CN KCN Hòa Phú
Agribank CN KCN Hòa Phú hiện đang áp dụng quy trình xét duyệt cho vay theo khoản 1 Điều 20, Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ban hành kèm Quyết định số 66/QĐ-HĐTV của Hội đồng thành viên Agribank. Khi xét duyệt khoản vay phải thực hiện qua 3 khâu độc lập: Người thẩm định khoản vay (người trình) – Người kiểm soát khoản vay – Người phê duyệt khoản vay.
- Người thẩm định khoản vay tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về điều
kiện, hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khoản vay quy định tại khoản 35 Điều 3 Quy định này; Người thẩm định khoản vay phải lập báo cáo thẩm định khoản vay nêu cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đưa ra đề xuất cho vay hay không cho vay;
- Người kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định của Người thẩm
27
định và đề xuất cho vay hay không cho vay hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay;
- Người phê duyệt khoản vay căn cứ vào hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm
định, biển bản họp hội đồng tín dụng (nếu có), tờ trình của Tổng giám đốc (trường hợp thuộc thẩm quyền của HĐTV) quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay;
Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền, người phê duyệt khoản vay chấp thuận cho vay và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Các số liệu trong bài là số liệu thứ cấp từ các báo cáo và thống kê do ngân hàng cung cấp.
Các số liệu có liên quan khác trong bài là số liệu từ các sách, báo, tạp chí, internet.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Sử dụng kỹ thuật so sánh số tuyệt đối và kỹ thuật so sánh số tương đối:
- Kỹ thuật so sánh số tuyệt đối: Lấy số liệu thực tế năm sau trừ cho số
liệu thực tế năm trước đó để tìm ra chênh lệch giữa hai năm liền kề nhau. Hoặc lấy số liệu năm cuối của giai đoạn phân tích trừ cho số liệu năm đầu để đưa ra nhận định tăng hay giảm của số liệu trong giai đoạn phân tích.
Số tuyệt đối = Số liệu thực tế năm sau – Số thực tế năm trước (7)
- Kỹ thuật so sánh số tương đối: Dùng con số phần trăm hay số lần tính
được từ việc chia số liệu năm sau cho số liệu năm trước đó để phân tích và so sánh xu hướng tăng, giảm của số liệu qua từng năm.
(%) (8)
Tổng hợp các kết quả so sánh và suy luận để đưa ra đánh giá đối với tín dụng theo hộ tại Agribank CN KCN Hòa Phú.
Số tương đối =
Số liệu thực tế năm sau Số liệu thực tế năm trước
28
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
KHU CÔNG NGHIỆP HÕA PHÖ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn
Agribank CN KCN Hòa Phú tọa lạc tại ấp Phước Long, xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Vị trí địa lý nằm cạnh Quốc lộ 1A nên rất thuận lợi cho các giao dịch với khách hàng, đồng thời người dân nơi đây rất năng động trong việc làm kinh tế, chăm lo cải thiện đời sống.
Địa bàn hoạt động là nông thôn, người dân hầu hết là nông dân, hoạt động chủ yếu là: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng lúa nước, trồng cây ăn quả, mua bán lúa gạo và các dịch vụ sản xuất kinh doanh khác. Trên địa bàn còn có nhiều nhà máy xay lúa, các doanh nghiệp nhỏ mua bán vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng. Để tăng thêm nguồn thu nhập cho cá nhân, hộ gia đình và bản thân các doanh nghiệp, người dân nơi đây cần thêm nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng bản thân họ không thể đáp ứng toàn bộ, đầy đủ cho dự án đầu tư của mình. Cho nên những cá nhân và tổ chức kinh tế có nhu cầu vốn rất cần sự giúp đỡ của các ngân hàng trên địa bàn. Thêm vào đó là uy tín và lòng tin của khách hàng vào chất lượng cũng như sự phát triển bền vững của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Agribank CN KCN Hòa Phú trở thành địa chỉ đáng tin cậy trên địa bàn.
3.1.2 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Agribank CN KCN Hòa Phú
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN: tất cả các chi nhánh NHNN huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp NHNN và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Đến ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, là ngân hàng thương mại đa
29
năng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Nhiều năm sau đó ngân hàng luôn tích cực mở rộng hoạt động và các chi nhánh khắp mọi miền đất nước. Ngày 15/11/1996 được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và chính thức khai trương chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia vào ngày 28/06. Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 31/01/2011, của Thống đốc NHNN Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Long đặt tại trung tâm thành phố Vĩnh Long với 11 chi nhánh tại các huyện, trong đó có Agribank chi nhánh huyện Long Hồ, trực thuộc huyện Long Hồ. Năm 1998 Agribank chi nhánh huyện Long Hồ mở thêm chi nhánh trực thuộc huyện Long Hồ, đó là Agribank chi nhánh Cầu Đôi. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cầu Đôi được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 11/10/1998 với địa bàn hoạt động gồm các xã: Tân Hạnh, Lộc Hòa, Hòa Phú, Phú Quới, Thạnh Quới. Việc thành lập Agribank chi nhánh Cầu Đôi đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong việc vay vốn để phục vụ sản xuất, đồng thời cũng là nơi đáng tin cậy của nhân dân. Do nhu cầu khách quan để phát triển kinh tế xã hội, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân. Agribank chi nhánh Cầu Đôi tách ra thành một chi nhánh và một phòng giao dịch. Trong đó phòng giao dịch đặt tại xã Phú Quới, hoạt động quản lý hai xã Phú Quới và Thạnh Quới và một chi nhánh ngân hàng tại Cầu Đôi hoạt động gồm ba xã: Tân Hạnh, Lộc Hòa, Hòa Phú.
Trải qua quá trình hoạt động, cho đến ngày 01/10/2008 Agribank chi nhánh Cầu Đôi được nâng lên thành ngân hàng loại III và đổi tên thành Agribank chi nhánh KCN Hòa Phú, hoạt động độc lập với Agribank chi nhánh huyện Long Hồ. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong việc điều hành và hướng dẫn nghiệp vụ, cùng với sự hỗ trợ của UBND các cấp nên kể từ khi thành lập cho đến nay, Agribank CN KCN Hòa Phú luôn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Thế cạnh trạnh trên thị trường đòi hỏi Agribank CN KCN Hòa Phú luôn vận động, không ngừng học hỏi, sáng tạo trong công tác … để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống tiêu dùng của người dân một cách tốt nhất, an toàn và hiệu quả.
30
3.2 BỘ MÁY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 3.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Agribank CN KCN Hòa Phú
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank CN KCN Hòa Phú.
Cơ cấu tổ chức Agribank CN KCN Hòa Phú bao gồm: Ban Giám đốc, Phòng tín dụng, Phòng kế toán – ngân quỹ và kiểm soát nội bộ. Mỗi phòng ban có một chức năng và quyền hạn riêng nhưng chung mục tiêu chính là góp phần phát triển ngân hàng ngày càng vững mạnh, lâu bền và là nơi đáng tin cậy của khách hàng.
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
- Ban Giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc
Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của đơn vị chức năng, phạm vi hoạt động của đơn vị, những công việc cụ thể liên quan đến hoạt động tín dụng.
Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập.
31
Đề nghị khen thưởng, kỷ luật nhân viên cấp dưới tại ngân hàng.
- Phòng tín dụng: Đây là bộ phận quan trọng nhất, tham mưu về chiến
lược kinh doanh của ngân hàng.
Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ và trình lên ký duyệt.
Trực tiếp kiểm tra, giám sát quy trình cho vay vốn, kiểm kê tài sản, đảm bảo nợ, theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Theo dõi tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn, những nhu cầu cần thiết để phục vụ hoặc hạn chế vốn đầu tư, từ đó trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.
- Phòng kế toán – ngân quỹ:
+ Bộ phận kế toán:
Trực tiếp hạch toán, kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trực tiếp giao dịch, thanh toán với khách hàng đồng thời quản lý sổ sách và chứng từ kế toán.
Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng, phân tích kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm (dựa vào kế hoạch kinh doanh của Phòng tín dụng).
Theo dõi, ghi chép, bảo quản tài sản của ngân hàng và khách hàng. Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay và tiền gửi.
Làm thủ tục giải ngân theo quyết định của Giám đốc hoặc người được ủy quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ theo đúng quy định.
Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Sao kê nợ đến hạn, quá hạn, lãi phải thu, phối hợp chặt chẽ với phòng tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn.
Báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo chế độ.
+ Bộ phận ngân quỹ:
Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy chế về nghiệp vụ thu chi nội ngoại tệ và các nhiệm vụ thu phạt vận chuyển trên đường đi với Agribank tỉnh Vĩnh Long. Đề xuất mức ngân quỹ tiền mặt nội tệ, ngoại tệ, làm dịch vụ ngân quỹ và giấy tờ có giá như: tiền, vàng bạc, quản lý kho, bảo quản kho.
32
- Kiểm soát nội bộ: Kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau:
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ toàn bộ hoạt động, tình hình thực hiện chính sách pháp luật Nhà nước, thể lệ, chế độ của ngành.
Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những lệch lạc trong mọi hoạt động kinh doanh.
Tham mưu cho phòng kiểm soát tỉnh về những giải pháp ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh.
Tổ bảo vệ: Ngoài các phòng ban trong cơ cấu tổ chức, ngân hàng còn
có tổ bảo vệ với các chức năng cơ bản sau:
Tổ chức công tác bảo vệ, giữ gìn trật tự, trị an cơ quan.
Nhắc nhở khách hàng và nhân viên ngân hàng tuân thủ những quy định chung của Ngân hàng, đề phòng kẻ xấu đội lốt khách hàng nhằm thực hiện những hàng động tiêu cực, gây tổn hại cho ngân hàng và khách hàng.
Tạo thái độ lịch sự, hòa nhã, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng, góp phần xây dựng hình ảnh và uy tín của ngân hàng.
3.2.3 Nhân sự
Bảng 3.1 Tình hình nhân sự tại Agibank CN KCN Hòa Phú.
Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th 2014
Giới tính 22 22 22 22
+ Nam 8 8 8 8
+ Nữ 14 14 14 14
Trình độ học vấn 22 22 22 22
+ Đại học, Sau Đại học 17 17 17 17
+ Cao Đẳng, Trung Cấp 2 2 2 2 + Khác 3 3 3 3 Độ tuổi 22 22 22 22 + Dưới 30 6 6 6 6 + Từ 30 đến dưới 40 11 11 11 11 + Trên 40 5 5 5 5
33
Từ năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014, tình hình nhân sự tại ngân hàng ít biến động và hầu như không có thay đổi giữa các năm. Nhân sự tổng công của ngân hàng bao gồm 22 nhân viên, phân bổ như sau:
- Theo giới tính
Tại ngân hàng có 14 nhân viên nữ và 8 nhân viên nam, tỷ lệ này qua 3 năm rưỡi đều giống nhau. Hiện tại số lượng nhân viên nữ nhiều hơn số nhân viên nam. 14 nhân viên nữ đảm nhận các công việc: 1 Phó Giám đốc, 6 CBTD (bao gồm Trưởng phòng tín dụng), 2 nhân viên kế toán (bao gồm Kế toán trưởng), 4 nhân viên ngân quỹ và 1 tạp vụ. Trong khi đó 8 nhân viên nam phân bổ vào các vị trí: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, 1 CBTD, 3 nhân viên kế toán và 2 bảo vệ. Việc sắp xếp nhân viên vào các vị trí tùy thuộc vào năng lực bản thân, các kỹ năng cần thiết cũng như nhu cầu hay sự phân công của cấp trên.
- Theo trình độ học vấn
Từ năm 2011 đến hết năm 2013, trình độ học vấn của các nhân viên trong ngân hàng hầu như không có thay đổi. Cụ thể có: 17 nhân viên tốt nghiệp Đại học, 2 nhân viên có trình độ Trung cấp Tài chính/ kế toán và 3 nhân viên có trình độ phổ thông, đó là nhân viên tạp vụ và nhân viên bảo vệ. Sang 6 tháng đầu năm 2014 có 1 nhân viên tốt nghiệp Cao học tuy nhiên về cơ bản trình độ của nhân sự không thay đổi nhiều.
Nhìn chung nhân viên làm việc tại Agribank CN KCN Hòa Phú phần lớn là cử nhân Đại học, có bằng cấp và công tác dựa trên kinh nghiệm tích lũy theo thời gian là chủ yếu.
- Theo độ tuổi
Về phân bổ nhân sự theo độ tuổi thì đa số nhân viên có tuổi đời còn trẻ và trung niên, dưới 40 tuổi chiếm đa số. Có 5 nhân viên trên 40 tuổi bao gồm: Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, Trưởng phòng tín dụng, 1 nhân viên ngân quỹ và tạp vụ.
Việc trong ngân hàng vừa có đội ngũ nhân viên trẻ năng động, vừa có những người lãnh đạo và nhân viên lâu năm đầy kinh nghiệm sẽ phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn trong công tác. Qua đó, nhân viên lâu năm có thể chia sẽ kinh nghiệm và chỉ dẫn người khác nhiều hơn. Còn những nhân viên trẻ tuổi năng động, tự tin, nắm bắt tình hình tốt sẽ góp phần ngày càng nâng cao chất lượng cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3.3.1 Thu nhập