khi hàng được xếp lên tàu, bộ chứng từ thanh toán sẽ được gửi đến ngân hàng nhờ thu bởi ngân hàng của Bianfishco. Nhà nhập khẩu nhận phải thanh toán cho ngân hàng thu hộ thì mới nhận được bộ chứng từ hàng hóa.

Ngoài ra, Bianfishco cũng chấp nhận phương thức trả trước bằng

điện (T/T) để thanh toán hợp đồng. Với phương thức thanh toán trả trước, các nhà nhập khẩu gửi thanh toán trước sau đó Bianfishco mới gửi hàng. Với tỷ lệ 11% trong tổng số hợp đồng xuất khẩu của Bianfishco có thể thấy phương pháp này tương đối ít được sử dụng trong thanh toán xuất khẩu vì nó chỉ có thể áp dụng đối với các khách hàng thân quen và tin tưởng vào công ty.

Phương thức thanh toán được sử dụng ít nhất là trong hợp đồng xuất khẩu của Bianfishco là phương thức trả sau (T/T). Khi áp dụng phương thức thanh toán này, Bianfishco sẽ vận chuyển hàng hóa và gửi các chứng từ xuất khẩu cho nhà nhập khẩu trước khi nhận được thanh toán. Vì vậy, phương pháp này sẽ mang đến nhiều rủi ro và chỉ có thể được áp dụng với khách hàng đáng tin cậy, do đó nó chỉ chiếm 4% trong số hợp đồng xuất khẩu của công ty vào năm 2013.

48 Tín dụng chứng từ Nhờ thu trả ngay Trả trước (T/T) Trả sau (T/T) Nguồn: Bộ phận Xuất khẩu của Bianfishco

Hình 4.2 Tỷ lệ sử dụng các phương thức thanh toán của Bianfishco năm 2013

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN THỦY SẢN BÌNH AN GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014

4.2.1 Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Bianfishco giai đoạn 2011 – 6/2014 giai đoạn 2011 – 6/2014

Bảng 4.3 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Bianfishco từ 2011 đến tháng 6/2014 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014 So sánh (2011/2012) So sánh (2012/2013) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Sản lượng xuất khẩu (Tấn) 15.171 2.364 10.825 2.578 -12.806 -84,42 8.460 357,84 Kim ngạch xuất khẩu (Nghìn USD) 45.514 8.228 26.501 9.134 -37.285 -81,92 18.273 222,08

Nguồn: Phòng Kinh doanh và Xuất nhập khẩu của Bianfishco

Nhìn chung, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Bianfishco từ 2011 đến tháng 6/2014 tăng giảm không ổn định do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này có nhiều biến động.

61% 24%

11% 4%

49

Năm 2011, do sự phục hồi của nền kinh tế thế giới nên nhu cầu tiêu thụ thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá tra tăng mạnh, sức tiêu thụ tại các thị trường lớn hơn. Đây cũng là năm mà công ty hoạt động đạt hiệu quả cao, từng bước khẳng định được thương hiệu của mình và có được uy tín với khách hàng nên số lượng đơn đặt hàng tăng cao. Công ty đã kí được nhiều hợp đồng xuất khẩu với đối tác tại các thị trường truyền thống (như EU, Mĩ..) và cả các thị trường mới (như Ai Cập, Trung Đông…) làm cho tình hình xuất khẩu có nhiều diễn biến tích cực. Cụ thể trong năm 2011, sản lượng xuất khẩu của Bianfishco là khoảng 15.171 tấn, đạt trị giá hơn 45,5 triệu USD, chiếm 97% doanh thu bán hàng.

Sản lượng xuất khẩu trong năm 2012 là thấp nhất kể từ khi Bianfishco đi vào hoạt động, chỉ ở mức 2.364 tấn, giảm đến 84,42% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm trầm trọng này là do trong năm 2012, ngành thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi phải chịu ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế thế giới và các rào cản kĩ thuật tại các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do công ty gặp khó khăn tài chính từ các khoản nợ tới hạn và nguồn tín dụng bị hạn chế, hậu quả là công ty phải ngừng sản xuất kinh doanh trong 5 tháng đầu năm 2012. Vì sự sụt giảm mạnh của sản lượng xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu trong thời gian này cũng rất thấp, chỉ đạt xấp xỉ 8,2 triệu USD, giảm đáng kể so với năm 2011 (giảm 81,98%).

Năm 2013, sau khi SHB tham gia vào việc tái cấu trúc Bianfishco và có những đổi mới trong chiến lược quản lí cũng như chiến lược kinh doanh, hoạt động xuất khẩu của công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sản lượng xuất khẩu của công ty đạt con số khá cao là 10.825 tấn. Chỉ tiêu này có mức tăng trưởng nhanh chóng so với năm 2012, tăng đến 357%. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu năm 2013 vẫn chưa đạt mức trước khi khủng hoảng xảy ra, cụ thể là ít hơn năm 2011 gần 5 nghìn tấn. Nguyên nhân là do công ty phải chịu ảnh hưởng chung khi các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam gặp khó khăn từ các vụ kiện bán phá giá và vướng phải rào cản kĩ thuật tại thị trường Mĩ và EU, hai thị trường lớn của công ty, làm cho sản lượng xuất khẩu chung của cả nước và của công ty giảm khá nhiều. Về kim ngạch xuất khẩu, năm 2013 giá trị này tăng 222% so với năm 2012. Có thể thấy, tuy kim ngạch xuất khẩu cũng tăng khá nhiều nhưng không nhiều bằng lượng tăng về sản lượng. Điều này là do sự thay đổi về thuế chống bán phá giá vào thị trường Mĩ dẫn đến việc công ty phải hạn chế xuất khẩu vào thị trường này mà thay vào đó là các thị trường dễ tính khác như châu Á hay Trung Đông, tuy nhiên tỷ giá tiền

50

của các nước này lại thấp hơn so với Mĩ nên giá trị ngoại tệ thu về của công ty cũng sẽ thấp hơn.

6 tháng đầu năm 2014, tình hình công ty đã dần đi vào ổn định và đang trên đà phát triển. Trong thời gian này, Bianfishco đã lấy lại được uy tín của mình với các khách hàng cũ và ngày càng nhận được sự quan tâm từ các đối tác tiềm năng. Vì vậy lượng đơn hàng cũng tương đối ổn định và có chiều hướng tăng trong tương lai. Công ty sẽ tiếp tục tận dụng các thế mạnh của mình về thương hiệu, chất lượng sản phẩm,… để đạt được kết quả đáng mong đợi trong thời gian tới. Sản lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014 của công ty là 2.587 tấn, đạt giá trị khoảng 9,1 triệu USD.

4.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Bianfishco

4.2.2.1 Cơ cu mt hàng xut khu

Công ty luôn chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngoài các mặt hàng cá tra truyền thống như cá tra fillet, cá tra nguyên con, cá tra cắt khúc, công ty còn phát triển thêm dòng sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra.

Cá tra fillet là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bianfishco. Đây là sản phẩm rất được ưa chuộng tại các thị trường xuất khẩu bởi tính tiện dụng, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn chất lượng, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân tại các nước này. Vì vậy, tỷ lệ xuất khẩu cá tra fillet luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng xuất khẩu (58% - 66%) và liên tục tăng qua các năm.

Một mặt hàng xuất khẩu chính của công ty nữa là cá tra cắt khúc.

Năm 2012 có tỷ lệ xuất khẩu cá tra cắt khúc tương đối cao là 17,18%, tăng so với năm 2011 (16,55%). Tuy nhiên tỷ lệ này lại giảm vào năm 2013, chỉ còn 10,24%. Nguyên nhân là năm 2012, công ty gặp khó khăn về tài chính nên sẽ ưu tiên sản xuất sản phẩm có chi phí sản xuất thấp như sản phẩm cá tra cắt khúc. Đến năm 2013, công ty tập trung phát triển dòng sản phẩm chủ lực là cá tra fillet do nhu cầu thị trường của sản phẩm này tăng mạnh. Mặt khác, sản phẩm cá tra cắt khúc có giá bán không cao nên công ty sẽ hạn chế sản xuất sản phẩm này mà tập trung vào các sản phẩm có giá trị cao hơn (như cá tra fillet, sản phẩm giá trị gia tăng) nhằm làm tăng lợi nhuận cho công ty.

Tỷ lệ xuất khẩu cá tra nguyên con trong tổng sản lượng xuất khẩu là tương đối ổn định trong giai đoạn 2011 - 2013, chiếm từ 12-13%. Vì sản phẩm cá tra nguyên con không đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng và có chi phí sản xuất không cao nên sẽ dễ thu được lợi nhuận hơn so với sản xuất các sản phẩm khác, vì vậy công ty sẽ tiếp tục duy trì sản xuất sản phẩm này.

51

Nguồn: Phòng Kinh doanh và Xuất khẩu của Bianfishco

Hình 4.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Bianfishco từ 2011 đến 2013

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống là cá tra đã qua sơ chế, Bianfishco đang hướng đến phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra nhằm mang về lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên sản phẩm này có tỷ lệ xuất khẩu tăng giảm không đều qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Năm 2011, sản phẩm này chiếm tỷ lệ 12,85% trong tổng sản lượng xuất khẩu nhưng đến năm 2012 tỷ lệ này giảm chỉ còn 7,45%. Nguyên nhân là do năm 2012 là năm khó khăn của công ty về mọi mặt, vì vậy để cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận, công ty hạn chế sản xuất sản phẩm có chi phí sản xuất cao. Sang năm 2013, nhằm làm tăng doanh thu bán hàng, Bianfishco đã tăng sản lượng xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng vì các sản phẩm này có giá trị xuất khẩu tương đối cao hơn. Tỷ lệ xuất khẩu của sản phẩm giá trị gia tăng trong tổng sản lượng xuất khẩu là 11,02%, tăng nhẹ so với tỷ lệ này của năm 2012.

Năm 2011 Năm 2012

Cá tra fillet

Cá tra nguyên con Cá tra cắt khúc

Sản phẩm giá trị gia tăng Năm 2013 58,25% 12,35% 16,55% 12,85% 66,31% 7,45% 17,18% 13,11% 62,26% 11,02% 10,24% 12,43%

52

4.2.2.2 Sn lượng xut khu theo mt hàng

Bảng 4.4 Sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng của Bianfishco giai đoạn từ 2011 đến tháng 6/2014 Đơn vị tính: Tấn Loại sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 đầu 2014 6 tháng So sánh (2012/2011) (%) So sánh (2013/2012) (%) Cá tra fillet 8.837,31 1.472,11 7.178,27 1.598,07 -83,34 387,62 Cá tra nguyên con 1.873,66 309,98 1.345,59 355,12 -83,46 334,08 Cá tra cắt khúc 2.510,86 406,21 1.108,51 436,91 -83,82 262,78 Sản phẩm giá trị gia tăng 1.949,52 176,15 1.192,95 188.16 -90,96 577,24 Tổng 15.171,34 2.364,45 10.825,32 2.578,26 - -

Nguồn: Phòng Kinh doanh và Xuất nhập khẩu của Bianfishco

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng cá tra fillet luôn là sản phẩm có sản lượng xuất khẩu nhiều nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty.

Năm 2011, cá tra fillet được xuất khẩu với sản lượng 8.837 tấn, chiếm 58% sản lượng xuất khẩu của công ty.

Năm 2012 công ty rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, việc sản xuất kinh doanh bị đình trệ nên sản lượng xuất khẩu các mặt hàng đều là rất thấp và giảm đáng kể so với năm 2011, giảm khoảng 83%. Riêng sản phẩm giá trị gia tăng giảm đến 90% vì sản phẩm này có chi phí sản xuất cao trong khi công ty lại cần cắt giảm chi phí trong giai đoạn khó khăn này.

Tuy nhiên, đến năm 2013 công ty đã dần ổn định trở lại, do đó số lượng đơn hàng từ các đối tác liên tục tăng lên làm cho sản lượng xuất khẩu tăng một cách nhanh chóng, tuy nhiên vẫn chưa thể đạt mức trước khi khủng hoảng xảy ra. Cụ thể là sản lượng cá tra fillet năm 2013 đạt 7.178 tấn, tăng đến 387% so với năm 2012. Sản lượng xuất khẩu cá tra nguyên con cũng tăng khá mạnh với mức tăng trưởng là 334%. Cá tra cắt khúc cũng có sản lượng xuất khẩu tăng tương đối nhiều so với năm 2012 (tăng 262%), nhưng không tăng nhiều bằng cá tra fillet và cá tra nguyên con. Nguyên nhân là vì tỉ trọng xuất khẩu của sản phẩm này đã giảm so với năm 2012 do lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu

53

sản phẩm này là không cao. Sản phẩm có mức tăng trưởng cao nhất là các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra, với mức tăng trưởng lên đến 577%. Điều này có nghĩa là công ty đang tập trung phát triển dòng sản phẩm tuy mới nhưng lại có giá trị cao này nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận cho công ty.

4.2.3 Cơ cấu thị trường của công ty

Qua 8 năm hoạt động kinh doanh, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Bianfishco cũng luôn hướng tới việc đạt được mục tiêu chất lượng bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu trong chế biến và hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như: ISO 22000, HACCP, BRC, IFS, ISO / IEC 17025, ... Vì vậy, đến nay, các sản phẩm của Bianfishco đã có mặt tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, rải đều khắp các châu lục.

Châu Mĩ Châu Âu Trung Đông Châu Á Thị trường khác Châu Mĩ Châu Âu Trung Đông Châu Á Châu Phi Châu Úc

Nguồn: Phòng Kinh doanh và Xuất khẩu của Bianfishco

Hình 4.4 Cơ cấu các thị trường xuất khẩu của Bianfishco

4.2.3.1 Th trường Châu Mĩ

a) Mĩ

Theo Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi năm các khu vực đánh bắt cá của Mĩ có thể cung cấp 6-7 triệu tấn hải sản. Tuy

Năm 2011 86,75% 8,3% 1,73% 2,97% Năm 2012 3,05% 84,7% 8,9% % 3,17% % Năm 2013 49% 10% 31% 8% 1% 1% Năm 2014 46% 29% 12% 10% 2% 1%

54

nhiên, để bảo tồn số lượng giống cũng như duy trì sự phong phú của các nguồn tài nguyên thủy sản trong dài hạn, chính phủ Mĩ đã hạn chế tỷ lệ khai thác chỉ còn 4-5 triệu tấn mỗi năm. Kết quả là, thị trường trong nước không thể cung cấp đủ lượng hải sản cho các khách hàng trong nước, vì thế Mỹ trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của thủy sản toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng như Bianfishco đã nhận thức được xu thế đó và đã chọn Mĩ là thị trường mục tiêu của mình. Ngoài ra , năm 2011 và 2012, mức thuế suất thuế xuất khẩu tại thị trường Mĩ của Bianfishco là 0%. Đó là nguyên nhân trong hai năm này thị trường Mĩ là thị trường nước ngoài lớn nhất của Bianfishco với hơn 85% hợp đồng xuất khẩu đều đến từ đất nước này.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)