- Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ khác của thương hiệu: đó là bằng sáng chế bản quyền, kiểu dáng thiết kế, tên thương hiệu đã đăng ký và mối quan hệ với kênh
1, Cho vay các
3.2.7 Một số kiến nghị
3.2.7.1 Kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước
- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống pháp lý cho vấn đề thương hiệu:
+ Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thương hiệu, quyền sở hữu công nghiệp.
+ Không ngừng củng cố, hoàn thiện hệ thống thực thi pháp luật liên quan đến thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá dịch vụ: toà án, quản lý thị trường, công an kinh tế, thanh tra khoa học công nghệ và môi trường, hải quan.
+ Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, chỉnh sửa các văn bản pháp luật qui định về trình tự, thủ tục khiếu nại cũng như việc giải quyết khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo hướng chặt chẽ, đơn giản hoá, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian làm thủ tục.
- Nhà nước cần tích cực hơn nữa trong các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung, các NHTM nói riêng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu: đẩy mạnh các hoạt động của Chương trình thương hiệu Quốc gia, tổ chức các cuộc hội thảo mời các doanh nghiệp tham gia ý kiền về các chính sách của nhà nước, lắng nghe những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trên thực tế…
3.2.7.2 Kiến nghị NHNN Việt Nam
- NHNN không nên can thiệp quá sâu, cũng như có những chính sách gần như là ép buộc những ngân hàng cần phải làm.
- Có chủ chương thống nhất, cụ thể, đúng đắn để quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của các TCTD trên lãnh thổ Việt Nam không bị đi chệch hướng
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam, có biện pháp cương quyết ngăn chặn những hành vi lạm dụng thương hiệu làm tổn hại đến uy tín của các TCTD, gây khả năng mất an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD tổ chức, thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
3.2.7.3 Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương
- Khuyến khích cán bộ, nhân viên và người dân địa phương tiếp cận dịch vụ nhân hàng, làm quen với các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Tạo điều kiện cho việc phát triển mạng lưới, lắp đặt hệ thống máy ATM, đặt biển quảng cáo của ngân hàng, cũng như việc chuyển tải thông tin, thu thập ý kiến của người dân, cán bộ … về nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
3.2.7.4 Kiến nghị đối với các tổ chức đào tạo chuyên ngành
- Mở rộng, nâng cao công tác đào tạo thương hiệu ngân hàng nói chung và xây dựng, phát triển thương hiệu nói riêng.
- Tìm hiểu, liên kết, hợp tác với các tổ chức đào tạo uy tín quốc tế về thương hiệu, gửi cán bộ đi học tập tìm hiểu để hình thành đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đáp ứng chuẩn quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của ABBank, toàn bộ nội dung của chương 3 tập trung phân tích các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu ABBank.
Ngoài ra, chương này cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN Việt Nam, các cấp uỷ, chính quyền địa phương và các tổ chức đào tạo chuyên ngành nhắm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thương hiệu các ngân hàng Việt Nam nói chung và thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình nói riêng ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Luận văn đã trình bày những vấn đề nâng cao giá trị thương hiệu ngân hàng TMCP An Bình trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu, có những đóng góp nhất định cho vấn đề quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình. Luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phân tích, luận giải và làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về thương hiệu và vấn đề nâng cao giá trị thương hiệu của các NH. Trong đó, luận văn tập trung làm rõ khái niệm về thương hiệu, đặc tính, tầm quan trọng của thương hiệu và các yếu tố hình thành nên giá trị thương hiệu. Nội dung luận văn còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng một thương hiệu NHTMvà những giá trị mang lại của việc phát triển thương hiệu.
Những nội dung được nghiên cứu tại chương 1 của luận văn đã chứng minh thương hiệu là một phương tiện kinh doanh chứ bản thân nó không phải là mục đích kinh doanh của NH. Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả cao thì không chỉ xây dựng mà nâng cao giá trị thương hiệu là nhiệm vụ cực kì quan trọng.
Thứ hai, những phân tích ở chương 2 cho thấy các NH Việt Nam gần đây đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu nên đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng mình như tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh ngân hàng; mạnh dạn đầu tư cho thương hiệu; tạo sự khác biệt về sản phẩm theo hướng đa dạng hoá và cá thể hoá …
Cũng giống như các NHTM khác, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cũng đã có những hoạt động nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục xét cả ở các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài của thương hiệu. Nội dung chương 2 đồng thời cũng phân tích rõ những nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt
động phát triển thương hiệu của ABBank.
Thứ ba, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã phân tích ở chương 1 và chương 2, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu ABBank và những giải pháp cho hoạt động phát triển thương hiệu của ABBank.
Ngoài ra, chương này cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN Việt Nam, các cấp uỷ, chính quyền địa phương và các tổ chức đào tạo chuyên ngành nhắm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thương hiệu các ngân hàng Việt Nam nói chung và thương hiệu ABBank.