Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 85 - 89)

Căn cứ vào thực trạng cho vay trong thời gian qua là hoạt động quan trọng và là nguồn thu lời chủ yếu của ngân hàng. Để hoạt động cho vay đạt hiệu quả tốt nhất thì việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để thu hút khách hàng đóng vai trò không nhỏ. Từ việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cũng sẽ đa dạng hóa được các loại khách hàng vay vốn, gia tăng dư nợ cho vay tại ngân hàng.

Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cần được thực hiện một cách nhanh chóng và ngay lập tức, kịp thời thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vay vốn. Cụ thể đến hết tháng 12 năm 2014, ngân hàng nên cung cấp thêm ít

74

nhất 1 sản phẩm tín dụng theo nhu cầu thực tế của dân cư trên địa bàn để thực áp dụng trong hoạt động của năm 2015. Bên cạnh đó, ngân hàng nên đa dạng hóa các sản phẩm cho vay hiện có về cách tiếp cận khách hàng, phương thức và hình thức giải ngân cho khách hàng cũng như các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Đối với tín dụng nói chung: Hiện nay rất nhiều ngân hàng cung cấp các

sản phẩm đa dạng và phù hợp mọi loại khách hàng, Agribank CN KCN Hòa Phú nên thường xuyên tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn để đưa ra các sản phẩm kịp thời và hữu ích. Tiếp cận khách hàng thuộc nhiều đối tượng, tầng lớp, phân khúc khác nhau để nhanh chóng cung cấp sản phẩm phù hợp sẽ giúp ngân hàng đa dạng được sản phẩm tín dụng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn.

Đối với tín dụng dành cho hộ gia đình: Hộ gia đình luôn là khách hàng

quan trọng đối với Agribank CN KCN Hòa Phú. Vì vậy ngân hàng nhất thiết phải giữ nhóm khách hàng này và thu hút ngày càng nhiều khách hàng này hơn nữa. Muốn như vậy, các chính sách ưu đãi dành cho cho vay nông hộ phải không ngừng đa dạng và thường xuyên đổi mới, phần nào hỗ trợ tích cực việc thực hiện tối ưu phương án vay vốn của hộ.

75

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN

Tín dụng chính là hoạt động chủ chốt và quan trọng bậc nhất đối với Agribank CN KCN Hòa Phú. Việc cấp tín dụng đúng nguyên tắc cùng mức độ thích hợp đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Qua các phân tích trong bài có thể thấy rõ rằng cho vay hộ gia đình là mảng tín dụng phổ biến, chiếm tỷ trọng cao trong tổng hoạt động tín dụng. Mảng tín dụng này không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn góp phần mở rộng và nâng cao sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của nhiều hộ gia đình trên địa bàn ngày càng được cải thiện hơn. Với những ưu điểm và lợi ích trên, nâng cao và đẩy mạnh tín dụng theo hộ chính là phương hướng chính xác và an toàn cho ngân hàng, đồng thời hướng đi này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chung cũng như lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Từ những phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay cùng với thực trạng nợ xấu hiện nay tại Agribank CN KCN Hòa Phú, tình hình tín dụng chung đang trên đà tăng trưởng. Từ năm 2012, với những phương thức hỗ trợ của NHNN và Hội sở Agribank cũng như chính quyền địa phương các cấp, cho vay đang dần trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tại địa bàn. Đối với cá nhân và hộ gia đình, vay vốn ngân hàng là nguồn vay vốn tiết kiệm, an toàn cho những nhu cầu cá nhân hay sản xuất lưu thông hàng hóa theo mô hình sản xuất hộ gia đình. Đối với các doanh nghiệp nhỏ lẻ địa phương thì đây là nơi cung ứng vốn kịp thời và nhanh chóng về nguồn vốn cố định hoặc luồng tiền cần thiết lưu động.

Khi xem xét các chỉ tiêu tương tự liên quan đến tình hình cho vay hộ gia đình, ta thấy rằng hộ chính là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Đặc điểm của vùng là nông thôn, dân cư chủ yếu là nông dân sản xuất nông nghiệp. Ngày nay với chính sách khuyến khích trồng trọt, chăn nuôi truyền thống theo phương thức hiện đại hơn, đồng thời cách tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng và đảm bảo hơn thì ngày càng nhiều hộ gia đình giao dịch với ngân hàng. Năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014, cho vay theo hộ có sự tăng trưởng rõ rệt cả về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và cả dư nợ cuối kỳ. Đặc biệt, dưới chính sách quản lý hiệu quả cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình nên ngân hàng ngày càng chiếm được lòng tin, nâng cao uy tín và thị phần hơn so với các ngân hàng khác cũng địa bàn như Vietinbank hay BIDV. Hơn nữa, các khoản nợ tại ngân hàng chủ yếu nằm trong nhóm I, ngay khi xuất hiện nợ nhóm II, Ban lãnh đạo hay cán bộ tín dụng lập tức giải quyết, thu hồi xử lý nợ nên trong giai đoạn nghiên cứu không có nợ xấu tồn tại.

76

Bên cạnh những kết quả đạt được đó, tại Agribank CN KCN Hòa Phú vẫn có nhiều điểm đáng chú ý. Thứ nhất là việc nguồn vốn huy động tại chỗ không đủ đáp ứng các khoản vay trong khi khách hàng đa số nhận nợ bằng tiền mặt. Phần lớn tiền giải ngân cho khách hàng được tổng hợp để xin vốn từ ngân hàng Agribank tỉnh Vĩnh Long. Do đó việc cho vay đôi khi bị chậm trễ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của ngân hàng và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thứ hai là sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện tự nhiên, tăng nguy cơ rủi ro cho các khoản vay trong lĩnh vực nông nghiệp.

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Lê Thái Hạnh, 2013. Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

2. Trần Ái Kết, 2008. Lý thuyết tài chính – tiền tệ. Đại học Cần Thơ.

3. Vũ Thùy Dương, 2012. Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ.

4. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định 493 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 4 năm 2005.

5. Ngân hàng Nhà nước, 2007. Quyết định số 18 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hà Nội, tháng 4 năm 2007.

6. Ngân hàng Nhà nước, 2001. Quyết định số 1627 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001.

7. Quốc Hội, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 6 năm 2010. 8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, 2014. Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Vĩnh Long, tháng 2 năm 2014.

9. Nguyễn Thị Thúy Phượng, 2007. Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất và rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh. Luận văn tốt nghiệp đại học: Đại học Cần Thơ. 10. Đoàn Thị Nam Ninh, 2007. Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN & PTNT quận Cái Răng. Luận văn tốt nghiệp đại học: Đại học Cần Thơ.

11. SBV, 2013. Điểm lại quá trình điều hành lãi suất giai đoạn 2011- 2013.<http://vietstock.vn/2013/09/diem-lai-qua-trinh-dieu-chinh-giam-lai- suat-giai-doan-2011-2013-757-316231.htm >. [Ngày truy cập: 21 tháng 10 năm 2014].

12. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long, 2014. Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế Vĩnh Long năm 2013. <http://www.vinhlong.gov.vn /Default.aspx?tabid=36&categoryid=39&itemid=17402>. [Ngày truy cập: 25 tháng 10 năm 2014].

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp hòa phú (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)