Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp nâng cao giá trị Thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Trang 63 - 66)

- Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ khác của thương hiệu: đó là bằng sáng chế bản quyền, kiểu dáng thiết kế, tên thương hiệu đã đăng ký và mối quan hệ với kênh

1, Cho vay các

2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tạ

2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan

mô hình phát triển của một tập đoàn tài chính hoàn chỉnh. Việc đặt ra yêu cầu phát triển thương hiệu mang tính hệ thống một cách dài hạn vẫn chưa được thực hiện triệt để.

- Tỷ lệ chi phí cho các hoạt động phát triển thương hiệu trong tổng chi phí mà Bộ Tài chính qui định cho các NHTM vẫn có tính chất bao cấp, can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các NHTM. Theo qui định, tỷ lệ này không được vượt quá 8%/ tổng chi phí là quá thấp so với thông lệ quốc tế.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước và NHNN Việt Nam chưa có các chính sách cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ hoạt động phát triển thương hiệu của các NHTM Việt Nam đặc biệt là khi phát triển thương hiệu tại nước ngoài.

- Khách hàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình chiếm tỷ lệ cao là các hộ sản xuất vừa và nhỏ một đối tượng khách hàng khá dễ tính trong sử dụng dịch vụ của Ngân hàng và cũng không mấy quan tâm đến thương hiệu Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cũng chưa có động lực mạnh để thúc đẩy hoạt động phát triển thương hiệu của mình.

2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Bản thân đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn thiếu kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; việc đầu tư đào tạo kiến thức về thương hiệu cho đội ngũ cán bộ nhân viên chưa được quan tâm đúng mức.

- Chưa thành lập bộ phân chuyên trách về thương hiệu với những cán bộ am hiểu về marketing và thương hiệu dẫn tới công việc bị xé lẻ chia ra nhiều phòng ban riêng: Phòng Marketing, Trung tâm thẻ, Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm, Phòng thẻ … có văn phòng tại hội sở, trong khi các chi nhánh chưa có … khiến hoạt động không đồng bộ, kém hiệu quả.

- Do hoàn cảnh lịch sử ra đời là một ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thị trường chính của Ngân hàng chiếm thị phần đến xấp xỉ 70% ở khu vực nông thôn cho nên tính cạnh tranh vẫn còn thấp, nhất là các địa bàn kinh tế chưa phát triển, vì vậy áp lực duy trì tính chuyên nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu chưa cao.

- Do hiện nay Ngân hàng nhà nước vẫn chưa thật sự có chính sách, sự quan tâm công bằng giữa khối Ngân hàng nhà nước và khối Ngân hàng Thương mại Cổ phần.

- Thiếu một tầm nhìn xa trong định hướng chiến lược phát triển thương hiệu manh tính cụ thể và dài hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Những phân tích ở chương này cho thấy các NHTM Việt Nam gần đây đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu nên đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng mình như tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh ngân hàng; mạnh dạn đầu tư cho thương hiệu; tạo sự khác biệt về sản phẩm theo hướng đa dạng hoá và cá thể hoá …

Cũng giống như các NHTM khác, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cũng đã có những hoạt động nhằm xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Nội dung chương 2 đồng thời cũng phân tích rõ thực trạng nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp nâng cao giá trị Thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w