Đánh giá thực trạng cho vay theo hộ tại Agribank

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 78)

CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HÕA PHÖ GIAI ĐOẠN 2011 – 6th

2014

Bảng 4.14 Một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng cho vay theo hộ tại Agribank CN KCN Hòa Phú.

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

6 tháng đầu năm

2014

Tổng vốn huy động Triệu đồng 54.467 62.568 74.242 78.418

Tổng dư nợ Triệu đồng 145.841 158.916 205.156 216.088

Tổng dư nợ theo hộ Triệu đồng 95.001 101.005 132.874 139.874

Doanh số thu nợ theo hộ Triệu đồng 178.221 202.787 279.415 162.357

Dư nợ theo hộ bình quân Triệu đồng 89.229 98.003 116.940 136.374

Doanh số cho vay theo hộ Triệu đồng 189.765 208.791 311.284 169.233

Tỷ lệ dƣ nợ/Vốn huy động Lần 2,7 2,5 2,8 2,8

Tỷ trọng dƣ nợ theo hộ % 65,1 63,6 64,8 64,7

Vòng quay tín dụng theo hộ Vòng 2,0 2,1 2,4 1,2

Hệ số thu nợ theo hộ Lần 0,9 1,0 0,9 1,0

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán

4.3.1 Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động

Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu bao gồm: Các khoản tiền gửi của khách hàng và GTCG được phát hành. Trong nguồn vốn huy động thì nguồn vốn không kém phần quan trọng là tiền gửi của khách hàng. Khách hàng gửi tiền tại đây theo 3 phương thức chủ yếu: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các khoản ký quỹ bảo lãnh. Mức tăng trưởng của nguồn vốn này qua từng năm như sau: năm 2011 nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng là 51.167 triệu đồng, năm 2012 tăng 6.626 triệu lên 57.793 triệu đồng, năm 2013 tăng thêm 11.953 triệu nữa và tiếp tục tăng 6.247 triệu chỉ trong hai quý đầu năm 2014. Sự tăng trưởng của dòng tiền gửi của khách hàng đã dẫn đến việc tổng vốn huy động của ngân hàng tăng lên qua mỗi năm. Từ năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014, vốn huy động tăng 23.951 triệu, từ 54.467 triệu lên thành 78.418 triệu đồng.

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động được xác định bằng công thức tổng dư nợ cho vay chia cho vốn huy động. Tỷ số này được dùng để xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Thế nhưng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng lại thấp hơn dư nợ cho vay trong từng năm rất

67

nhiều. Cụ thể như năm 2011 dư nợ là 145.841 triệu trong khi vốn huy động chỉ có 54.467 triệu, nói cách khác dư nợ cuối năm 2011 lớn hơn vốn huy động trong năm 2,7 lần. Năm 2012 dù vốn huy động có tăng lên 62.568 triệu nhưng do dư nợ vẫn tăng nên tỷ số này vẫn cao, 2,5 lần. Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tỷ số dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng vãn duy trì ở mức 2,8 lần.

Để có thể kịp thời giải ngân phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng, Agribank CN KCN Hòa Phú buộc phải vay vốn từ ngân hàng cấp trên và sử dụng nguồn vốn điều chuyển này như là nguồn tiền giải ngân chính. Cụ thể năm 2011 vốn điều chuyển là 95.708 triệu, năm 2012 là 99.643 triệu, năm 2013 là 137.626 triệu và 146.379 triệu trong 6 tháng đầu năm 2014. Như vậy có thể nhận định Agribank CN KCN Hòa Phú hoạt động dựa trên nguồn vốn điều chuyển từ Agribank tỉnh Vĩnh Long là chủ yếu. Các khoản tiền cần phải giải ngân cho khách hàng thường trong vài ngày tới được thống kê và tính toán một cách chính xác, sau đó Kế toán trưởng xem xét tình hình tiền mặt tại quỹ, xác định rõ khoản tiền còn thiếu để xin vốn ở Ngân hàng tỉnh. Tuy nhiên nguồn vốn này có hạn chế rất lớn đối với ngân hàng. Đó là việc ngân hàng phải gánh chịu lãi suất cao hơn so với phần vốn được ngân hàng huy động tại chỗ, từ đó kéo chi phí sử dụng vốn của ngân hàng tăng lên.

Qua phân tích tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động qua các năm của Agribank CN KCN Hòa Phú có thể thấy rằng cho vay chính là hoạt động kinh doanh chủ chốt đồng thời là trọng tâm hoạt động của ngân hàng.

4.3.2 Tỷ trọng dƣ nợ khách hàng hộ gia đình trong tổng dƣ nợ

Phân tích chỉ tiêu này giúp thấy rõ được tỷ trọng dư nợ dành cho hộ gia đình chiếm bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng. Chỉ số này càng lớn và tăng lên càng chứng tỏ cho vay theo hộ rất được quan tâm và ngày càng nâng cao.

Qua 3 năm rưỡi, từ năm 2011 đến hết ngày 30/06/2014, tỷ trọng dư nợ theo hộ luôn ổn định và khá cao trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 dư nợ theo hộ là 95.001 triệu, chiếm tỷ trọng 65,1% tổng dư nợ. Sang năm 2012 dư nợ theo hộ tăng lên 6.004 triệu nữa và tỷ trọng này là 63,6%. Bước qua năm 2013 tỷ trọng này tiếp tục tăng lên thành 64,8% và chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2014 thì tỷ trọng này đã là 64,7%. Tại Agribank CN KCN Hòa Phú, khách hàng là hộ gia đình luôn là khách hàng chủ đạo và chiếm phần lớn trong tổng số khách hàng. Vì vậy việc duy trì và tăng cường dư nợ cho vay theo hộ luôn được ngân hàng quan tâm. Tuy nhiên cho vay theo hộ vẫn có nhiều rủi ro khi mục đích sử dụng tiền vay của hộ chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt, kinh tế tổng hợp ... những lĩnh vực chịu ảnh hưởng khá nhiều vào thời tiết và các điều kiện tự nhiên khó kiểm soát. Vì vậy việc tăng cường này luôn phải được giữ ở

68

một mức độ phù hợp để hạn chế rủi ro đồng thời phân tán vốn vay cho những nhóm khách hàng khác, đảm bảo đa dạng các sản phẩm cho vay tại ngân hàng.

4.3.3 Tỷ số vòng quay tín dụng hộ gia đình

Tỷ số vòng quay tín dụng theo hộ cho biết tốc độ luân chuyển, đo lường thời gian thu hồi nợ khách hàng hộ gia đình nhanh hay chậm. Nói cách khác chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu được nợ khách hàng bao nhiêu để có thể tái cấp lại vốn hoặc cho vay mới. Vòng quay cao, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh chưa chắc đã tốt trong hoạt động ngân hàng, không có một hạn mức chung nào để đánh giá mức độ hiệu quả của chỉ tiêu này, tùy vào tình hình kinh tế và chiến lược phát triển mà vòng quay có thể chênh lệch rất lớn giữa các ngân hàng.

Cho vay ngắn hạn là thế mạnh của Agribank CN KCN Hòa Phú, mà thường hộ gia đình có nhu cầu vay vốn lưu động nên thời hạn tương đối ngắn, do đó vòng quay tín dụng theo hộ của ngân hàng khá cao. Năm 2011 tỷ số này là 2,0 vòng, năm 2012 là 2,1 vòng. Tiếp đó trong năm 2013 doanh số thu nợ ngắn hạn cho hộ gia đình đã giải ngân trong năm 2012 khá nhiều (doanh số cho vay ngắn hạn theo hộ năm 2012 là 198.696 triệu, doanh số thu nợ ngắn hạn của hộ gia đình năm 2013 là 273.471 triệu đồng) nên kéo tỷ số này lên cao đột biến 2,4 vòng. Tính đến hết tháng 6 năm 2014 tỷ số vòng quay tín dụng vẫn rất ổn định khi đạt 1,2 vòng. Từ việc tỷ số này luôn cao hơn 1 và biến động tăng qua các năm đã chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn hay thời gian thu hồi nợ của khách hàng hộ gia đình tại ngân hàng nhanh và ổn định.

4.3.4 Hệ số thu nợ theo hộ

Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay hộ gia đình của ngân hàng. Hệ số này càng lớn hơn so với 1 càng chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt.

Từ bảng 4.8 có thể thấy: hệ số này biến động ít và gần bằng 1. Năm 2011 hệ số này là 0,9 lần, năm 2012 tăng lên gần bằng 1,0 lần, năm 2013 giảm xuống còn 0,9 lần và 6 tháng đầu năm 2014 hệ số thu nợ theo hộ xấp xỉ 1,0 lần. Khoảng thời gian năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 có thể được xem là thời gian tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động cho vay hộ gia đình. Trong giai đoạn này, ngân hàng thực hiện các chỉ đạo của NHNN và các quyết định của Hội đồng thành viên Agribank giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ lãi suất để kích thích nhu cầu vốn vay sản xuất kinh doanh cũng như các nhu cầu chi tiêu cá nhân tăng cao. Và hưởng ứng mục tiêu đó, đồng thời được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, hộ gia đình đã tăng cường vay vốn tại ngân hàng. Điều này làm cho doanh số cho vay theo hộ tăng nhanh từ 189.765 triệu năm 2011 lên 311.284 triệu đồng cuối năm 2013 và chỉ trong vòng 6 tháng đầu

69

năm 2014 ngân hàng đã giải ngân 169.233 triệu đồng cho khách hàng là hộ gia đình. Trong khi đó doanh số thu nợ theo hộ vẫn theo xu hướng tăng nhưng ít hơn. Cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ theo hộ là 178.221 triệu, đến cuối năm 2013 đạt 279.415 triệu. Việc doanh số thu nợ tăng trưởng ít hơn doanh số cho vay trong từng năm dẫn đến hệ số thu nợ theo hộ nhỏ hơn và gần bằng 1, tuy nhiên các hệ số này vẫn ổn định và khá an toàn khi ở ngưỡng 0,9 và 1,0 lần. Trong hai quý đầu của năm 2014 doanh số thu nợ đạt 162.357 triệu, trong khi doanh số cho vay trong thời gian này là 169.233 triệu. Về cơ bản hai con số chênh lệch không đáng kể dẫn đến việc hệ số thu nợ theo hộ đạt xấp xỉ 1,0 lần. Trong 6 tháng đầu năm nay, lãnh đạo ngân hàng cùng với phòng Tín dụng tích cực thu hồi nợ của hộ gia đình để xóa hẳn sự xuất hiện cũng như những ảnh hưởng của nợ xấu cùng lúc với việc tăng doanh số cho vay theo hộ nên hệ số này khá tốt.

4.3.5 Dƣ nợ theo hộ trên mỗi CBTD tại ngân hàng

Bảng 4.15 Tình hình dư nợ theo số lượng CBTD tại Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 6th

2014.

Năm ĐVT 2011 2012 2013

6 tháng đầu năm 2014

Dư nợ cho vay Triệu đồng 145.841 158.916 205.156 216.088

Dư nợ theo hộ Triệu đồng 95.001 101.005 132.874 139.874

Tổng số CBTD Người 5 5 5 5 CBTD quản lý hộ Người 3 3 3 3 Dƣ nợ theo số lƣợng CBTD Triệu đồng/Ngƣời 29.168 31.783 41.031 43.218 Dƣ nợ theo số lƣợng CBTD theo hộ Triệu đồng/Ngƣời 31.667 33.668 44.291 46.625

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán

Tại Agribank CN KCN Hòa Phú có tổng cộng năm CBTD thuộc phòng Tín dụng và một Trưởng phòng tín dụng. Trong số đó có ba CBTD trực tiếp quản lý các khoản vay của hộ gia đình. Đó là ba CBTD của ba xã trên địa bàn: Tân Hạnh, Lộc Hòa, Hòa Phú đồng thời cũng tiếp nhận và quản lý các hồ sơ vay vốn của khách hàng hộ gia đình ngoài địa bàn có nhu cầu. Do vậy, để tìm dư nợ khách hàng hộ gia đình theo số lượng CBTD, ta chia tổng dư nợ theo hộ cho số CBTD quản lý khoản vay này là ba.

70

Tỷ lệ dư nợ theo số lượng CBTD cho biết mỗi CBTD thực tế đang quản lý bình quân bao nhiêu dư nợ trong từng kỳ. Trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu 2014, cùng với đà tăng trưởng tín dụng nói chung và hoạt động cho vay theo hộ nói riêng, dư nợ theo số lượng CBTD và dư nợ theo số lượng CBTD theo hộ đều tăng lên. Điều này cho thấy dư nợ tín dụng mà mỗi CBTD càng ngày càng tăng, đây là dấu hiệu chỉ rõ sự phát triển của quy mô và chất lượng tín dụng theo hộ gia đình, đồng thời cũng tạo nên sức ép cho các CBTD phụ trách.

Năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, số lượng CBTD tại Agribank CN KCN Hòa Phú không có biến động: 3 CBTD quản lý dư nợ của khách hàng hộ gia đình trong tổng số 5 CBTD của ngân hàng. Trong vòng 3 năm rưỡi, lượng dư nợ mỗi CBTD quản lý tăng 14.050 triệu, từ 29.168 triệu lên 43.218 triệu đồng. Cùng thời gian đó dư nợ theo hộ mà mỗi CBTD quản lý hộ quản lý từ 31.667 triệu lên 46.625 triệu đồng, tăng 14.958 triệu đồng. Con số biến động của 2 loại dư nợ khác nhau cho thấy quy mô lớn và quan trọng của cho vay theo hộ tại Agribank CN KCN Hòa Phú. Tuy nhiên bên cạnh mặt tốt về chất lượng cũng như năng lực cạnh tranh của Agribank so với các ngân hàng cùng địa bàn ngày càng mạnh thì nó cũng vô tình tạo ra áp lực khá lớn cho các CBTD. Dư nợ trên mỗi cán bộ tăng đòi hỏi cán bộ đó phải quản lý được tốt khoản vay của mình, đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn của khách hàng, chịu hoàn toàn trách nhiệm về các rủi ro có thể xảy đến với khoản vay đồng thời phải duy trì và nâng cao dư nợ ở những kỳ tiếp theo.

71

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH

5.1 Mặt tốt

Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998 đến nay đồng thời cũng dựa vào uy tín và chất lượng lâu bền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mà Agribank CN KCN Hòa Phú ngày càng phát triển ổn định và dần chiếm thị phần ngày càng cao trên địa bàn. Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc dư nợ cho vay mỗi năm đều tăng đồng thời doanh số thu nợ cũng rất ổn định và hầu như không có nợ xấu tại ngân hàng.

Các chính sách hỗ trợ về lãi suất của NHNN như giảm lãi suất, hỗ trợ lãi suất cho các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, máy móc phục vụ nông nghiệp ... ; các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ của chính quyền địa phương đã tạo cơ hội cho các đối tượng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả và hữu ích.

Đội ngũ nhân viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế đa dạng, tích lũy lâu năm và tiếp cận các chính sách mới nhanh chóng, kịp thời nên hoạt động của Agribank CN KCN Hòa Phú ngày càng có hiệu quả. Bên cạnh đó mỗi nhân viên đều rất thân thiện, nhiệt tình, vui vẻ và lịch sự với khách hàng, không phân biệt đối xử giữa các nhóm khách hàng với nhau nên đã tạo được ấn tượng tốt và tạo dựng được mối quan hệ lâu bền với khách hàng.

Chất lượng tín dụng của Agribank CN KCN Hòa Phú tăng trưởng đều đặn và tích cực qua từng năm. Các chỉ số về dư nợ: dư nợ cho vay, doanh số cho vay và doanh số thu nợ có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó cho vay theo hộ luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định. Do đặc thù của địa bàn là nông thôn, dân cư chủ yếu là nông dân, sống bằng nghề nông truyền thống là chính nên cho vay để sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ liên quan nông nghiệp trở thành sản phẩm tín dụng không thể thiếu không chỉ của ngân hàng mà còn đối với hộ nông dân trên địa bàn.

Chênh lệch thu – chi của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 luôn được duy trì và tăng trưởng mặc dù phải chịu nhiều biến động và khó khăn từ nền kinh tế. Điều này cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt và có năng lực của Ban lãnh đạo ngân hàng, từ tầm nhìn về phân tích và đưa ra dự báo tình hình đến khả năng đón nhận và xử lý kịp thời các rủi ro xảy đến.

72

5.2 Mặt chƣa tốt và nguyên nhân

 Nhân tố bên ngoài

Cạnh tranh giữa các NHTM luôn là vấn đề gay gắt không thể tránh khỏi. Nhất là khi ngày càng có nhiều ngân hàng lớn - nhỏ, cổ phần, chuyên doanh - kinh doanh tổng hợp thành lập và phát triển ngày càng nhiều. Các NHTM khác có rất nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều chiêu tiếp thị vô cùng hấp dẫn và

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)