Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay hộ gia đình của ngân hàng. Hệ số này càng lớn hơn so với 1 càng chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt.
Từ bảng 4.8 có thể thấy: hệ số này biến động ít và gần bằng 1. Năm 2011 hệ số này là 0,9 lần, năm 2012 tăng lên gần bằng 1,0 lần, năm 2013 giảm xuống còn 0,9 lần và 6 tháng đầu năm 2014 hệ số thu nợ theo hộ xấp xỉ 1,0 lần. Khoảng thời gian năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 có thể được xem là thời gian tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động cho vay hộ gia đình. Trong giai đoạn này, ngân hàng thực hiện các chỉ đạo của NHNN và các quyết định của Hội đồng thành viên Agribank giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ lãi suất để kích thích nhu cầu vốn vay sản xuất kinh doanh cũng như các nhu cầu chi tiêu cá nhân tăng cao. Và hưởng ứng mục tiêu đó, đồng thời được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, hộ gia đình đã tăng cường vay vốn tại ngân hàng. Điều này làm cho doanh số cho vay theo hộ tăng nhanh từ 189.765 triệu năm 2011 lên 311.284 triệu đồng cuối năm 2013 và chỉ trong vòng 6 tháng đầu
69
năm 2014 ngân hàng đã giải ngân 169.233 triệu đồng cho khách hàng là hộ gia đình. Trong khi đó doanh số thu nợ theo hộ vẫn theo xu hướng tăng nhưng ít hơn. Cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ theo hộ là 178.221 triệu, đến cuối năm 2013 đạt 279.415 triệu. Việc doanh số thu nợ tăng trưởng ít hơn doanh số cho vay trong từng năm dẫn đến hệ số thu nợ theo hộ nhỏ hơn và gần bằng 1, tuy nhiên các hệ số này vẫn ổn định và khá an toàn khi ở ngưỡng 0,9 và 1,0 lần. Trong hai quý đầu của năm 2014 doanh số thu nợ đạt 162.357 triệu, trong khi doanh số cho vay trong thời gian này là 169.233 triệu. Về cơ bản hai con số chênh lệch không đáng kể dẫn đến việc hệ số thu nợ theo hộ đạt xấp xỉ 1,0 lần. Trong 6 tháng đầu năm nay, lãnh đạo ngân hàng cùng với phòng Tín dụng tích cực thu hồi nợ của hộ gia đình để xóa hẳn sự xuất hiện cũng như những ảnh hưởng của nợ xấu cùng lúc với việc tăng doanh số cho vay theo hộ nên hệ số này khá tốt.
4.3.5 Dƣ nợ theo hộ trên mỗi CBTD tại ngân hàng
Bảng 4.15 Tình hình dư nợ theo số lượng CBTD tại Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 6th
2014.
Năm ĐVT 2011 2012 2013
6 tháng đầu năm 2014
Dư nợ cho vay Triệu đồng 145.841 158.916 205.156 216.088
Dư nợ theo hộ Triệu đồng 95.001 101.005 132.874 139.874
Tổng số CBTD Người 5 5 5 5 CBTD quản lý hộ Người 3 3 3 3 Dƣ nợ theo số lƣợng CBTD Triệu đồng/Ngƣời 29.168 31.783 41.031 43.218 Dƣ nợ theo số lƣợng CBTD theo hộ Triệu đồng/Ngƣời 31.667 33.668 44.291 46.625
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán
Tại Agribank CN KCN Hòa Phú có tổng cộng năm CBTD thuộc phòng Tín dụng và một Trưởng phòng tín dụng. Trong số đó có ba CBTD trực tiếp quản lý các khoản vay của hộ gia đình. Đó là ba CBTD của ba xã trên địa bàn: Tân Hạnh, Lộc Hòa, Hòa Phú đồng thời cũng tiếp nhận và quản lý các hồ sơ vay vốn của khách hàng hộ gia đình ngoài địa bàn có nhu cầu. Do vậy, để tìm dư nợ khách hàng hộ gia đình theo số lượng CBTD, ta chia tổng dư nợ theo hộ cho số CBTD quản lý khoản vay này là ba.
70
Tỷ lệ dư nợ theo số lượng CBTD cho biết mỗi CBTD thực tế đang quản lý bình quân bao nhiêu dư nợ trong từng kỳ. Trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu 2014, cùng với đà tăng trưởng tín dụng nói chung và hoạt động cho vay theo hộ nói riêng, dư nợ theo số lượng CBTD và dư nợ theo số lượng CBTD theo hộ đều tăng lên. Điều này cho thấy dư nợ tín dụng mà mỗi CBTD càng ngày càng tăng, đây là dấu hiệu chỉ rõ sự phát triển của quy mô và chất lượng tín dụng theo hộ gia đình, đồng thời cũng tạo nên sức ép cho các CBTD phụ trách.
Năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, số lượng CBTD tại Agribank CN KCN Hòa Phú không có biến động: 3 CBTD quản lý dư nợ của khách hàng hộ gia đình trong tổng số 5 CBTD của ngân hàng. Trong vòng 3 năm rưỡi, lượng dư nợ mỗi CBTD quản lý tăng 14.050 triệu, từ 29.168 triệu lên 43.218 triệu đồng. Cùng thời gian đó dư nợ theo hộ mà mỗi CBTD quản lý hộ quản lý từ 31.667 triệu lên 46.625 triệu đồng, tăng 14.958 triệu đồng. Con số biến động của 2 loại dư nợ khác nhau cho thấy quy mô lớn và quan trọng của cho vay theo hộ tại Agribank CN KCN Hòa Phú. Tuy nhiên bên cạnh mặt tốt về chất lượng cũng như năng lực cạnh tranh của Agribank so với các ngân hàng cùng địa bàn ngày càng mạnh thì nó cũng vô tình tạo ra áp lực khá lớn cho các CBTD. Dư nợ trên mỗi cán bộ tăng đòi hỏi cán bộ đó phải quản lý được tốt khoản vay của mình, đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn của khách hàng, chịu hoàn toàn trách nhiệm về các rủi ro có thể xảy đến với khoản vay đồng thời phải duy trì và nâng cao dư nợ ở những kỳ tiếp theo.
71
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH
5.1 Mặt tốt
Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998 đến nay đồng thời cũng dựa vào uy tín và chất lượng lâu bền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mà Agribank CN KCN Hòa Phú ngày càng phát triển ổn định và dần chiếm thị phần ngày càng cao trên địa bàn. Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc dư nợ cho vay mỗi năm đều tăng đồng thời doanh số thu nợ cũng rất ổn định và hầu như không có nợ xấu tại ngân hàng.
Các chính sách hỗ trợ về lãi suất của NHNN như giảm lãi suất, hỗ trợ lãi suất cho các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, máy móc phục vụ nông nghiệp ... ; các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ của chính quyền địa phương đã tạo cơ hội cho các đối tượng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả và hữu ích.
Đội ngũ nhân viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế đa dạng, tích lũy lâu năm và tiếp cận các chính sách mới nhanh chóng, kịp thời nên hoạt động của Agribank CN KCN Hòa Phú ngày càng có hiệu quả. Bên cạnh đó mỗi nhân viên đều rất thân thiện, nhiệt tình, vui vẻ và lịch sự với khách hàng, không phân biệt đối xử giữa các nhóm khách hàng với nhau nên đã tạo được ấn tượng tốt và tạo dựng được mối quan hệ lâu bền với khách hàng.
Chất lượng tín dụng của Agribank CN KCN Hòa Phú tăng trưởng đều đặn và tích cực qua từng năm. Các chỉ số về dư nợ: dư nợ cho vay, doanh số cho vay và doanh số thu nợ có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó cho vay theo hộ luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định. Do đặc thù của địa bàn là nông thôn, dân cư chủ yếu là nông dân, sống bằng nghề nông truyền thống là chính nên cho vay để sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ liên quan nông nghiệp trở thành sản phẩm tín dụng không thể thiếu không chỉ của ngân hàng mà còn đối với hộ nông dân trên địa bàn.
Chênh lệch thu – chi của ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 luôn được duy trì và tăng trưởng mặc dù phải chịu nhiều biến động và khó khăn từ nền kinh tế. Điều này cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt và có năng lực của Ban lãnh đạo ngân hàng, từ tầm nhìn về phân tích và đưa ra dự báo tình hình đến khả năng đón nhận và xử lý kịp thời các rủi ro xảy đến.
72
5.2 Mặt chƣa tốt và nguyên nhân
Nhân tố bên ngoài
Cạnh tranh giữa các NHTM luôn là vấn đề gay gắt không thể tránh khỏi. Nhất là khi ngày càng có nhiều ngân hàng lớn - nhỏ, cổ phần, chuyên doanh - kinh doanh tổng hợp thành lập và phát triển ngày càng nhiều. Các NHTM khác có rất nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều chiêu tiếp thị vô cùng hấp dẫn và lực lượng nhân viên – cộng tác viên hùng hậu nên sức ép cạnh tranh đặt ra cho Agribank là rất lớn và quan trọng.
Các biến động của nền kinh tế, nhất là các cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động kinh doanh của ngân hàng hội sở cũng như các ngân hàng chi nhánh. Khó khăn của nền kinh tế tác động đến hầu hết các thành phần kinh tế, từ cá nhân, hộ gia đình đến doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn. Từ việc tăng giá cả đầu vào đến đầu ra khó khăn trong phân phối, tiêu thụ sản phẩm đã gây trở ngại công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Riêng về Agribank CN KCN Hòa Phú, kinh tế khó khăn và sự phát triển chậm lại của các ngành chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh thu cũng như chênh lệch thu – chi.
Nhân tố bên trong
Là chi nhánh cấp III nên Agribank CN KCN Hòa Phú còn rất nhiều hạn chế trong việc chủ động nguồn vốn để hoạt động tín dụng và các chi tiêu khác tại ngân hàng.
Dư nợ khách hàng theo hộ ngày càng tăng trong khi số lượng CBTD tại ngân hàng vẫn không thay đổi. Điều này gây khó khăn trong công tác quản lý dư nợ cũng như tạo sức ép cho nhân viên tín dụng. Bên cạnh đó, việc số lượng CBTD còn ít gây ra việc quá tải trong các công tác: thẩm định, duyệt vay, giải ngân, kiểm tra và kiểm soát khoản vay làm cho thời gian của quá trình cấp tín dụng dưới hình thức cho vay kéo dài, ảnh hưởng chất lượng tín dụng và uy tín của ngân hàng.
Sản phẩm tín dụng của ngân hàng đa phần xoay quanh cho vay nông hộ và phục vụ nông nghiệp là chủ yếu nên Agribank CN KCN Hòa Phú đã bỏ qua một số sản phẩm tín dụng đa dạng khác như: vay trả góp, vay mua sắm phương tiện đi lại. Đồng thời việc chỉ có 1 máy rút tiền tự động trước của ngân hàng ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng.
73
5.3 Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay hộ gia đình
5.3.1 Chủ động hơn trong huy động vốn để tạo nguồn thu nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho những nhu cầu chi tiêu hợp lý chóng, kịp thời phục vụ cho những nhu cầu chi tiêu hợp lý
Căn cứ vào tình hình huy động vốn tại chỗ và nhu cầu vốn vay của người dân trên địa bàn trong thời gian qua. Nguồn vốn được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động của ngân hàng phần lớn là vốn điều chuyển từ Agribank tỉnh Vĩnh Long. Do nguồn tiền này phải cần thời gian để chuyển về, đồng thời chi phí trả lãi lại cao hơn sao với các nguồn huy động từ tiền gửi của các thành phần kinh tế khác nên đã đặt ra nhiều khó khăn cho ngân hàng. Vì vậy, Agribank CN KCN Hòa Phú cần chủ động hơn trong việc huy động vốn tại chỗ nhằm giảm thiểu chi phí cho ngân hàng, tránh tình trạng tốn kém thời gian của khách, mất uy tín và lòng tin của khách hàng.
Để đáp ứng nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn, đến cuối tháng 6 năm 2015, vốn huy động tại chỗ của ngân hàng phải tăng lên 15% (tương đương tăng 12 tỷ đồng). Với mục tiêu này, ngân hàng cần đưa ra chỉ tiêu huy động vốn cho từng nhân viên cụ thể theo chức danh khác nhau. Như Giám đốc 1 tỷ, 2 Phó Giám đốc mỗi người 800 triệu; các nhân viên khác trong ngân hàng, mỗi cán bộ huy động 400 triệu đồng; nhân viên tạp vụ, bảo vệ mỗi người 200 triệu đồng.
Bên cạnh đó, ngân hàng nên thường xuyên tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn để đưa ra gói sản phẩm huy động vốn đa dạng và phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng thời gian cụ thể. Ngân hàng nên treo nhiều băng rôn quảng bá trực tiếp tại chi nhánh và những khu vực thường tập trung đông dân cư để mọi người có thể biết đến. Khẩu hiệu, thông tin trên băng rôn nên dễ hiểu, hấp dẫn để khách hàng có thể dễ dàng đưa ra quyết định gửi tiền nhàn rỗi của mình. Bên cạnh đó các chính sách về lãi suất hấp dẫn, các chính sách khuyến mại và chất lượng phục vụ tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn nơi vay vốn của dân cư trên địa bàn.
5.3.2 Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay
Căn cứ vào thực trạng cho vay trong thời gian qua là hoạt động quan trọng và là nguồn thu lời chủ yếu của ngân hàng. Để hoạt động cho vay đạt hiệu quả tốt nhất thì việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để thu hút khách hàng đóng vai trò không nhỏ. Từ việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cũng sẽ đa dạng hóa được các loại khách hàng vay vốn, gia tăng dư nợ cho vay tại ngân hàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cần được thực hiện một cách nhanh chóng và ngay lập tức, kịp thời thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vay vốn. Cụ thể đến hết tháng 12 năm 2014, ngân hàng nên cung cấp thêm ít
74
nhất 1 sản phẩm tín dụng theo nhu cầu thực tế của dân cư trên địa bàn để thực áp dụng trong hoạt động của năm 2015. Bên cạnh đó, ngân hàng nên đa dạng hóa các sản phẩm cho vay hiện có về cách tiếp cận khách hàng, phương thức và hình thức giải ngân cho khách hàng cũng như các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Đối với tín dụng nói chung: Hiện nay rất nhiều ngân hàng cung cấp các
sản phẩm đa dạng và phù hợp mọi loại khách hàng, Agribank CN KCN Hòa Phú nên thường xuyên tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn để đưa ra các sản phẩm kịp thời và hữu ích. Tiếp cận khách hàng thuộc nhiều đối tượng, tầng lớp, phân khúc khác nhau để nhanh chóng cung cấp sản phẩm phù hợp sẽ giúp ngân hàng đa dạng được sản phẩm tín dụng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn.
Đối với tín dụng dành cho hộ gia đình: Hộ gia đình luôn là khách hàng
quan trọng đối với Agribank CN KCN Hòa Phú. Vì vậy ngân hàng nhất thiết phải giữ nhóm khách hàng này và thu hút ngày càng nhiều khách hàng này hơn nữa. Muốn như vậy, các chính sách ưu đãi dành cho cho vay nông hộ phải không ngừng đa dạng và thường xuyên đổi mới, phần nào hỗ trợ tích cực việc thực hiện tối ưu phương án vay vốn của hộ.
75
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN
Tín dụng chính là hoạt động chủ chốt và quan trọng bậc nhất đối với Agribank CN KCN Hòa Phú. Việc cấp tín dụng đúng nguyên tắc cùng mức độ thích hợp đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Qua các phân tích trong bài có thể thấy rõ rằng cho vay hộ gia đình là mảng tín dụng phổ biến, chiếm tỷ trọng cao trong tổng hoạt động tín dụng. Mảng tín dụng này không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn góp phần mở rộng và nâng cao sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của nhiều hộ gia đình trên địa bàn ngày càng được cải thiện hơn. Với những ưu điểm và lợi ích trên, nâng cao và đẩy mạnh tín dụng theo hộ chính là phương hướng chính xác và an toàn cho ngân hàng,