Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp nâng cao giá trị Thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Trang 37 - 39)

- Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ khác của thương hiệu: đó là bằng sáng chế bản quyền, kiểu dáng thiết kế, tên thương hiệu đã đăng ký và mối quan hệ với kênh

2.1.3 Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh tế kinh doanh mặt hàng đặc biệt là tiền, do đó hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng của các ngân hàng thương mại. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển kinh doanh, mặt khác ABBank kịp thời đưa ra các định hướng, chính sách khách hàng và lãi suất trong từng giai đoạn biến động của thị trường, đồng thời tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi nên tình hình huy động vốn của ABBank ngày càng phát triển.

Ta có biểu đồ chi tiết về số vốn huy động được của ngân hàng TMCP An Bình từ năm 2009 đến năm 2013:

Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động của ABBank qua các năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ABBank qua các năm)

Các hình thức huy động ngày càng đa dạng nên Ngân hàng An Bình huy động được số vốn lớn dần qua các năm, nếu năm 2009 ngân hàng huy động được hơn 6.776 tỷ đồng thì con số ấy đã đạt đến hơn 23.462 tỷ đồng vào năm 2012. Năm 2012 là năm kinh doanh tốt của các ngân hàng thương mại, huy động tăng hơn 56% so với năm 2011 (năm 2011 ngân hàng TMCP An Bình huy động được 15.001,842 tỷ đồng), và tăng gần 2,3 lần so với năm 2010. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy năm 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tình hình huy động của ngân hàng An Bình không bằng năm 2009, tuy nhiên sau đó tình hình kinh tế triển vọng nên hoạt động huy động vốn của ABBank tiến triển đáng kể. Tuy nhiên năm 2013 số lượng tiền vốn huy động được của ABBank thấp hơn năm 2012, do năm 2013 nền kinh tế bị kìm hãm, là năm hoạt động khó khăn của toàn hệ thống ngân hàng nói chúng và ABBank nói riêng. Với tác động của chính phủ trong việc kiềm chế tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, đẩy lùi lạm phát đã tác động mạnh mẽ lên thị trường tài chính tiền tệ và bất động sản.

Trước áp lực cạnh tranh với các kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, trái phiếu chính phủ,…, và áp lực cạnh tranh

huy động vốn từ ngân hàng khác nên ABBank đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốn như đa dạng hóa các hình thức huy động vốn thông qua việc mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, các hình thức gửi tiền khuyến mãi hấp dẫn. Ngoài ra việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng trong thời gian qua đã góp phần thu hút được một khối lượng tiền nhàn rỗi của tổ chức kinh tế và dân cư. Sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn giúp cho ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính, và góp phần gia tăng vốn điều lệ của ngân hàng. Sau nhiều lần bổ sung, vốn điều lệ của ABBank đã tăng lên ở mức hơn 4.800 tỷ đồng.

Hoạt động của ABBank mỗi ngày một đa dạng với các gói dịch vụ phong phú, nhưng hoạt động chính và hướng phát triển lâu dài của ngân hàng là nhóm hoạt động cho vay. Trong cơ cấu cho vay của ABBank thì nhóm khách hàng cá nhân chiếm phần lớn hơn cả. Theo khảo sát về thực tiễn hoạt động cho vay gần đây của công ty tài chính Quốc Tế (IFC) và hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho thấy 93% các ngân hàng đều muốn nhận BĐS làm tài sản thế chấp cho các khoản vay thương mại. Và cơ cấu cho vay của ABBank là khối khách hàng cá nhân chiếm 50%, khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là 35% và 15% là doanh nghiệp lớn. Trong đó có tới 95% cho vay cá nhân là thế chấp bằng bất động sản.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động cho vay của ABBank qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

Khoản Mục

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Tỷ Đồng % Tỷ Đồng % Tỷ Đồng % Tỷ Đồng % Tỷ Đồng %

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp nâng cao giá trị Thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w