Duy trì, nâng cao, phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp nâng cao giá trị Thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Trang 71 - 74)

- Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ khác của thương hiệu: đó là bằng sáng chế bản quyền, kiểu dáng thiết kế, tên thương hiệu đã đăng ký và mối quan hệ với kênh

1, Cho vay các

3.2.2 Duy trì, nâng cao, phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ

Như đã phân tích, chất lượng sản phẩm dịch vụ là linh hồn, cốt lõi của thương hiệu. Các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu khác có làm tốt đến đâu mà chất lượng của sản phẩm, dịch vụ không làm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng thì thương hiệu đó cũng không thể đứng vững. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình nên tập trung vào các giải pháp sau:

Nâng cao chất lượng tín dụng:

Nghiệp vụ tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình nói riêng. Vì vậy, để tạo ra sự khác biệt cho nghiệp vụ tín dụng trong điều kiện giá cả ngang nhau giữa các

ngân hàng thì chỉ có cách là Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình phải nâng cao chất lượng của nghiệp vụ tín dụng. Để làm được điều đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cần:

- Chấp hành cơ chế, chính sách; tuân thủ các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng vì đây là vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo an toàn tín dụng.

- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quá trình giải quyết cho vay.

- Nhanh chóng triển khai việc áp dụng các nội dung nêu trong sổ tay tín dụng đã được Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình ban hành.

- Phải chủ động và ổn định được nguồn vốn đầu vào bởi Ngân hàng hoạt động trên cơ sở “đi vay để cho vay”, do đó có nguồn vốn ổn định sẽ giúp ngân hàng có thể điều chỉnh được cơ cấu các khoản cho vay và đầu tư của mình. Muốn vậy, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình phải làm tốt cả công tác huy động vốn bằng những hình thức huy động vốn đa dạng, chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo …

- Tăng trưởng tín dụng phải trên cơ sở đảm bảo tiêu chí an toàn vốn tối thiểu (CAR) > 8%, trên cơ sở đảm bảo nguồn vốn và khả năng quản lý, khả năng kiểm soát và khả năng thu hồi vốn.

- Tách bạch tín dụng chỉ định, kế hoạch nhà nước để quản lý minh bạch về nguồn vốn, xây dựng phương án xử lýc ho các khoản nợ chỉ định, thực hiện các cam kết về việc giảm tỷ lệ dư nợ cho vay chỉ định, kế hoạch nhà nước.

Đồng thời, công tác quản lý rủi ro cũng phải được chú trọng, tăng cường hơn nữa. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình còn ở giai đoạn sơ khai. Cho nên để nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cần chú ý hơn công tác thông tin theo dõi khách hàng, trong đó có việc xây dựng các thang điểm đánh giá từng loại khách hàng cho phù hợp, phục vụ công tác cho vay; xây dựng hệ thống đo lường tín dụng, phân loại các khoản vay, các phương pháp trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho phù hợp theo yêu cầu của NHNN; thường xuyên theo sát diễn biến thị trường để chủ động dự báo phòng ngừa rủi ro xảy ra.

Hoạt động tín dụng không chỉ mang lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đó. Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình có hoạt động tín dụng trải dài và rộng khắp với số lượng khách hàng đông đảo, phần nhiều là các hộ nông dân với mức vay nhỏ lẻ. Do đó, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình không chỉ mang ý nghĩa kinh doanh đơn thuần mà còn đóng góp không nhỏ vào chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Với mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các NHTM khác cũng đang bắt đầu hướng mục tiêu vào thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cần tập trung chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng và nhận thức tín dụng cũng là một sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng phục vụ khách hàng, không chỉ người đi vay cần Ngân hàng, phụ thuộc vào Ngân hàng mà quan hệ tín dụng là quan hệ hợp tác cùng có lợi, cần có các chính sách chăm sóc và giữ chân các khách hàng tốt.

Đa dạng hoá sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến

Mặc dù thời gian qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình đã rất nỗ lực trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, tuy nhiên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cần phải đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình hơn nữa để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng, cụ thể là:

- Đẩy mạnh việc sử dụng các phương thức cho vay như: cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay giáo dục, đồng tài trợ … Phát triển các nghiệp vụ tín dụng như: thấu chi, chiết khấu. Tái chiết khấu, cầm có giấy tờ có giá, cho thuê tài chính…

- Phát triển các sản phẩm dịch vụ và hệ thống cung cấp dịch vụ: ngoài việc mở rộng mạng lưới cung cấp tại các trung tâm kinh tế lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ như: chuyển tiền, thanh toán, ATM, ngân quỹ, quản lý và giữ hộ tài sản, phát hành thẻ …

- Phát triển hệ thống phát hành và thanh toán thẻ các loại, đa dạng các loại thẻ pháp hành như thẻ tín dụng, thẻ nội địa, thẻ ghi nợ …

- Hình thành hệ thống chi nhánh ngân hàng tự động sử dụng các thiết bị ATM, KIOS Banking, cho phép khách hàng trực tiếp giao dịch, hoạt động 24/24h trong ngày.

- Phát triển hơn nữa các dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking), ngân hàng qua điện thoại (Phone Baking), ngân hàng ảo (Internet Banking) …

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán

Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng sẽ làm tiết giảm được thời gian, lao động, phục vụ việc quản trị, điều hành, tác nghiệp cũng như phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận lợi hơn. Đồng thời, trên cơ sở nền tảng công nghệ cao, sẽ phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cung cấp cho khách hàng. Vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình đã triển khai đồng loạt hệ thống giao dịch IPCAS trên toàn bộ các điểm giao dịch. Đây là một thành công rất lớn, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển, hiện đại hoá công nghệ thông tin của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình. Mặc dù vậy, hệ thống này cũng cần phải được quan tâm hoàn thiện và nâng cấp liên tục để đảm bảo bảo mật thông tin, phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp nâng cao giá trị Thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w