Một số vấn đề liên quan đến cho vay hộ gia đình tại NHTM

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 30)

2.1.3.1 Khái niệm hộ gia đình

Hộ gia đình (hay còn gọi đơn giản là hộ) là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai.

Hộ gia đình được phân loại:

- Hộ 1 người (1 nhân khẩu): Là hộ chỉ có một người đang thường trú tại

địa bàn.

- Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một gia đình hạt nhân đơn giản

(gia đình chỉ có 1 thế hệ): Gia đình có 1 cặp vợ chồng có con đẻ hoặc không có con đẻ hay bố đẻ cùng với con đẻ, mẹ đẻ cùng với con đẻ.

- Hộ mở rộng: Là hộ bao gồm gia đình hạt nhân đơn và những người có

quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: Một người cha đẻ cùng với con đẻ và những người thân khác, hoặc một cặp vợ chồng và những người thân khác.

- Hộ hỗn hợp: Là trường hợp đặc biệt của Hộ mở rộng.

2.1.3.2 Cho vay hộ gia đình

Cho vay hộ gia đình là việc các NHTM thực hiện hoạt động tín dụng với đối tượng khách hàng là hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ để phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh theo hộ. Hiện nay đây là thị trường tiềm năng của các NHTM và là nguồn khách hàng chủ chốt tại

19

Agribank. Cho vay đối với hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có các vấn đề liên quan sau:

- Điều kiện cho vay hộ gia đình:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

Đại diện hộ gia đình để giao dịch vay vốn là chủ hộ hoặc người đại diện theo ủy quyền của chủ hộ.

Chủ hộ hoặc người đại diện theo ủy quyền của chủ hộ phải có năng lực pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, bao gồm:

Có nguồn thu nhập để trả nợ.

Không có các khoản nợ khoanh, nợ chờ xý lý hay nợ ngoại bảng của hộ gia đình ngoại trừ các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan.

Đối với hộ gia đình vay vốn theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ, giao cho Giám đốc các chi nhánh loại I, II xem xét, quyết định có thể không phải thu nhập thông tin về nợ xấu tại các TCTD khác.

Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay

+ Chỉ đạo của Chính phủ hoặc hướng dẫn của NHNN và Hội sở NHTM.

- Đặc điểm cho vay hộ gia đình để sản xuất, kinh doanh:

+ Có tính thời vụ, thường gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật (cho vay sản xuất nông nghiệp).

+ Thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường tự nhiên hay các điều kiện bất khả kháng từ môi trường.

20

+ Nguồn trả nợ trực tiếp là từ kết quả hoạt động của dự án sản xuất, kinh doanh. Cụ thể đối với cho vay hộ sản xuất nông nghiệp thì nguồn trả nợ chủ yếu là từ tiền thu qua việc bán nông sản và các chế phẩm có liên quan.

+ Quy mô từng món vay nhỏ, số lượng khách hàng đông, phân bổ rải rác mọi nơi nên đòi hỏi mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch.

+ Người đại diện chỉ đại diện hộ gia đình giao dịch với ngân hàng, về trách nhiệm pháp lý thì tất cả các thành viên của hộ đều có nghĩa vụ với vốn vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Những rủi ro thƣờng xảy ra khi cho vay hộ gia đình

+ Hộ gia đình vay vốn sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường tự nhiên cũng như các biến đổi khí hậu và thời tiết. Do đó, khi có biến đổi bất thường theo hướng tiêu cực từ môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của hộ, đồng thời làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Phần lớn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp có trình độ học vấn thấp, chưa thể tiếp cận nhiều đến tiến bộ khoa học – kỹ thuật, sản xuất lạc hậu, thủ công ... ảnh hưởng đến chất lượng nông phẩm, lợi nhuận của hộ sản xuất cũng như khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

+ Mối liên kết giữa 5 nhà (Người sản xuất; Ngân hàng cho vay vốn; Doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu hay tiêu thụ nông sản, thủy sản; Doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y hay thuốc bảo vệ thực vật; Nhà khoa học) chưa thực sự chặt chẽ. Đồng thời vấn đề mấu chốt khác là tiêu thụ, đầu ra của người sản xuất thiếu ổn định do không có sự tham gia của người thu mua, chế biến ... ảnh hưởng đến nguồn thu trả nợ của hộ gia đình sản xuất, kinh doanh.

- Vai trò của cho vay hộ gia đình

+ Đối với hộ gia đình

Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh cá thể, tiểu thương, đại lý, cơ sở sản xuất theo quy mô hộ gia đình.

Phát huy tối đa nguồn lực của các hộ gia đình để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống của hộ gia đình nông thôn.

+ Đối với ngân hàng:

Tăng cường khả năng cạnh tranh về hoạt động cho vay của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn.

21

Thu hút được đối tượng khách hàng mới và đông đảo, mở rộng quan hệ khách hàng.

Nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay.

2.1.3.3 Mục đích vay vốn của hộ gia đình tại Agribank

Khách hàng hộ gia đình có nhu cầu vay vốn tại Agribank được chia thành 2 nhóm và nhằm thực hiện các mục đích sau:

- Vay tiêu dùng

+ Mua sắm hàng vật dụng tiêu dùng gia đình: Khách hàng là hộ gia đình hoặc cá nhân có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính trả nợ khoản đang có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sinh hoạt như mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng trong gia đình.

+ Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư:

Agribank hỗ trợ chi phí xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà đối với quý khách hàng là hộ gia đình hoặc cá nhân người Việt Nam có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại, phù hợp quy hoạch, có giấy phép xây dựng.

+ Vay để mua phương tiện đi lại: Khách hàng là hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để mua xe ôtô, xe máy hay các loại phương tiện khác, trả gốc và lãi 1 lần hay trả góp hằng tháng, quý hoặc theo định kỳ đã thỏa thuận.

+ Hỗ trợ du học: Hộ gia đình là thân nhân của du học sinh sử dụng sản phẩm Hỗ trợ du học của Agribank để chi phí cho sinh hoạt và học phí tại nước ngoài.

- Vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sản xuất, lƣu thông hàng hóa)

+ Vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính).

+ Vay lưu vụ: Agribank có cung cấp sản phẩm cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân dành cho khách hàng là hộ gia đình tại vùng chuyên canh trồng lúa và các vùng xen canh trồng lúa với các cây trồng ngắn hạn khác sản xuất 2 vụ lúa liền kề, có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất.

+ Vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: Nhu cầu chủ yếu ở đây là vay vốn để phục vụ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án.

22

+ Vay vốn để thực hiện các dự án của Chính phủ: Vay vốn để sản xuất kinh doanh thuộc các dự án kinh doanh bằng nguồn vốn chỉ định của Chính phủ.

2.1.4 Một số tỷ số đo lƣờng hoạt động cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình

Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động

(Lần) (1)

Tỷ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cấp tín dụng, so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.

Tỷ trọng dƣ nợ khách hàng hộ gia đình so với tổng dƣ nợ

(%) (2)

Tỷ trọng dư nợ tín dụng cho khách hàng là hộ gia đình so với tổng dư nợ cho biết tỷ trọng hay mức độ đầu tư vào nghiệp vụ cấp tín dụng cho hộ gia đình tại ngân hàng. Từ tỷ trọng này các nhà phân tích có thể xác định được quy mô tín dụng theo hộ tại ngân hàng.

Tỷ số vòng quay tín dụng hộ gia đình

(Vòng) (3)

Với:

Tỷ số này cho biết tốc độ luân chuyển, đo lường thời gian thu hồi nợ khách hàng hộ gia đình nhanh hay chậm.

Hệ số thu nợ theo hộ

(Lần) (4) Tỷ lệ dư nợ /Vốn huy động =

Tổng dư nợ Vốn huy động

Tỷ trọng dư nợ theo hộ = Dư nợ theo hộ Tổng dư nợ cho vay

Tỷ số vòng quay tín dụng hộ gia đình = Doanh số thu nợ theo hộ Dư nợ theo hộ bình quân

Dư nợ theo hộ bình quân = Dư nợ theo hộ đầu kỳ + Dư nợ theo hộ cuối kỳ 2

Hệ số thu nợ theo hộ =

Doanh số thu nợ theo hộ Doanh số cho vay theo hộ

23

Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay hộ gia đình của ngân hàng. Hệ số này càng lớn hơn so với 1 càng chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt.

Dƣ nợ theo hộ trên mỗi cán bộ tín dụng (CBTD)

(Triệu đồng/Người) (5)

Dư nợ theo hộ trên tổng số lượng CBTD thực có tại ngân hàng cho thấy dư nợ cho vay theo hộ trung bình mà mỗi CBTD của phòng tín dụng tại ngân hàng đang quản lý.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ tín dụng khách hàng theo hộ

(%) (6)

Tỷ lệ này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng là hộ gia đình của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp nghĩa là chất lượng tín dụng hộ gia đình càng cao.

2.1.5 Các phƣơng thức cho vay theo hộ tại Agribank CN KCN Hòa Phú

Hiện nay tại Agribank CN KCN Hòa Phú đang áp dụng 2 phương thức cho vay phổ biến và phù hợp khách hàng là hộ gia đình tại địa bàn, bao gồm: Cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần. Theo Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ban hành kèm Quyết định số 66/QĐ-HĐTV thì:

2.1.5.1 Cho vay theo hạn mức tín dụng

- Agribank nơi cho vay và khách hàng xác định, thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định;

- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, ổn định;

- Phát tiền vay: Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay Agribank nơi cho vay phải kiểm tra đánh giá mục đích sử dụng tiền vay, việc thực hiện các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng hạn mức tín dụng, khách hàng và Agribank nơi cho vay lập giấy nhận nợ kèm theo chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng hạn mức tín dụng.

Dư nợ theo hộ trên CBTD = Dư nợ theo hộ

Số lượng CBTD tại ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ theo hộ = Nợ xấu theo hộ Dư nợ theo hộ

24 - Quản lý hạn mức tín dụng:

+ Agribank nơi cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm mức dư nợ ở mọi thời điểm không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.

+ Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng; Agribank nơi cho vay tiến hành thẩm định, trình phê duyệt cho vay theo quy định và cùng khách hàng thỏa thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng và ký phụ lục hợp đồng hạn mức tín dụng.

+ Ký kết hạn mức tín dụng mới: Trước 10 ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực, nếu có nhu cầu tiếp tục vay vốn, khách hàng gửi cho Agribank nơi cho vay phương thức sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, Agribank nơi cho vay tiến hành thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín dụng mới.

Số dư nợ của Hợp đồng hạn mức tín dụng cũ được chuyển sang Hợp đồng hạn mức tín dụng mới.

- Thời hạn cho vay được xác định trong hợp đồng hạn mức tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ. Thời hạn cho vay trên giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng.

- Tổng giám đốc hướng dẫn điều kiện, thủ tục, quy trình giải ngân, thu nợ áp dụng đối với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng riêng cho từng đối tượng cụ thể.

2.1.5.2 Cho vay từng lần

Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Agribank nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng.

2.1.6 Các sản phẩm cho vay hộ gia đình Agribank CN KCN Hòa Phú đang cung cấp đang cung cấp

2.1.6.1 Cho vay vốn ngắn và trung hạn sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ theo hộ

Đây là sản phẩm Agribank cung cấp cho khách hàng là hộ gia đình có nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, chủ yếu là chăm sóc lúa nước, chăn nuôi bò, heo, gà, vịt và kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ khác, chẳng hạn mua bán sim, card điện thoại, mua bán vật dụng tiêu dùng tại các chợ xã, chợ huyện trên địa bàn, mua xe tải để nhận chở hàng thuê cho các xí nghiệp, cơ sở sản xuất … Hiện nay tại Agribank CN KCN Hòa Phú, sản phẩm này được xem là chủ yếu và chiếm tỷ trọng khá lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

25 Một số đặc tính của sản phẩm: -Loại tiền vay: VND

-Thời hạn cho vay: Ngắn hạn hoặc trung hạn

-Mức cho vay: thỏa thuận cụ thể giữa khách hàng và ngân hàng. Khách hàng phải có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.

-Lãi suất: cố định và thả nỗi

-Bảo đảm tiền vay: Có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba

-Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần tùy phương thức cho vay

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)