Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 45)

3.3.1 Thu nhập

Thu nhập là một phần của chỉ tiêu lợi nhuận, góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM. Các ngân hàng luôn mong muốn đạt được lợi

34

nhuận cao chủ yếu do sự gia tăng của thu nhập và một phần của việc giảm thiểu các chi phí. Thu nhập càng cao với một mức độ chi phí hợp lý càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thu nhập của Agribank CN KCN Hòa Phú chủ yếu là thu lãi từ hoạt động cho vay. Bên cạnh đó còn có các nguồn thu khác như: thu từ lãi tiền gửi tại các TCTD, thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, kinh doanh ngoại hối và các khoản thu khác. Chi tiết các khoản thu nhập qua các năm:

Bảng 3.2 Tình hình thu nhập Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 6th

2014.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú

Năm 2011 2012 2013 6 tháng đầu

2014

1.Thu lãi tiền gửi 128 127 101 -

2.Thu lãi cho vay 25.413 23.582 20.659 10.230

-Lãi cho vay ngắn hạn 21.900 20.697 17.855 8.698

-Lãi cho vay trung hạn 3.440 2.791 2.746 1.505

-Lãi điều vốn giữa CN loại I,II

và ĐVTT 73 94 58 27

3.Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 12 12 12 7

4.Thu từ dịch vụ thanh toán 208 217 256 174

5.Thu từ dịch vụ ngân quỹ 15 15 18 9

6.Thu từ nghiệp vụ ủy thác và

đại lý 46 86 95 58

7.Thu khác 3 4 3 -

-Thu khác-dịch vụ chịu thuế - - - -

-Thu khác-dịch vụ không chịu

thuế 3 4 3 -

8.Thu từ kinh doanh ngoại tệ 19 15 13 4

9.Thu từ hoạt động kinh doanh

khác 32 15 12 3

10.Thu nhập khác 877 1.358 739 597

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập của Agribank CN KCN Hòa Phú nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ ở một số khoản thu lớn. Sự tăng giảm bất thường, không ổn định này là do chịu ảnh hưởng chung từ nền kinh tế. Năm 2011 tổng thu nhập là 26.753 triệu đồng. Sang năm 2012 thu nhập còn 25.431 triệu đồng, giảm 1.322 triệu đồng (thu nhập năm 2012 chỉ tương đương 95,1% thu nhập của năm 2011). Đến năm 2013 thu nhập lại tiếp tục giảm 3.523 triệu nữa so với năm 2012 và giảm 4.845 so với thu nhập của năm 2011. Trong nửa đầu năm 2014, thu nhập của ngân hàng là 11.082 triệu, tương đương 50,6% tổng thu nhập của năm 2013. Như vậy tổng các nguồn thu tại Agribank CN KCN Hòa Phú có xu hướng giảm, nhưng sự giảm này hầu như không đáng kể. Tuy có sự sụt giảm về thu nhập nhưng ngân hàng vẫn đảm bảo hoạt động cho vay là hoạt động chính và thu nhập từ lãi cho vay là thu nhập cao nhất của ngân hàng. Trong hoạt động cho vay tại Agribank CN KCN Hòa Phú thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm đa số, giữ vai trò chủ đạo. Cụ thể năm 2011 thu từ lãi cho vay ngắn hạn là 21.900, chiếm khoảng 86,2% tổng thu nhập từ lãi cho vay. Năm 2012 thu từ lãi cho vay ngắn hạn còn 20.697 triệu, tuy nhiên do tổng thu nhập từ lãi cho vay cũng giảm nên tỷ trọng tăng lên thành 87,8%. Tỷ trọng này vẫn duy trì cho năm 2013 là 86,4% và 6 tháng đầu năm 2014 là 85,0%. Nhìn chung tỷ trọng vẫn rất cao, có sự giảm sút nhẹ do tình hình khó khăn chung của Hệ thống Ngân hàng.

Tăng cường cho vay tại các ngân hàng không dễ dàng, nhất là trong giai đoạn 2011 – 2012 kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn và ảnh hưởng một phần từ chính sách tiền tệ của NHTW. Tuy nhiên Agribank CN KCN Hòa Phú đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Cụ thể một số khoản thu nhập của ngân hàng vẫn có sự tăng trưởng. Chẳng hạn như nguồn thu từ dịch vụ thanh toán qua các năm đều tăng. Năm 2011 là 208 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên thành 217 triệu, tăng 9 triệu đồng, năm 2013 lại tăng thêm 39 triệu nữa lên con số 256 triệu đồng. Tính đến hết quý 2 năm 2014, nguồn thu từ dịch vụ thanh toán là 174 triệu, tương đương 68,0% nguồn thu này ở năm 2013. Như vậy dịch vụ thanh toán của ngân hàng đang ngày càng phát triển và nguồn lợi thu được ngày càng khả quan hơn.

Một số nguồn thu hoạt động khác của ngân hàng tăng qua các năm như: thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý. Điều này chứng tỏ uy tín và các chất lượng của ngân hàng ngày càng được khách hàng đánh giá cao và tin tưởng khi sử dụng các dịch vụ tại Agribank CN KCN Hòa Phú.

36

3.3.2 Chi phí

Chi phí là một chỉ tiêu đánh giá mức độ, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các NHTM. Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng một mặt phải đối mặt với các chủ trương hoạt động, chính sách thu hút khách hàng của các ngân hàng đối thủ, một mặt họ phải hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh của ngân hàng đã đề ra. Vì vậy, nhà quản trị luôn tìm cách giảm thiểu các khoản chi phí giúp nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt.

Bảng 3.3 Tình hình chi phí Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 6th 2014.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú

Năm 2011 2012 2013

6 tháng đầu năm

2014

1.Trả lãi tiền gửi 5.595 5.697 4.303 1.859

-Trả lãi tiền gửi không kỳ hạn TCKT và

cá nhân 98 82 52 23

-Trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 6 4 0 0

-Trả lãi tiền gửi tiết kiệm có kì hạn dưới

12 tháng 5.210 4.457 3.154 1.646

-Trả lãi tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở

lên 281 1.154 1.097 190

2.Trả lãi tiền vay 14.592 11.994 11.001 5.669

3.Trả lãi phát hành GTCG 115 274 192 67

4.Chi phí hoạt động dịch vụ 91 90 93 43

5.Chi phí kinh doanh ngoại tệ 2 1 2 0

6.Chi nộp thuế, phí và lệ phí 7 6 9 7

7.Chi phí hoạt động kinh doanh khác 53 42 37 97

8.Chi phí cho nhân viên 1.242 1.585 1.723 926

9.Chi phí quản lý, công vụ 584 718 804 412

10.Chi về tài sản 504 429 559 272

11.Chi dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiền gửi khách hàng 694 1.314 1.164 303

12.Chi phí khác 306 319 137 328

37

Về tổng quát, tổng chi phí của ngân hàng cũng có sự sụt giảm nhẹ giống như tổng thu nhập. Cụ thể tổng chi phí năm 2012 là 22.469 triệu đồng, giảm 1.316 triệu so với con số 23.785 triệu đồng của năm 2011; năm 2013 tổng chi phí tương đương 89,1% so với năm 2012 khi giảm xuống còn 20.024 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 tương đương 49,9% tổng chi phí năm 2013. Như vậy trong 3 năm rưỡi, từ năm 2011 đến hết quý II năm 2014, tổng chi phí của Agribank CN KCN Hòa Phú giảm 13.802 triệu đồng, trong khi tổng thu nhập giảm 15.671 triệu đồng.

Tương tự như thu nhập, chi phí của ngân hàng vẫn tập trung nhiều vào phần chi phí lãi. Tại ngân hàng, chi phí trả lãi tiền vay là khoản chi phí cao nhất, chiếm tỷ trọng 61,3% trong tổng chi phí năm 2011; 53,4% năm 2012; 54,9% năm 2013 và trong 6 tháng đầu năm 2014 chi phí trả lãi tiền vay chiếm 56,8% trên tổng chi phí trong kỳ. Có thể dễ dàng thấy được rằng chi phí trả lãi cho các khoản vay, mà cụ thể hơn đó là trả phí sử dụng vốn giữa CN loại I, loại II và đơn vị trực thuộc luôn chiếm trên 50% tổng chi phí sử dụng trong kỳ kế toán của ngân hàng. Điều này được lý giải là do Agribank CN KCN Hòa Phú là chi nhánh loại III, trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long, vốn sử dụng được điều chuyển chủ yếu từ ngân hàng hội sở tỉnh. Khi ngân hàng có nhu cầu về vốn để giải ngân cho khách hàng hoặc chi các khoản chi cần thiết mà vốn hiện có của ngân hàng không thể tự chủ được, phòng kế toán tiến hành tính toán, thông báo về ngân hàng tỉnh và xin vốn về sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế chi phí trả cho việc sử dụng vốn này thường rất nhiều, trong khi nguồn thu từ việc điều chuyển vốn này lại thường nhỏ hơn.

Một loại chi phí chiếm tỷ trọng cao kế tiếp là chi phí trả lãi tiền gửi. Chi phí này có 4 loại, tương đương với 4 sản phẩm tiền gửi mà ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng, bao gồm: trả lãi tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế và cá nhân, trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, trả lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng và trả lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. NHTM kinh doanh vì lợi nhuận, mà lợi nhuận của ngân hàng đa phần đến từ việc cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng. Để có thể thực hiện được hoạt động này, ngân hàng phải thường xuyên huy động vốn từ các nguồn khác, mà chủ yếu là vay từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài địa bàn. Nguồn vốn huy động này càng nhiều kéo theo chi phí trả lãi cũng nhiều hơn. Tuy nhiên chi phí này qua các năm đều giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách điều chỉnh lãi suất của NHTW và tình hình kinh tế khó khăn.

Bên cạnh việc giảm chi phí lãi thì một số chi phí phi lãi khác lại có dấu hiệu tăng lên. Chẳng hạn như chi phí cho nhân viên, chi phí quản lý, công vụ

38

và chi dự phòng, bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi khách hàng năm sau đều tăng so với năm trước. Để phát triển ổn định và bền vững thì việc giữ các chi phí này ở mức độ phù hợp là điều hết sức cần thiết đối với ngân hàng.

3.3.3 Chênh lệch thu – chi

Ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, việc kiếm được lợi nhuận tối đa với mức rủi ro thấp là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng. Với mức cạnh tranh cao trong lĩnh vực Ngân hàng như hiện nay, nhà đầu tư luôn chú trọng đến chỉ tiêu lợi nhuận. Đây có thể xem là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng. Lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khả năng cạnh tranh; đồng thời, nó cũng là cơ sở đảm bảo sự ổn định cho mọi hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng với con số lợi nhuận ấn tượng chắc chắn uy tín, niềm tin tạo ra đối với khách hàng sẽ cao hơn. Đây cũng là khoản mục quan trọng để ngân hàng tăng nguồn vốn, mở rộng quy mô kinh doanh sau này. Tại Agribank CN KCN Hòa Phú, việc hạch toán chênh lệch thu – chi cũng tương tự như việc xác định lợi nhuận ở ngân hàng hội sở, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến việc thể hiện kết quả hoạt động trong khoản thời gian xác định, thường là theo năm, để xem xét và đưa ra các phương hướng hoạt động tốt hơn.

Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú

Hình 3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh Agribank CN KCN Hòa Phú giai đoạn 2011 – 6th 2014. 26.753 25.431 21.908 11.082 23.785 22.469 20.024 9.983 2.968 2.962 1.884 1.099 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Thu nhập Chi phí Chênh lệch Thu - Chi

39

Như đã phân tích tổng thu nhập và tổng chi phí đều có sự sụt giảm nhẹ, thế nên về cơ bản chênh lệch thu - chi của ngân hàng cũng sẽ có biến động. Ta có: Chênh lệch thu - chi = Tổng thu nhập – Tổng chi phí. Tổng thu nhập từ năm 2011 đến hết ngày 30/06/2014 giảm tổng cộng 15.671 triệu đồng, cao hơn con số 13.802 triệu của tổng chi phí. Vì vậy, chênh lệch thu - chi do đó cũng sẽ giảm theo. Từ năm 2011 sang năm 2012, thu nhập giảm 1.322 triệu đồng trong khi chi phí giảm 1.316 triệu đồng kéo chênh lệch thu - chi giảm 6 triệu đồng. Nhìn hình 3.1 có thể thấy chênh lệch thu - chi giữa hai năm chênh lệch hầu như không đáng kể. Tuy nhiên đến cuối năm 2013 chênh lệch thu - chi đã giảm sút rõ rệt, từ 2.962 triệu đồng xuống còn 1.884 triệu đồng, giảm 1.078 triệu đồng, chỉ tương đương 63,6% chênh lệch thu - chi của năm 2012. Sự sụt giảm này một phần là do các chính sách giảm lãi suất cho vay của NHNN cũng như của Hội sở Agribank. Lãi suất cho vay giảm sẽ làm cho phần lãi ngân hàng thu được trên từng món vay giảm xuống. Trong khi đó lãi suất huy động có giảm nhưng giảm nhẹ hơn nên chi phí trả lãi sụt giảm ít hơn phần giảm từ thu lãi. Điều này dễ dàng dẫn đến chênh lệnh thu – chi có xu hướng năm sau thấp hơn năm trước. Sang nửa đầu năm 2014, chênh lệch thu - chi đạt 1.099 triệu đồng, tương đương 58,3% so với chênh lệch của năm 2013. Nhờ những chính sách đổi mới trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chính sách chỉ đạo tối ưu từ Agribank tỉnh Vĩnh Long, đồng thời kinh tế ngày càng được cải thiện nên kết quả hoạt động của Agribank CN KCN Hòa Phú đang dần chuyển biến khả quan hơn.

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1 Thuận lợi 3.4.1 Thuận lợi

Tình hình kinh tế xã hội ở địa phương tăng trưởng ổn định, nhất là được sự quan tâm của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, các ngành chức năng, đặc biệt trong chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao đến người nông dân ứng dụng để giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hóa. Từ đó vốn ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực được sử dụng hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân vay vốn, đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Các thủ tục hành chánh đã được đơn giản hóa nên khách hàng dễ hiểu, thuận lợi và nhanh chóng hơn trong việc giao dịch với ngân hàng.

Trụ sở chi nhánh đặt ngay Quốc lộ 1A, dễ tìm kiếm và giao thông thuận lợi, các dịch vụ đi kèm như chụp hình thẻ gấp, photocopy, công chứng cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng khi giao dịch.

40

Cơ sở vật chất được trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng được bồi dưỡng đầy đủ về năng lực nghiệp vụ và ngày càng trưởng thành trong công tác qua những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn. Thái độ phục vụ vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình tạo sự an tâm cho khách hàng khi đến giao dịch. Đồng thời, sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và đoàn kết nội bộ trong cơ quan cũng là một thuận lợi trong ngân hàng.

Bên cạnh đó ngân hàng hoạt động trên địa bàn khá lâu, có lượng khách hàng truyền thống tương đối nhiều và ổn định, nên mức độ tin cậy và sự hiểu biết giữa khách hàng và ngân hàng cao. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng chiếm thị phần lớn trong các dịch vụ của ngân hàng trên địa bàn.

Ngoài nguồn vốn phân phối, điều hòa của ngân hàng cấp trên, tại chi nhánh còn có nguồn tiền huy động từ cá nhân và các thành phần kinh tế khác trong và ngoài huyện, từ đó giúp ngân hàng kịp thời cung cấp nguồn vốn cho xã hội, đảm bảo sản xuất và góp phần phát triển nền kinh tế địa phương.

3.4.2 Khó khăn

Những thuận lợi trên góp phần đáng kể trong hoạt động của ngân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường nhiều năm qua. Bên cạnh những thuận lợi, còn có nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng mà Ban lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm.

Trước hết là vấn đề vĩ mô của Nhà nước, nhiều văn bản luật, dưới luật ra

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 45)