Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thủy sản Bình An

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014 (Trang 44)

PHẦN THỦY SẢN BÌNH AN TỪ 2011 ĐẾN 2013

Về tình hình hoạt động, từ năm 2007 đến tháng 4/2011, công ty hoạt động ổn định. Đến giữa năm 2011, trước những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá tra, Bianfishco gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu đầu vào không ổn định, chi phí tài chính tăng cao, ngân hàng ngừng cung cấp vốn, quản trị điều hành doanh nghiệp yếu kém khiến hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ. Hoạt động kinh doanh của công ty thua lỗ nặng, nợ ngân hàng và người bán cá kéo dài. Tính đến ngày 31/8/2012, tổng số lỗ lũy kế gần 1.399 tỉ đồng dẫn đến vốn chủ sở hữu âm 850 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận được sự quan tâm và hỗ trợ toàn diện từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vào cuối năm 2012, Bianfishco đã dần tìm lại được hướng đi của mình và bắt đầu có những chuyển biến tích cực.

Trung tâm Nuôi trồng Kiểm soát vùng nuôi

Cải tiến chất lượng

Kiểm soát con giống

Kiểm tra chất lượng cá nguyên liệu Xuất hàng Kiểm tra chất lượng

35

Bảng 3.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Bianfishco từ 2011 đến 06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của Bianfishco

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2014 So sánh (2012/2011) So sánh (2013/2012) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%)

(1) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

[(1) = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ] 1.024.521 255.509 655.346 291.396 -769.012 -75,06 339.837 156,49

(2) Giá vốn hàng bán 972.188 261.587 436.375 260.659 -710.601 -73,09 174.788 66,82

(3) Lợi nhuận gộp [(3)= (1) – (2)] 52.333 -6.078 218.971 30.737 -58.411 -111,61 225.049 -3.702,68

(4) Doanh thu hoạt động tài chính 41.952 1.017 1.398 1.405 -40.935 -97,58 381 37,46

(5) Chi phí tài chính 243.251 468.369 227.208 8.196 225.118 92,55 -241.161 -51,49

Trong đó: Chi phí lãi vay 168.642 302.630 227.208 8.196 133.988 79,45 -75.422 -24,92

(6) Chi phí bán hàng 199.480 151.111 77.754 46.658 -44.369 -24,25 -73.357 -48,55

(7) Chi phí quản lí doanh nghiệp 354.199 160.783 14.113 8.686 -93.416 -36,75 -146.670 -91,22

(8) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

{(8)= (3) + [(4) – (5)] – [(6) + (7)]} -702.566 -785.324 -98.706 -31.401 -82.758 11,78 686.636 -87,43

(9) Thu nhập khác 12.681 2.166 1.569 1.724 -10.515 -82,92 -597 -27,56

(10) Chi phí khác 324.242 149.421 7.098 4.435 -174.821 -53,92 -142.323 -95,25

(11) Lợi nhuận khác [(11) = (9) – (10)] -311.561 -147.256 -5.529 -2.708 164.305 -52,74 141.727 -96,25

36

Về doanh thu bán hàng

Trong năm 2011, doanh thu bán hàng của Bianfishco là hơn 1.024 tỷ đồng. Tuy nhiên, do các khoản đầu tư không hiệu quả và số lượng lớn các khoản nợ tích lũy, công ty bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng. Trong 5 tháng đầu năm 2012, công ty đã phải đóng cửa do các vấn đề tài chính và quản lý; điều này dẫn đến sự sụt giảm mạnh về doanh thu khi chỉ đạt mức 255 tỷ đồng - số lượng thấp nhất của doanh thu kể từ khi thành lập công ty. Trong năm 2013, sau khi SHB mua 50% cổ phần và tham gia vào việc tái cơ cấu công ty, doanh thu của Bianfishco bắt đầu tăng trở lại. Doanh thu của Bianfishco trong năm 2013 là khoảng 650 tỷ đồng, tăng 154% so với năm 2012. Đây là một dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi của công ty.

Cá tra fillet xuất khẩu

Cá tra fillet nội địa

Phụ phẩm từ cá tra

Sản phẩm giá trị gia tăng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Bianfishco năm 2013

Hình 3.4 Nguồn doanh thu bán hàng của Bianfishco năm 2013 Qua biểu đồ trên ta thấy, tổng doanh thu bán hàng của Bianfishco có được chủ yếu là từ xuất khẩu cá tra fillet, doanh thu từ hoạt động này chiếm tới 86,7% tổng doanh thu. Có thể thấy cá tra fillet là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bianfishco. Vì vậy cần tập trung đầu tư, phát triển dòng sản phẩm này để tăng doanh thu cho công ty.

Ngoài ra một nguồn thu đáng kể khác của Bianfishco là từ việc kinh doanh các sản phẩm phụ từ cá tra (chiếm 11,3% tổng doanh thu). Doanh số bán hàng trong nước và nguồn thu từ sản phẩm giá trị gia tăng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu với tỉ trọng tương ứng là 1,5% và 0,5%.

Về chi phí: Năm 2011, Bianfishco đã phải chịu lượng chi phí cao nhất kể từ khi công ty đi vào hoạt động

86,7% 1,5%

11,3% 0,5%

37 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Tỷ đồng 2011 2012 2013 Tháng 6/2014 Năm Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí tài chính Chi phí quản lí

Nguồn: Báo cáo thường niên của Bianfishco

Hình 3.5 Sự biến động của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của Bianfishco giai đoạn 2011 – 06/2014

Thứ nhất là về giá vốn hàng bán, chi phí này có thể trùng khớp với doanh thu bán hàng. Năm 2011 là năm có doanh thu cao nhất nên giá vốn hàng bán trong năm này cũng ở mức cao nhất, gần 1.000 tỷ đồng. Trong năm 2012, con số này đã giảm đáng kể xuống còn khoảng 261 tỷ đồng do công ty phải đóng cửa trong 5 tháng đầu năm. Tuy nhiên, trong năm 2013, nhờ vào việc tái cơ cấu công ty, việc sản xuất kinh doanh đã di vào ổn định và có chiều hướng tích cực, dẫn đến giá vốn hàng bán cũng tăng lên đáng kể, khoảng 436 tỷ đồng.

Chi phí tiếp theo là chi phí tài chính. Chi phí này đạt cao nhất vào năm 2012, khoảng 468 tỷ đồng. Điều này là do những khoảng nợ tồn đọng từ việc hoạt động và đầu tư kém hiệu quả của công ty vào năm 2011. Trong năm 2013, với những nỗ lực của ban quản trị, Bianfishco đã thành công rút ngắn được 51% chi phí tài chính, xuống còn 227 tỷ đồng. Đến tháng 6/2014, chi phí này tiếp tục giảm nhiều lần, chỉ còn khoảng 8 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng có số lượng giảm dần trong những năm qua. Từ khoảng 200 tỷ đồng trong năm 2011, chi phí bán hàng giảm xuống còn 151 tỷ đồng vào năm 2012, sau đó giảm đáng kể chỉ còn một nửa (khoảng 77 tỷ đồng) trong năm 2013 và tiếp tục giảm mạnh chỉ còn xấp xỉ 46 tỷ đồng vào tháng 6/2014. Một điều đáng lưu ý là trong năm 2012, doanh thu bán hàng của công ty là 255 tỷ, trong khi chi phí bán hàng là 151 tỷ đồng (chiếm 59%), đây là một chi phí bán hàng khá cao. Tuy nhiên vào năm 2013, chi phí bán hàng đã giảm đáng kể, chỉ chiếm 11,8% doanh thu bán hàng.

38

Chi phí được giảm đáng kể nhất trong giai đoạn này là chi phí quản lý.

Từ 354 tỷ đồng trong năm 2011, số lượng này giảm xuống còn 160 tỷ đồng vào năm 2012 và trong năm 2013 chi phí quản lí giảm đến 11 lần so với năm 2012, chỉ còn 14 tỷ đồng. Đây là chi phí quản lý thấp nhất cho Bianfishco kể từ khi đi vào hoạt động. Điều này là một dấu hiệu tích cực cho tương lai của Bianfishco. Về lợi nhuận: -1200 -1000 -800 -600 -400 -200 0 200 400 2014 2013 2012 2011 Năm T ỷ đồ n g

Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo của công ty Cổ phần Thủy sản Bình An

Hình 3.6 Lợi nhuận của Bianfisco giai đoạn 2011 – 06/2014

Lợi nhuận gộp bằng tổng doanh thu bán hàng trừ đi cho giá vốn hàng bán. Từ biểu đồ trên ta thấy được, trong năm 2011, lợi nhuận gộp là khá thấp, chỉ đạt hơn 50 tỷ đồng. Trong năm 2012, số lượng này thậm chí giảm xuống đến mức số âm (âm 6 tỷ đồng). Đây là lợi nhuận gộp thấp nhất kể từ khi thành lập của Bianfishco. Nguyên nhân là do 5 tháng đóng cửa của công ty vì khó khăn tài chính. Năm 2013, sau khi SHB tham gia vào việc tái cơ cấu và cung cấp hỗ trợ tài chính cho Bianfishco, công ty đã có những tiến triển tích cực. Điều này được thể hiện qua việc lợi nhuận gộp đã tăng đến 35 lần so với năm 2012, đạt mức xấp xỉ 200 tỷ đồng.

Doanh thu thuần là doanh thu có được sau khi lấy lợi nhuận gộp trừ đi tất cả chi phí. Đối với Bianfishco, giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng khi doanh thu thuần luôn ở mức số âm. Đặc biệt, năm 2012 là năm khó khăn nhất với mức tổn thất doanh thu lên đến 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, vào năm 2013, con số này đã giảm đáng kể, chỉ còn xấp xỉ 100 tỷ đồng. Và tính đến tháng 6/2014 lượng tổn thất doanh thu chỉ còn khoảng 34 tỷ đồng. Có được kết quả này là nhờ vào nỗ lực rất lớn của Ban giám đốc mới và

39

sự hỗ trợ của SHB đã giúp Bianfishco thành công trong việc giảm số lượng tổn thất doanh thu, đưa mức lợi nhuận đạt được ngày càng tăng cao.

Thực tế cho thấy, doanh thu của Bianfishco tăng trong những năm qua, trong khi chi phí lại giảm dần. Đặc biệt trong năm 2013, doanh thu đạt gần 220 tỷ đồng trong khi chi phí giảm xuống chỉ còn 7 tỷ đồng. Qua đó có thể kết luận, với chiến lược quản lý của SHB và những nỗ lực rất lớn của Ban giám đốc mới, Bianfishco đã từng bước khẳng định lại vị trí của mình trên trường quốc tế và ngày càng phát huy được năng lực của mình.

40

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH AN GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014 4.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH AN

4.1.1 Nguyên liệu đầu vào

Với lợi thế về vị trí địa lí khi có nhà máy chế biến nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vùng có diện tích nuôi trồng cá tra lớn nhất nước, Bianfishco luôn có được nguồn nguyên liệu dồi dào với giá cả hợp lí từ các trang trại nuôi cá tra với nhiều qui mô khác nhau trong khu vực. Tuy nhiên, nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất và kiểm soát được chất lượng nguyên liệu dễ dàng hơn, Bianfishco còn có thêm các trang trại nuôi cá tra nằm ở Vĩnh Long và An Giang nhằm tự cung cấp nguyên liệu cho mình. Hiện nay công ty có đến 5 trang trại nuôi cá tra, gồm 12 ao nuôi với tổng diện tích khoảng 20 ha. Mỗi ao có thể cung cấp đủ không gian cho khoảng 250 tấn cá tra trong mỗi kỳ thu hoạch (7-8 tháng), do đó tổng công suất cá tra của Bianfishco là hơn 3.000 tấn mỗi kỳ thu hoạch.

Bảng 4.1 Tình hình nguồn nguyên liệu đầu vào của Bianfishco từ 2011 đến tháng 6/2014 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014 So sánh (2012/2011) (%) So sánh (2013/2012) (%) Diện tích nuôi (Ha) 20 20 20 20 0 0 Sản lượng thu hoạch (Tấn) 5.475 1.140 7.800 2.015 -79,2 584,2

Giá mua nội bộ (Đồng/kg) 20.050 20.000 19.200 20.500 -0,2 -4,0 Giá cá nguyên liệu trên thị trường (Đồng/kg) 20.000 22.000 20.500 23.500 10,0 -7,3 Tổng nhu cầu nguyên liệu (Tấn) 18.250 2.850 13.000 3.100 -84,4 356,1

41

Có thể thấy, diện tích nuôi trồng cá tra của Bianfishco là không thay đổi qua các năm do trước đó công ty chưa thật sự chú trọng đến các trang trại nuôi cá. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, sau khi nhận thấy được những lợi ích của việc tự cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, Bianfishco đã có kế hoạch mở rộng và nâng cấp vùng nuôi trong thời gian tới.

Sản lượng thu hoạch tại 2 vùng nuôi của công ty cũng có sự tăng giảm không ổn định từ 2011 đến 2013. Năm 2011, sản lượng nguyên liệu vùng nuôi cung cấp cho công ty là 5.475 tấn, chỉ chiếm 30% nhu cầu nguyên liệu đầu vào. Trong năm này, 2 vùng nuôi tại Vĩnh Long và An Giang chỉ mới đi vào hoạt động nên còn thiếu kinh nghiệm nuôi trồng và chưa được công ty chú trọng phát triển nên không đạt năng suất cao. Điều này cũng làm cho chi phí nuôi trồng cao dẫn đến việc giá thành cao hơn giá cá nguyên liệu trên thị trường khoảng 50 đồng/kg. Vì vậy, giai đoạn này công ty chủ yếu thu mua nguyên liệu từ bên ngoài.

Năm 2012, do những khó khăn chung của công ty, nên hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, vì vậy sản lượng cá thu hoạch tại các ao cũng sụt giảm để tránh dư thừa nguồn nguyên liệu. Sản lượng thu hoạch năm 2012 là 1.140 tấn, giảm đến 79,2% so với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn cá nguyên liệu từ vùng nuôi năm 2012 lại tăng so với năm 2011, chiếm 40% tổng nhu cầu nguyên liệu của công ty. Điều này cho thấy công ty đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho việc phát triển vùng nuôi nhằm cắt giảm bớt chi phí trong giai đoạn khó khăn vì chi phí nâng cấp, cải tạo vùng nuôi sẽ thấp hơn so với chi phí thu mua cá từ bên ngoài. Cũng chính vì vậy mà giá thành sản xuất cá nguyên liệu năm 2012 chỉ còn 20.000 đồng/kg, giảm 0,2% so với năm 2011 và thấp hơn giá nguyên liệu trên thị trường đến 2.000 đồng/kg.

Đến năm 2013, sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nguyên liệu được thể hiện rõ rệt khi tỷ trọng cá tra từ vùng nuôi của công ty chiếm đến 60% số lượng cá tra nguyên liệu. Nguyên nhân của sự thay đổi này là để lấy lại uy tín với khách hàng sau một thời gian tạm ngưng hoạt động vào năm 2012, Bianfishco cần nâng cao chất lượng sản phẩm và có mức giá bán cạnh tranh nên việc tự cung cấp được nguồn nguyên liệu đầu vào là rất cần thiết do có thể dễ dàng kiểm soát được chất lượng nguyên liệu và cắt giảm được chi phí giá thành sản phẩm. Lượng cá thu hoạch từ vùng nuôi năm 2013 cũng tăng đáng kể so với năm 2012, tăng đến 584,2%, đạt 7.800 tấn. Sự gia tăng mạnh mẽ này là do Bianfishco đã dần đi vào ổn định sau khi được SHB tham gia tái cơ cấu nên tình hình xuất khẩu trong năm 2013 đã có chuyển biến tích cực do đó nhu cầu về nguồn nguyên liệu cũng tăng theo. Việc nâng cao chất lượng vùng nuôi đã được quan tâm nhiều hơn, chất lượng con giống được nâng cao, trình độ tay

42

nghề của người nuôi cá được nâng cao nên sản lượng thu hoạch tăng trong khi chi phí nuôi trồng lại giảm. Điều này làm cho giá thành tiếp tục giảm 4% so với năm 2012, chỉ còn 19.200 đồng/kg, thấp hơn giá thị trường 1.300 đồng/kg.

Sáu tháng đầu năm 2014, tỉ trọng cá nguyên liệu từ vùng nuôi tiếp tục tăng, chiếm 65% tổng nhu cầu nguyên liệu của công ty, đạt 2.015 tấn. Cũng trong giai đoạn này, giá thành sản xuất cá nguyên liệu của vùng nuôi là khá cao, khoảng 20.500 đồng/kg. Nguyên nhân là do giá thức ăn, thuốc chữa bệnh… cho cá đều tăng dẫn đến chi phí nuôi trồng cao. Tình hình khan hiếm cá nguyên liệu kéo dài vào 6 tháng đầu năm 2014 đã đẩy giá cá nguyên liệu trên thị trường lên cao, đạt mức 23.500 đồng/kg.

Năng lực sản xuất nhà máy hiện tại tuy đã đáp ứng được 60-70 tấn nguyên liệu/ngày nhưng lượng nguyên liệu không đủ, sản lượng cung cấp cho các đơn hàng xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng về tiến độ giao hàng, điều này không những làm phát sinh thêm chi phí (phí điều chỉnh L/C và các chi phí khác do điều chỉnh kéo dài thới gian giao hàng) mà còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với khách hàng. Vì vậy ngoài việc chú trọng đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở rộng vùng nuôi thì công ty cũng cần phải hợp tác với các nhà cung ứng khác bằng cách hỗ trợ vốn, kĩ thuật nuôi trồng.. cho họ để xây dựng mối quan hệ lâu dài nhằm có được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với giá hợp lí.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty cổ phần thủy sản bình an giai đoạn 2011 06 2014 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)