Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 51)

3.4.1 Thuận lợi

Tình hình kinh tế xã hội ở địa phương tăng trưởng ổn định, nhất là được sự quan tâm của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, các ngành chức năng, đặc biệt trong chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao đến người nông dân ứng dụng để giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hóa. Từ đó vốn ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực được sử dụng hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân vay vốn, đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Các thủ tục hành chánh đã được đơn giản hóa nên khách hàng dễ hiểu, thuận lợi và nhanh chóng hơn trong việc giao dịch với ngân hàng.

Trụ sở chi nhánh đặt ngay Quốc lộ 1A, dễ tìm kiếm và giao thông thuận lợi, các dịch vụ đi kèm như chụp hình thẻ gấp, photocopy, công chứng cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng khi giao dịch.

40

Cơ sở vật chất được trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng được bồi dưỡng đầy đủ về năng lực nghiệp vụ và ngày càng trưởng thành trong công tác qua những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn. Thái độ phục vụ vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình tạo sự an tâm cho khách hàng khi đến giao dịch. Đồng thời, sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và đoàn kết nội bộ trong cơ quan cũng là một thuận lợi trong ngân hàng.

Bên cạnh đó ngân hàng hoạt động trên địa bàn khá lâu, có lượng khách hàng truyền thống tương đối nhiều và ổn định, nên mức độ tin cậy và sự hiểu biết giữa khách hàng và ngân hàng cao. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng chiếm thị phần lớn trong các dịch vụ của ngân hàng trên địa bàn.

Ngoài nguồn vốn phân phối, điều hòa của ngân hàng cấp trên, tại chi nhánh còn có nguồn tiền huy động từ cá nhân và các thành phần kinh tế khác trong và ngoài huyện, từ đó giúp ngân hàng kịp thời cung cấp nguồn vốn cho xã hội, đảm bảo sản xuất và góp phần phát triển nền kinh tế địa phương.

3.4.2 Khó khăn

Những thuận lợi trên góp phần đáng kể trong hoạt động của ngân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường nhiều năm qua. Bên cạnh những thuận lợi, còn có nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng mà Ban lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm.

Trước hết là vấn đề vĩ mô của Nhà nước, nhiều văn bản luật, dưới luật ra đời và sửa đổi thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc gây không ít khó khăn trong hoạt động của ngân hàng.

Thị trường nông sản còn nhiều bấp bênh, không ổn định, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh nên không kích thích được đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển, kéo theo đầu tư mở rộng tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Việc cạnh tranh hoạt động của ngân hàng trên địa bàn diễn ra ngày càng quyết liệt, có nhiều ngân hàng thương mại khác hoạt động trên địa bàn làm chi phối nguồn vốn huy động, thâm nhập thị phần đầu tư tín dụng, đã ảnh hưởng đến công tác huy động tiền gửi dân cư, khó khăn trong công tác tín dụng, cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Agribank CN KCN Hòa Phú. Bên cạnh đó, các hình thức huy động vốn của ngân hàng chưa phong phú, đa dạng cũng là một vấn đề hạn chế.

Cơ sở vật chất quá chật hẹp, chưa có điều kiện tách rời phòng huy động vốn riêng. Do đó, việc giao dịch với khách hàng tiền gửi và khách hàng vay tiền cùng lúc gây trở ngại trong việc giữ bí mật cho khách hàng.

41

Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng và nhân viên trong ngân hàng nói chung, nhất là cán bộ phụ trách địa bàn xã, làm hạn chế hiệu quả tín dụng.

Đa số dân cư trên địa bàn là nông dân lâu đời hoặc công nhân làm việc trong Khu công nghiệp nên trình độ dân trí không cao, gây trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý các món nợ quá hạn của ngân hàng bị hạn chế, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, một số hạn chế trong tính toán, làm ăn không hiệu quả ảnh hưởng đến công tác thu nợ.

Địa bàn hoạt động chịu sự quản lý của Ngân hàng tỉnh nhưng bình quân số tiền trên món vay nhỏ làm các chi phí phát sinh món vay cao, quản lý hết món vay là rất khó khăn từ đó làm phát sinh thêm chi phí thẩm định, chênh lệch thu - chi giảm.

Đối tượng cho vay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên việc đầu tư và thu hồi vốn còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.

3.5 PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI

Cho vay sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, mở thêm các đối tượng đầu tư như: sửa chữa nhà ở, nhu cầu đời sống, tiêu dùng làm thay đổi bô mặt nông thôn.

Từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, tình hình tài chính được lành mạnh hơn.

Mở thêm chi nhánh khu vực liên xã để phát triển thêm khách hàng. Trình độ nghiệp vụ cán bộ được chú trọng từng bước nâng lên.

Thay đổi chỉ tiêu đánh giá xác định nợ quá hạn cho phù hợp với chuẩn mực trên cơ sở xác định dự phòng rủi ro phản ánh đúng mức độ rủi ro của toàn bộ dư nợ.

42

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HÕA PHÖ

4.1 VAI TRÕ CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNG

4.1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng

Bảng 4.1 Lãi / Lỗ từ hoạt động tín dụng tại Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 2013. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 1.Thu nhập từ hoạt động tín dụng 25.552 23.721 20.773 (1.831) 92,8 (2.948) 87,6 2.Chi phí hoạt động tín dụng 20.302 17.965 15.496 (2.337) 88,5 (2.469) 86,3 3.Lãi / Lỗ từ hoạt động tín dụng 5.250 5.756 5.277 506 109,6 (479) 91,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú

Tại NHTM, Lãi / Lỗ từ hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì trong các hoạt động chủ yếu được phép thực hiện thì tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng cao và phát triển ổn định, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Lãi / Lỗ từ hoạt động tín dụng được tính bằng công thức: Thu nhập từ hoạt động tín dụng trừ cho chi phí hoạt động tín dụng. Việc phân tích chỉ tiêu này qua các năm cho thấy kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt hay xấu và xu hướng phát triển của hoạt động này, từ đó có kế hoạch phát triển tốt hơn.

Từ năm 2011 đến năm 2013, các khoản thu từ hoạt động tín dụng liên tục giảm sút, bên cạnh đó các con số về chi phí từ tín dụng cũng nhỏ dần lại. Cụ thể năm 2012 nguồn thu từ tín dụng giảm 1.831 triệu so với năm 2011, nguồn thu chỉ còn 23.721 triệu đồng. Trong cùng thời gian đó, chi phí cũng giảm từ 20.302 xuống còn 17.965 triệu đồng, giảm 2.337 lớn hơn độ lệch thu nhập nên trong năm 2012 hoạt động tín dụng lời 506 triệu đồng. Thu từ tín dụng liên tục giảm khi bước sang năm 2013 chỉ bằng 87,6% thu của năm 2012, giảm 2.948

43

triệu đồng. Sự sụt giảm này đã làm chênh lệch thu - chi từ hoạt động tín dụng trong năm 2013 giảm 479 chỉ còn 5.277 triệu đồng, bởi vì trong năm chi phí chỉ giảm 2.469 triệu đồng. Mặc dù chi phí hoạt động tín dụng qua 3 năm rưỡi cũng liên tục có dấu hiệu năm sau nhỏ hơn năm trước, thế nhưng độ giảm này nhẹ hơn độ giảm của nguồn thu. Cho nên dù hoạt động tín dụng qua các năm đều có lãi, tuy nhiên phần lời thu được nhìn chung không khả quan.

Nói về các nguồn thu tín dụng hay hoạt động cấp tín dụng của Agribank CN KCN Hòa Phú bao gồm các hình thức sau: Gửi tiền tại TCTD, cho vay và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. Trong 3 loại hình này thì cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao và mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Trong đó, cho vay cá nhân – hộ gia đình luôn được ngân hàng chú trọng. Đặc biệt, trong nhóm khách hàng cá nhân – hộ gia đình, cho vay theo hộ vẫn nắm tỷ trọng cao, khách hàng cá nhân rất ít. Để phân tích tình hình cho vay, ta tiến hành phân tích 4 yếu tố sau:

4.1.2 Doanh số cho vay

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán

Hình 4.1 Cơ cấu doanh số cho vay của Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 6th 2014 theo thành phần kinh tế.

Doanh số cho vay (doanh số giải ngân trong kỳ) thể hiện thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn. Thông qua chỉ tiêu này chúng ta có thể biết được thực trạng về nhu cầu vốn của nền kinh tế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của ngân hàng tốt hơn so với các TCTD khác, đồng thời thể hiện nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế cũng đang ngày càng tăng lên. 7,9% 13,0% 7,5% 8,2% 72,8% 71,3% 76,3% 76,1% 19,3% 15,7% 16,2% 15,7% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

44

Qua các năm doanh số cho vay của ngân hàng có biến động. Về cơ bản, cho vay cá nhân – hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2011 tổng doanh số cho vay ra là 260.798 triệu đồng. Trong đó doanh số cho vay cá nhân – hộ gia đình chiếm 80,7% tổng doanh số cho vay, còn 19,3% tỷ trọng còn lại là cho vay doanh nghiệp. Trong cho vay cá nhân – hộ gia đình, cho vay theo hộ chiếm đến 72,8% tổng doanh số cho vay. Sang năm 2012 doanh số giải ngân tăng thêm 31.971 triệu thành 292.769 triệu đồng. Cho vay hộ gia đình cũng tăng từ 189.765 lên thành 208.791 triệu đồng, tỷ trọng vẫn duy trì 71,3% trong tổng doanh số cho vay ra. Ở Agribank CN KCN Hòa Phú có 2 phương thức cho vay đó là: cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Đối với khách hàng vay theo hạn mức tín dụng, lần nhận nợ sau có thể nhiều hơn lần nhận nợ trước (trong hạn mức cho phép) và đối với khách hàng vay từng lần thì khách hàng xin được cấp tín dụng ở lần sau có thể xin vay với số tiền nhiều hơn tùy theo phương án sản xuất kinh doanh hoặc giá trị tăng thêm của tài sản bảo đảm. Tùy theo sự phát triển của nền kinh tế thì khách hàng có các nhu cầu vốn khác nhau theo từng giai đoạn của nó. Lúc nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, các tổ chức kinh tế cần nhiều vốn hơn để tăng cường mở rộng quy mô kinh doanh; còn khi nền kinh tế suy yếu, khủng hoảng, nhu cầu vay thêm vốn sẽ bị hạn chế lại. Chính vì vậy, doanh số cho vay ở từng năm khác nhau, tăng giảm không theo quy luật định sẵn nào. Năm 2013, kinh tế tại địa bàn phát triển kèm theo việc hỗ trợ lãi suất của ngân hàng, các chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh của chính quyền địa phương đã đẩy nhu cầu vốn tăng lên. Đầu tiên là việc NHNN hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp để cứu vớt các doanh nghiệp đang trên đà hoạt động cầm chừng, phát triển thụt lùi, lợi nhuận bấp bênh. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 9,00%, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn từ 9,0% - 11,5%, lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 11,5% - 13,0%. Một số doanh nghiệp làm ăn ổn định trên địa bàn nhận nợ nhiều hơn để đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra. Cá nhân và hộ gia đình tạo nguồn thu dồi dào hơn với nghề chăn nuôi - trồng trọt truyền thống. Tại địa bàn chủ yếu là nông dân, các xã là xã nông thôn mới đang trong quá trình xây dựng để hoàn thiện theo các tiêu chí Nhà nước đưa ra. Vì thế họ càng được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và sự giúp đỡ về vốn của ngân hàng. Để đáp ứng một cách phù hợp và có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, Agribank CN KCN Hòa Phú cung cấp các sản phẩm tín dụng chủ yếu như: cho vay để chăn nuôi heo, bò và gia súc; xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp, dịch vụ, cho vay nhà máy sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân nhỏ. Trong năm 2013, tổng doanh số cho vay là 407.891 triệu, tăng 115.122 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cho vay hộ gia đình tăng 102.493 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 76,3% tổng doanh số.

45

Tính đến hết ngày 30/06/2014 thì doanh số giải ngân cho khách hàng hộ gia đình là 169.233 triệu đồng, tương đương khoảng 54,4% doanh số giải ngân hộ gia đình của cả năm 2013. Cho vay cá nhân là 18.333 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,2%; cho vay doanh nghiệp giảm từ 66.126 triệu xuống còn 34.863 triệu đồng, tỷ trọng giảm từ 16,2% còn 15,7%. Như vậy, chỉ đến hết quý II năm 2014, tổng doanh số cho vay tại Agribank CN KCN Hòa Phú đã tương đương 54,5% doanh số cho vay của cả năm 2013. Từ đầu năm đến hết tháng 6, ngân hàng đã áp dụng đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất xuống mức thấp nhất có thể, hỗ trợ sản xuất kinh doanh từ các quyết định của NHNN cũng như từ các quyết định của Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng các chính sách từ chính quyền các cấp. Nhờ vậy doanh số cho vay tại chi nhánh ngày càng tăng.

4.1.3 Doanh số thu nợ

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán

Hình 4.2 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 6th 2014.

Doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động tín dụng, phản ánh nguồn vốn tín dụng ngân hàng thu về vào một thời điểm nhất định cũng như đánh giả khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Nói cách khác doanh số thu nợ chính là tổng số tiền khách hàng đã trả cho ngân hàng trong một thời kỳ. Đối với ngân hàng, việc có thu lại được nợ đã cho khách hàng vay hay không ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Khách hàng càng trả đúng và đầy đủ nợ gốc lẫn lãi sẽ càng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và ổn định nguồn vốn tại kho quỹ. Nếu khách hàng không thể trả nợ gốc và lãi đúng hạn sẽ gây khó khăn cho

8,3% 12,1% 8,0% 6,3% 72,3% 72,5% 77,3% 76,8% 19,4% 15,4% 14,7% 16,9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

46

ngân hàng trong việc đáp ứng những nhu cầu vốn chính đáng hay những khoản chi tiêu cần thiết khác.

Tại Agribank CN KCN Hòa Phú, cho vay hộ gia đình chiếm đa số. Năm 2011, doanh số thu nợ là 246.496 triệu đồng, trong đó 72,3% là doanh số thu nợ hộ gia đình, 8,3% là thu nợ cá nhân và 19,4% còn lại là thu nợ khách hàng hộ gia đình. Sang năm 2012 cũng khoảng 72,5% doanh số thu nợ là thu các khoản nợ của hộ. Các khoản nợ hộ được thu hồi này tăng từ 178.221 triệu lên thành 202.787 triệu đồng. Doanh số thu nợ hộ gia đình này luôn cao và tăng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 51)