Đầu tư, phát triển cho nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp nâng cao giá trị Thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Trang 78 - 80)

- Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ khác của thương hiệu: đó là bằng sáng chế bản quyền, kiểu dáng thiết kế, tên thương hiệu đã đăng ký và mối quan hệ với kênh

1, Cho vay các

3.2.4 Đầu tư, phát triển cho nguồn nhân lực

Tuy hiện nay, ABBank đã có một phòng chuyên trách đào tạo cán bộ nhưng thực trạng nguồn nhân lực của ABBank tuy nhiều về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, số lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu về quản trị ngân hàng hiện đại, đặc biệt là được đào tạo trực tiếp tại các trường đại học quốc tế lớn rất ít. Trước những thách thức của tiến trình hội nhập ngành ngân hàng, đội ngũ cán bộ của ABBank cần được không ngừng đào tạo nâng cao và đào tạo lại.

Để có được đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ ngân hàng, tận dụng tốt các thành tựu về công nghệ thông tin, có trình độ ngoại ngữ thành thạo, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao, ABBank phải mạnh dạn đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới tuyển dụng, chú trọng đào tạo cả về chuyên môn lẫn đạo đức.

Một trong những vấn đề quan trọng là ABBank phải xây dựng và chuẩn hoá được chương trình đào tạo hàng năm cho toàn thể cán bộ nhân viên. Các chương

trình đào tạo cần phải được xây dựng và chuẩn hoá trước, việc tiến hành đào tạo sẽ bám sát vào chương trình và nội dung đã đặt ra. Muốn vậy, cần phải có sự điều tra, phân tích nhu cầu đào tạo một cách nghiêm túc, từ đó đưa ra các nội dung cần đào tạo theo trình tự ưu tiên.

Một vấn đề quan trọng khác đó là cần thực hiện việc kiểm tra, sát hạch định kì nhằm đánh giá trình độ cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho nhu cầu trước mắt và lâu dài. Cần gắn cam kết đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ, sử dụng đúng việc, tạo động lực khuyến khích người lao động. Hiện nay, càng nhiều TCTD nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam với ưu thế về vốn, công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý sử dụng vốn hiệu quả. Các NHTM CP Việt Nam nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình nói riêng đang phải đối mặt với nguy cơ chảy máu nguồn nhân lực có chất lượng cao. Để tránh tình trạng ngày, ABBank cần phải:

- Thực hiện qui chế trả lương theo hiệu quả công việc đạt được nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên; Thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng hơn nhằm thu hút và giữ được lao động giỏi, có tay nghề cao.

- Thực hiện rà soát, sắp xếp lại cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn. Mạnh dạn sử dụng và bổ nhiệm các cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm huyết với ngành và có tư cách đạo đức tốt vào các vị trí chủ chốt của ngân hàng.

Riêng đối với công tác phát triển thương hiệu, ABBank cần tăng cường đầu tư nhân sự cho thương hiệu. Hiện nay,đội ngũ cán bộ làm công tác về thương hiệu của ABBank hiện nay còn làm việc kiêm nhiệm, chức năng nhiệm vụ chưa được phân định rõ ràng, hơn nữa hầu hết lại chưa được đào tạo bài bản, chính vì thế hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu còn nhiều hạn chế và thiếu tính chuyên nghiệp. Để thương hiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình ngày càng phát triển, ABBank cần lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu gồm những cán bộ am hiểu về marketing ngân hàng, có kiến thức chuyên sâu về thương hiệu, bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và khách hàng, đánh giá tác động của hoạt

động quảng cáo đến tài sản thương hiệu, quản lý giám sát việc sử dụng thương hiệu, đề xuất những biện pháp nhằm phát triển thương hiệu ABBank lên cấp trên …

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp nâng cao giá trị Thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w