Cho vay theo mục đích sử dụng tiền vay

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 68 - 78)

Mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng hộ gia đình tại Agribank CN KCN Hòa Phú được chia ra làm 3 loại chính: Cho vay vốn ngắn và trung hạn sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ; xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà ở và cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng và xây dựng sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng rất thấp, chủ yếu khách hàng hộ gia đình vay vốn với mục đích sản xuất nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ kinh doanh theo hộ. Từ năm 2012, các chính sách giảm lãi suất, hỗ trợ lãi suất của NHNN và các chính sách của Agribank song song với chính sách khuyến khích sản xuất của chính quyền địa phương tại các xã trên địa bàn, bên cạnh đó là sự quản lý và điều hành có hiệu quả của Ban giám đốc, các Trưởng phòng ban cùng sự tự giác làm việc tích cực của mỗi CBTD nên dư nợ cho vay sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình không ngừng tăng lên qua mỗi năm.

Về phía ngân hàng, cơ bản hoạt động chính là trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế ngân hàng hỗ trợ tối đa cho các khoản vay với mục đích sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình. Các dự án sản xuất này thường có mức an toàn về khả năng hoàn vốn cao. Bên cạnh đó là sự đảm bảo của tài sản thế chấp, chủ yếu là quyền sử dụng đất hoặc giấy phép kinh doanh được cấp theo hộ. Do đó toàn bộ thành viên trong gia đình sẽ góp phần chịu trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và kịp thời cả gốc và lãi phải trả. Thêm vào đó cho vay theo hộ ngoài nguồn thu chủ yếu từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngân hàng còn có nguồn thu nợ thứ hai là thu nhập khác của các thành viên trong hộ. Chẳng hạn như cho vay chăn nuôi bò thì ngoài nguồn lợi từ việc nuôi bò còn có lương, thưởng, phụ cấp của các thành viên khác trong gia đình và các khoản thu nhập bất thường khác phục vụ cho việc trả nợ ngân hàng. Thế nên dư nợ cho vay cũng như doanh số giải ngân và thu hồi nợ trong từng kỳ cụ thể luôn ổn định và an toàn.

4.2.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay thể hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đủ điều kiện vay vốn theo các quy định của ngân hàng.

Về cho vay vốn ngắn và trung hạn sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ theo hộ

Đây là nhu cầu vốn chủ yếu của hộ gia đình trong và ngoài địa bàn hoạt động của Agribank CN KCN Hòa Phú. Trên thực tế, dân cư phần lớn là nông dân, sản xuất nông nghiệp là chính, do vậy họ có nhu cầu vay vốn để sản xuất

57

các ngành nghề truyền thống như chăn nuôi gia súc (heo, bò), gia cầm (gà, vịt), thủy sản (cá), trồng lúa và các cây nông nghiệp ngắn ngày khác hoặc kết hợp cả chăn nuôi và trồng trọt theo mô hình kinh tế tổng hợp. Loại hình sản xuất này thường có thời gian thu hồi vốn nhanh trong ngắn hạn (ngoại trừ chăn nuôi bò nái có thời gian trên 12 tháng) nên ngân hàng chỉ cung cấp vốn trong ngắn và trung hạn. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình trên địa bàn còn có nhu cầu vay vốn để kinh doanh dịch vụ hoặc buôn bán hàng hóa. Chẳng hạn như: buôn bán sim, card điện thoại; kinh doanh dịch vụ internet, photocopy; buôn bán tạp hóa, quán ăn, quán nước tại các chợ, trường học ... các hộ này thường có thuận lợi về vị trí (nằm trên đường quốc lộ, gần khu vực dân cư, chợ, trường học) và có khả năng kinh doanh ổn định, lâu bền. Những loại hình này có thời gian thu hồi, xoay vốn nhanh nên khá phù hợp với hộ gia đình trên địa bàn cũng như bản thân ngân hàng. Doanh số cho vay vốn phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ theo hộ qua mỗi năm đều chiếm tỷ trọng cao và tăng đều.

Bảng 4.8 Tình hình doanh số cho vay hộ gia đình theo mục đích sử dụng tiền vay tại Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Số tiền % Số tiền % 1.Sản xuất, kinh doanh 169.578 186.168 285.737 16.590 109,8 99.569 153,5 2.Nhà 17.823 19.415 20.845 1.592 108,9 1.430 107,4 3.Tiêu dùng 2.364 3.208 4.702 844 135,7 1.494 146,6 Tổng 189.765 208.791 311.284 19.026 110,0 102.493 149,1

Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú

Cụ thể năm 2012 doanh số giải ngân trong kỳ là 186.168 triệu đồng, tăng 16.590 triệu so với con số 169.578 triệu của năm 2011. Nói theo cách khác thì doanh số cho vay năm 2012 tương đương 109,8% doanh số giải ngân của năm 2011. Điều này đã góp phần giữ tỷ trọng cho vay vốn ngắn và trung hạn sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ theo hộ ở mức 89,4% và 89,2%. Sang năm 2013, cùng với đà phát triển chung của tín dụng cũng như cho vay hộ gia đình, doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp và kinh doanh lại tiếp tục tăng thêm 99.569 triệu đồng nữa nâng doanh số cho vay lên 285.737 triệu, tương đương 153,5% doanh số của năm 2012. Trong năm 2013 tín dụng được xem là tăng trưởng mạnh mẽ nhất khi lãi suất cho vay giảm khá nhanh cùng

58

các chính sách hỗ trợ lãi suất cho các ngành nông nghiệp được ban hành và áp dụng. Tỷ trọng vay vốn sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ vì thế mà tăng cao nhất từ trước đến nay, 91,8%. Tỷ trọng này vẫn được giữ ở mức khá cao, 91,2% tổng doanh số giải ngân theo hộ tính đến hết tháng 6 năm 2014. Chỉ trong hai quý đầu năm, doanh số cho vay loại này đã đạt 154.323 triệu đồng, tương đương 114,6% doanh số cho vay của cùng kỳ năm 2013.

Bảng 4.9 Tình hình doanh số cho vay hộ gia đình theo mục đích sử dụng tiền vay tại Agribank CN KCN Hòa Phú 6th 2013 – 6th 2014.

Đơn vị tính: Triệu đồng 6th năm 2013 2014 6th 2014 – 6th 2013 Số tiền % 1.Sản xuất, kinh doanh 134.676 154.323 19.647 114,6 2.Nhà 9.785 12.893 3.108 131,8 3.Tiêu dùng 2.103 2.017 (86) 95,9 Tổng 146.564 169.233 19.026 115,5

Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú

Về cho vay xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà ở

Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà ở đối với khách hàng cũng như đối với bản thân Agribank CN KCN Hòa Phú đều ở mức thấp, tuy nhiên, đây vẫn là sản phẩm cần thiết tại ngân hàng. Bởi vì việc có một số tiền lớn trong một thời gian nhất định để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hay mua nhà ở đối với các hộ gia đình ở nông thôn là việc khá khó khăn. Do đó, các hộ gia đình cần thiết vay vốn của ngân hàng và trả dần trong nhiều lần để thực hiện ước mơ tạo nên ngôi nhà vững chắc một cách nhanh chóng và giảm bớt áp lực về vấn đề tiền bạc. Thế nhưng doanh số cho vay loại hình này tại Agribank CN KCN Hòa Phú cũng như nhu cầu của khách hàng hộ gia đình loại này vẫn rất ít.

Năm 2011, doanh số cho vay phục vụ nhà ở cho các hộ gia đình trên địa bàn là 17.823 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,4% tổng doanh số giải ngân cho hộ trong năm. Tỷ trọng này hầu như thay đổi không đáng kể ở năm 2012 với 9,3%. Doanh số cho vay phục vụ mục đích về nhà ở vẫn có dấu hiệu tăng 1.592 triệu đồng lên thành 19.415 triệu đồng, tương đương 108,9% doanh số năm trước. Năm 2013 doanh số giải ngân trong kỳ lại tăng thêm 1.430 triệu đồng nữa nhưng tỷ trọng lại giảm xuống chỉ còn 6,7% do tốc độ tăng trưởng của nó thấp hơn so với cho vay vốn sản xuất nông nghiệp. Tính đến ngày

59

30/06/2014, doanh số cho vay là 12.983 triệu đồng, tương đương 131,8% cùng kỳ năm 2013 và tỷ trọng tăng lên từ 6,7 vào 6 tháng đầu năm 2013 lên 7,6% trong tổng doanh số cho vay theo hộ tại ngân hàng cuối tháng 6 năm 2014. Nhìn chung cho vay xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà ở ít phổ biến nhưng vẫn khá quan trọng.

Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú

Hình 4.7 Cơ cấu doanh số cho vay theo hộ tại Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 6th 2014 theo mục đích sử dụng tiền vay.

Về cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình

Nói về cho vay mua sắm hàng tiêu dùng và các vật dụng dùng trong gia đình thì có thể xem là sản phẩm cho vay theo hộ chiếm tỷ trọng thấp nhất và ít phát triển tại Agribank CN KCN Hòa Phú. Hiện nay, vay tiêu dùng đang được Chính phủ hạn chế lại nên tỷ trọng của lĩnh vực này rất thấp.

Năm 2011, doanh số cho vay loại này là 2.364 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,2% thì sang năm 2012 tỷ trọng được nâng lên thành 1,5% đồng thời doanh số cho vay tăng thêm 844 triệu đồng thành 3.208 triệu, tương đương 135,7% doanh số của năm 2011. Tiếp đó, năm 2013 doanh số cho vay tiêu dùng của hộ gia đình tăng lên thành 4.702 triệu đồng (tăng 1.494 triệu so với năm 2012) đồng thời tỷ trọng được giữ ở con số 1,5%. 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay tiêu dùng vẫn không mấy khả quan với 2.017 triệu đồng, chỉ tương đương 95,9% so với cùng kỳ năm 2013, giảm 86 triệu so với 6 tháng đầu năm 2013 và tỷ trọng sụt giảm còn 1,2%. 89,4% 89,2% 91,8% 91,2% 9,4% 9,3% 6,7% 7,6% 1,2% 1,5% 1,5% 1,2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

60

4.2.2.2 Doanh số thu nợ

Trong ba năm rưỡi từ năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014, doanh số thu nợ theo hộ tại Agribank CN KCN Hòa Phú tăng lên qua mỗi năm.

Bảng 4.10 Tình hình doanh số thu nợ hộ gia đình theo mục đích sử dụng tiền vay tại Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Số tiền % Số tiền % 1.Sản xuất, kinh doanh 159.750 181.126 256.585 21.376 113,4 75.459 141,7 2.Nhà 16.247 18.576 18.158 2.329 114,3 (418) 97,7 3.Tiêu dùng 2.224 3.085 4.672 861 138,7 1.587 151,4 Tổng 178.221 202.787 279.415 24.566 113,8 76.628 137,8

Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú

Trong tổng doanh số thu nợ theo hộ thì doanh số thu nợ cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng ổn định nhất. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ theo hộ là 178.221 triệu thì có đến 159.750 triệu đồng là thu nợ loại này. Như vậy có đến 89,6% doanh số thu nợ theo hộ trong kỳ là thu nợ phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Đến năm 2012, doanh số thu nợ của nó lại tăng 21.376 triệu đồng, lên thành 181.126 triệu, tương đương 113,4% doanh số thu nợ cùng loại năm 2011. Trong khi doanh số thu nợ cho vay phục vụ nhà ở chỉ tăng 2.329 triệu lên thành 18.576 triệu, tương đương 114,3% năm 2011. Tỷ trọng trong năm 2012 vẫn không mấy thay đổi với 89,3% là thu nợ cho vay vốn sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ; 9,2% là thu nợ cho vay xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà ở cho hộ gia đình. Các tỷ trọng này các năm 2013 là: 91,8% và 6,5%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng này là 91,3% và 7,3%; 91,8% và 7,0% tính đến hết tháng 6 năm 2014. Nhìn chung tỷ trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ hầu như ít biến động và luôn chiếm ở mức cao nhất. Năm 2013, doanh số thu nợ loại này tăng thêm 75.459 triệu đồng so với năm 2012. Như đã đề cập, phần lớn vốn vay loại này có thời gian hoàn vốn ngắn nên thường được vay với thời hạn ngắn la chủ yếu. Nhờ công tác thu hồi nợ của các CBTD tại ngân hàng khá tốt cũng như thái độ tích cực trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng hoặc trước hạn của khách hàng cao nên doanh số thu hồi nợ mỗi năm đều tăng đáng kể.

61

Bảng 4.11 Tình hình doanh số thu nợ hộ gia đình theo mục đích sử dụng tiền vay tại Agribank CN KCN Hòa Phú 6th 2013 – 6th 2014.

Đơn vị tính: Triệu đồng

6th năm 2013 2014 6

th

2014 – 6th 2013

Số tiền %

1.Sản xuất, kinh doanh 122.748 148.990 26.242 121,4

2.Nhà 9.752 11.363 1.611 116,5

3.Tiêu dùng 1.966 2.004 38 101,9

Tổng 134.466 162.357 27.891 120,7

Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú

Trong vòng 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ đạt 148.990 triệu đồng, tương đương 121,4% doanh số thu nợ cùng loại của 6 tháng đầu năm 2013. Mặt khác, doanh số thu nợ các khoản vốn vay xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà ở của hộ gia đình lại có dấu hiệu tăng 1.611 triệu đồng vào 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Cho vay phục vụ các nhu cầu về nhà ở thường được thu hồi nợ gốc và cả lãi nhiều lần, thời hạn tín dụng của loại hình này lại thường trên 12 tháng (tối đa không quá 60 tháng). Vì thế những khoản được giải ngân trong cùng năm hay của năm trước đó vẫn chưa được thu hồi hết trong năm nay.

Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú

Hình 4.8 Cơ cấu doanh số thu nợ hộ gia đình theo mục đích sử dụng tiền vay tại Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 6th 2014.

89,6% 89,3% 91,8% 91,8% 9,1% 9,2% 6,5% 7,0% 1,2% 1,5% 1,7% 1,2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

62

Về cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vât dụng gia đình thì doanh số thu nợ cũng tăng dần qua từng năm tuy nhiên tỷ trọng rất thấp và không ổn định. Cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ loại này tăng 861 triệu đồng so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số thu nợ lại tăng thêm 1.587 triệu đồng, tương đương 151,4% doanh số thu nợ cùng loại của năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ loại này là 2.004 triệu đồng, tương đương 101,9% doanh số thu nợ của cùng kỳ năm 2013. Việc thu các khoản nợ cho vay tiêu dùng cần được thực hiện đúng lúc và có hiệu quả. Bởi vì các hộ gia đình mua sắm hàng tiêu dùng và các vật dụng thường chỉ được sử dụng để thỏa mãn cuộc sống hàng ngày của các thành viên trong gia đình, không có khả năng sinh lợi nhuận để tạo nguồn trả nợ trực tiếp cho ngân hàng. Vì vậy, để hạn chế rủi ro và giảm mức độ thiệt hại cho ngân hàng, bản thân ngân hàng luôn cho vay tiêu dùng ở mức độ thấp vừa phải và thu nợ kỹ lưỡng và an toàn.

4.2.2.3 Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay theo hộ qua từng năm thể hiện quy mô cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình của ngân hàng đang phát triển như thế nào. Dư nợ ngày càng tăng và các khoản nợ có chất lượng thì quy mô cho vay của ngân hàng đang được mở rộng. Về cơ bản, hộ gia đình luôn là nhóm khách hàng quan trọng nhất đối với hệ thống Agribank nói chung và Agribank CN KCN Hòa Phú nói riêng. Vậy nên dư nợ cho vay theo hộ tại ngân hàng không ngừng tăng qua các năm.

Xét theo mục đích sử dụng tiền vay của các hộ gia đình vay vốn tại Agribank CN KCN Hòa Phú thì dư nợ cho vay sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ theo hộ luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng ổn định qua từng năm. Trong khi đó dư nợ cho vay xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà ở và dư nợ cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình luôn được hạn chế ở mức độ thích hợp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho nhu cầu đa dạng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)