Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu… do công ty cung cấp. Ngoài ra còn sử dụng nguồn số liệu từ Internet.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
a) Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và phương pháp so sánh số tương đối để thấy được sự biến động về sản lượng, giá trị, cơ cấu mặt hàng sản phẩm qua các năm tại các thị trường chính của công ty.
Phương pháp so sánh tương đối
Phương pháp so sánh số tương đối là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.
Y = 100 0 0 1 × − Y Y Y % Trong đó:
Y : phần chênh lệch tăng/ giảm của các chỉ tiêu k inh tế Y1 : chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
Y0 : chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
Một số loại số so sánh tương đối:
- Số tương đối kết cấu (%): nhằm xác định tỷ trọng mỗi bộ phận trong tổng thể để đánh giá sự gia tăng hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó theo thời gian.
Số tuyệt đối từng bộ phận
Số tương đối kết cấu = x 100%
Số tuyệt đối của tổng thể
− Số tương đối động thái: là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độđó, mức độ ở tử số (y1) là mức độ ở kỳ báo cáo, và mức độở mẫu số (y0) là mức độở kỳ gốc.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Phương pháp so sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.
22 Trong đó:
Y : phần chênh lệch tăng/ giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Y1 : chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích Y0 : chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
b) Sử dụng ma trận SWOT để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cá tra của công ty.
Ma trận SWOT là một công cụ giúp các nhà quản lí trong việc tìm ra
và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty, làm cơ sở cho việc hình thành và lựa chọn các phương án kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1 Ma trận SWOT
SWOT O: Cơ hội (liệt kê những cơ hội)
T: Nguy cơ (liệt kê những nguy cơ)
S: Điểm mạnh (liệt kê những điểm mạnh)
Các chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội
Các chiến lược ST: Sử dụng những điểm mạnh để hạn chế nguy cơ W: Điểm yếu (liệt kê
những điểm yếu)
Các chiến lược WO: Hạn chế các điểm yếu để tận dụng cơ hội
Các chiến lược WT: Hạn chế điểm yếu và nguy cơ
Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và Chính sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội
•“S” (Strenght) và “W” (Weaknesses): nghiên cứu các điều kiện bên trong của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ khác.
• “O” (Opportunities) và “T” (Threat): phân tích và khảo sát môi trường bên ngoài ở cả hai cấp độ vĩ mô và vi mô để xác định các cơ hội mà chúng ta cần khai thác cũng như những nguy cơ có thể phải đối mặt.
Chiến lược SO
Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành những điểm mạnh.
Chiến lược WO
Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn
23
tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.
Chiến lược ST
Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe doạ từ bên ngoài.
Chiến lược WT
Là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số mối đe doạ bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh không an toàn chút nào. Trong thực tế, một tổ chức như vây phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.
24
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH AN
3.1KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH AN 3.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 3.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
3.1.1.1 Khái quát công ty
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An
Giấy phép đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 1800604806 đăng ký lần đầu ngày 18 tháng 4 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 09 tháng 11 năm 2012.
Tên tiếng Anh: BINH AN SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: BIANFISHCO
Trụ sở chính: Lô 2.17, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
Vốn điều lệ: 500.000.000.000 VNĐ (Năm trăm tỷ đồng)
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 500.000.000.000 VNĐ (Năm trăm tỷ đồng)
LOGO:
Địa chỉ: Lô 2.17, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Số điện thoại: 07103.251.403 - Số fax: 07103.844.482 Website: www.bianfishco.com
3.1.1.2 Các công ty con, công ty liên kết
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nuôi trồng Thủy sản An Giang – Bình An
− Địa chỉ: Ấp TÂn Long, Xã Tân Mỹ, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang − Vốn điều lệ: 95.000.000.000 VNĐ (Chín mươi lăm tỷ đồng)
− Ngành nghề kinh doanh: Nuôi trồng thủy sản; Buôn bán thực phẩm; Sản xuất giống thủy sản; Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm thủy sản; Bán lẻ thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.
25
− Tỉ lệ góp vốn của Bianfishco tại công ty con: 100%
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nuôi trồng Thủy sản Vính Long – Bình An
− Địa chỉ: Ấp An Thành, Xã Tân An Thanh, Huyện Bính Tân, Tỉnh Vĩnh Long
− Vốn điều lệ: 147.000.000.000 VNĐ (Một trăm bốn mươi bảy tỷ đồng) − Ngành nghề kinh doanh: Nuôi trồng thủy sản nội địa; Buôn bán thực phẩm; Sản xuất giống thủy sản; Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm thủy sản; Bán lẻ thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
− Tỉ lệ góp vốn của Bianfishco tại công ty con: 100%
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nước uống Collagen
− Địa chỉ: Khu 2.11 Khu công nghiệp Trà Nóc, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ
− Vốn điều lệ: 200.000.000.000 VNĐ (Hai trăm tỷ đồng)
− Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất đồ uống khống cồn, nước khoáng; sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu.
− Tỉ lệ góp vốn của Bianfishco tại công ty con: 100%
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2005, công ty Cổ phần Thủy sản Bình An – Bianfishco được khởi công xây dựng tại lô 2.17 Khu công nghiệp Trà Nóc II, thành phố Cần Thơ. Sau một năm xây dựng Bianfishco chính thức đi vào hoạt động với công suất chế biến lên đến 500 tấn cá tra nguyên liệu/ngày, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 5000 lao động tại địa phương.
26
Nguồn: Báo cáo thường niên của Bianfishco năm 2013
Hình 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bianfishco
3.1.3 Mục tiêu, chức năng và địa bàn kinh doanh của công ty
3.1.3.1 Mục tiêu
Mục tiêu chủ yếu của công ty
Bianfishco luôn đặt ra sáu mục tiêu chất lượng phải được đảm bảo toàn diện trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình: Chất lượng cuộc sống; Chất lượng vùng nuôi; Chất lượng nhà máy; Chất lượng sản phẩm; Chất lượng dịch vụ và Chất lượng cho người tiêu dùng. Ngoài ra, toàn bộ quá trình chế biến, nuôi trồng và xuất khẩu của Bianfishco đều tuân thủ các tiêu chuẩn quản lí chất lượng quốc tế, như: ISO 9001/2000, HACCP, BRC, IFC, ISO/IEC 17025…
2005 Thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình An
2006 2011 2008 2009 2007 11/2012 đến nay 2010 2012
Bắt đầu sản xuất kinh doanh
Chuyển đổi thành công ty Cổ phần Thủy sản Bình An; xây dựng các nhà máy chế biến và Trung tâm nuôi trồng
Đạt thỏa thuận với GFT (US) vd IFD (US); cung cấp thủy sản sạch tiêu chuẩn Ipura vào thị trường Mĩ
Thành lập Chi nhánh và Showroom tại Mĩ
Khánh thành và đưa vào sử dụng Viện nghiên cứu, kho lạnh và nhà máy sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng
Công ty lâm vào tình trạng khó khăn, mất khả năng thanh toán tài chính và gần như lâm vào tình trạng phá sản Ra mắt sản phẩm Collagen và được người tiêu dùng trong
và ngoài nước khá ưa chuộng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội tham gia tái cấu trúc toàn doanh nghiệp. Tách và thành lập Công ty TNHH MTV
Nuôi trồng Vĩnh Long – Bình An; An Giang – Bình An; công ty TNHH MTV Nước uống Collagen
27
Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Mới đây, Bộ thương mại Mĩ (DOC) vừa quyết định thuế chống bán phá giá cá tra trong đợt xét hành chính lần 8 (POR 8) lên 1,29 USD/kg từ mức 0,77 USD/kg đã đưa ra trong tháng 3. Tuy nhiên, thị trường Mĩ vẫn là thị trường tiềm năng của công ty nói riêng và ngành cá tra nói chung, nên Bianfishco sẽ tiếp tục khắc phục những khó khăn, tìm giải pháp để có thể tìm lại vị trí của mình tại thị trường này. Ngoài ra, công ty cũng đã đẩy mạnh phát triển tại các thị trường Trung Đông và châu Âu với mức tăng trưởng lần lượt là 685% và 342%.
Về sản phẩm, Bình An luôn tự hào về chất lượng sản phẩm cá tra fillet và các sản phẩm liên quan trên thị trường. Trong thời gian tới, Bianfishco sẽ tiếp tục cải thiện hệ thống máy móc, tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất chế biến, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm khác từ cá tra nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của sản phẩm của công ty. Hơn nữa, công ty cũng đang phát triển dòng sản phẩm mới là nước uống đóng hộp collagen.
Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Bianfishco luôn đặt song song hai mục tiêu lợi ích doanh nghiệp và định hướng xã hội - cộng đồng. Bên cạnh mong muốn tạo giá trị lợi nhuận cho công ty, đảm bảo thu nhập cho hàng nghìn lao động tại địa phương, Bianfishco luôn hướng tới việc bảo vệ giá trị của cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ người nông dân nuôi trồng đúng kỹ thuật công thức theo tiêu chuẩn Global Gap, đảm bảo lợi ích cho người nông dân nuôi cá. Về phương diện vệ sinh môi trường và hướng tới cộng đồng, Bianfishco luôn là một doanh nghiệp đi tiên phong trong ngay từ những hoạt động sản xuất hàng ngày: (i) Luôn tuân thủ các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, (ii) Đảm bảo an toàn kĩ thuật, an toàn vệ sinh từ ao nuôi, cho đến chế biến sản phẩm và lưu kho, (iii) Hệ thống xử lí nước thải và phế phẩm được ưu tiên về kĩ thuật đảm bảo giữ gìn, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Công ty luôn tâm niệm, bình an của mọi nhà luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bianfishco.
3.1.3.2 Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh
− Nuôi trồng, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thủy hải sản. − Chế biến phụ phẩm thủy sản.
28 Địa bàn kinh doanh
− Hiện tại, trụ sở chính của công ty có bao gồm cả nhà máy chế biến sản xuất cá tra tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Hai công ty con về nuôi trồng của Bình An mới thành lập được đặt tại Vĩnh Long và An Giang, đều thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vựa cá lớn của cả nước và cũng là nơi tập trung của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành thủy sản. Đây là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Công ty cũng phát huy khai thác triệt để tiềm năng phát triển tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận thông qua kênh bán hàng trực tiếp – gián tiếp tại các thị trường này. Nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của Bình An lại là thị trường quốc tế. Mặt hàng cá tra fillet và các sản phẩm từ cá tra chất lượng cao của Bình An đã được xuất với khối lượng lớn sang các thị trường châu Mĩ, châu Âu, châu Phi, đặc biệt là thị trường Mĩ và được người dân địa phương rất ưa chuộng. Sắp tới, Bình An sẽ tiếp tục đẩy mạnh thị truòng sản phẩm tại các nước châu Âu và Trung Đông.
− Đối với mặt hàng nước uống collagen, với tiêu chí chất lượng hàng đầu, mẫu mã hiện đại, phù hợp với tiêu chí khỏe, đẹp, an toàn, Bình An đã xây dựng hệ thống phân phối trên hầu hết các siêu thị tại ba miền Bắc – Trung – Nam. Ngoài ra, sản phẩm cũng được xuất sang Hồng Kông và được khách hàng đánh giá rất tiềm năng. Công ty đang tiến hành nghiên cứu sâu để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm tạo cơ sở để phát triển thương hiệu của mặt hàng này.
29
3.1.4 Cơ cấu tổ chức
3.1.4.1 Sơđồ cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: Báo cáo thường niên của Bianfishco năm 2013
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bianfishco
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phó Tổng giám đốc Tài chính - Kế toán Phó Tổng giám đốc Sản xuất Phó Tổng giám đốc Kế hoạch Phó Tổng giám đốc Kinh doanh, xuất nhập khẩu Phòng Kinh doanh nội địa Phòng Kinh doanh, xuất nhập khẩu Viện Nghiên cứu Thủy sản Công ty Nuôi trồng An Giang – Bình An Phòng Cung ứng vật tư và nguyên liệu Phòng Kĩ thuật Công nghệ và KCS Công ty Nước uống Collagen Bình An Công ty Nuôi trồng Vĩnh Long – Bình An Các phòng ban tại trụ sở chính Các đơn vị thành viên Phòng Tổ chức – Hành chính Nhân sự Phòng Kế toán Tài chính Phòng Cơđiện Phòng Kế hoạch Nhà máy chế biến cá tra đông lạnh Nhà máy chế biến giá trị gia tăng Nhà máy chế biến phụ phẩm
30
3.1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban
a) Đại hội đồng cổđông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau:
- Thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ.
- Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị.
- Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần.
- Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm