- Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ khác của thương hiệu: đó là bằng sáng chế bản quyền, kiểu dáng thiết kế, tên thương hiệu đã đăng ký và mối quan hệ với kênh
1, Cho vay các
3.2.3 Tăng cường phát triển truyền thông thương hiệu
3.2.3.1 Tăng cường mối quan hệ – uy tín của Ngân hàng TMCP An Bình với cộng đồng
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh tiền tệ nên uy tín và mối quan hệ của Ngân hàng với cộng đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng cũng như mỗi thương hiệu ngân hàng. Muốn vậy, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cần:
Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng hiện đại:
- Xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng khách hàng: hướng hoạt động ngân hàng tới khách hàng theo cách thay đổi lại tiêu thức phân định các
phòng ban từ theo loại hình nghiệp vụ sang đối tượng khách hàng – sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Theo đó, các hoạt động ngân hàng trước hết cần được phân loại theo đối tượng phục vụ là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp hay các định chế tài chính. Tiếp theo, tuỳ tính chất của từng nhóm đối tượng phục vụ mà phân tổ các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính:
Để lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng cho phù hợp hơn với khả năng vốn tự có để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn ở mức độ cao hơn, đạt chuẩn mực qui định.
- Tích cực xử lý nợ tồn động để thu hồi vốn, đồng thời hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh để tăng tỷ trọng các khoản cho vay sinh lời.
- Chú ý đến kênh phát hành trái phiếu trung, dài hạn (cả trong và ngoài nước) để tăng thêm nguồn vốn có kỳ hạn dài.
Xây dựng và gìn giữ mối quan hệ mật thiết với khách hàng, tạo sự gắn bó về mặt tình cảm giữa ngân hàng với khách hàng:
Phát triển thương hiệu không chỉ là việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, thực hiện đúng lời hứa với khách hàng … mà còn phải giữ gìn mối quan hệ mật thiết đối với khách hàng, tạo sự gắn bó về mặt tình cảm giữa ngân hàng và khách hàng. Xây dựng được mối quan hệ mật thiết với khách hàng sẽ giúp ngân hàng duy trì được lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Muốn vậy, ABBank cần phải xây dựng được chính sách chăm sóc phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo sự gắn bó về mặt tình cảm giữa khách hàng và ngân hàng. Để đạt được mục tiêu này, ABBank cần thực hiện các biện pháp:
- Tăng cường giáo dục để tất cả cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống ABBank nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng, coi khách hàng là ân nhân, là người nuôi sống ngân hàng.
- Tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe những ý kiến phản hồi của khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ABBank, tìm hiểu và khơi thông những nhu cầu mới, bày tỏ lòng cảm ơn của ngân hàng đối với khách hàng, tôn vinh những khách hàng lớn bằng phần thưởng, quà tặng vì đã có doanh số sử dụng dịch vụ cao, tạo dịp dùng bữa thân mật giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng, tổ chức các hoạt động giải trí, bốc thăm trúng thưởng, chương trình văn nghệ cũng nhân dịp này ngân hàng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới, công nghệ mới.
- Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, thăm hỏi nhằm gắn kết, gần gũi hơn nữa với khách hàng.
Tăng cường các hoạt động xã hội:
Tham gia các hoạt động xã hội sẽ gây được thiện cảm đối với khách hàng, do đó góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Trên thực tế, ABBank đã thực hiện nhiều hoạt động xã hội như: đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ người tàn tật; xây dựng nhà đại đoàn kết; tặng nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn; xây dựng trường tiểu học cho các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa; tặng xe lăn cho các thương bệnh binh và người khuyết tật; tặng xe đạp cho các cháu thiếu nhi con gia đình chính sách có thành tích trong học tập… Các hoạt đông này làm cho hình ảnh của ABBank và gần gũi hơn, gắn bó hơn với người dân. Để thương hiệu ABBank ngày càng phát triển, ABBank nên duy trì và tăng cường các hoạt động xã hội, thêm vào đó, ABBank cũng nên quan tâm đến việc xây dựng một quỹ học bổng mang tên ABBank để trao thưởng cho các học sinh, sinh viên xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học nhằm góp phần quảng bá thương hiệu ABBank. Học bổng này cần có giá trị đủ lớn để thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân.
3.2.3.2 Nâng cao hiệu quả việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp Ngân hàng TMCP An Bình
cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”, ABBank cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục đến tất cả các cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống về nội dung, ý nghĩa của việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp để mọi người nâng cao ý thức cùng thực hiện, đồng thời có lòng tự hào về ABBank, coi ngân hàng như ngôi nhà chung để vun đắp và có trách nhiệm với nó, phấn đấu xây dựng và đóng góp để ABBank trở thành ngân hàng tốt nhất. Đây là điểm mấu chốt nhằm nâng cao thương hiệu, hình ảnh ngân hàng trong mắt khách hàng.
3.2.3.3 Nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tài trợ các sự kiện văn hoá thể thao trong nước và quốc tế
Một thương hiệu mạnh không chỉ cần có chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt mà phải biết kết hợp với việc quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Những năm gần đây, các NHTM CP Việt Nam ngày càng có xu hướng quảng bá thương hiệu của mình thông qua các phương hiệu thông tin đại chúng, đặc biệt là qua TV – một phương tiện truyền thông có sức truyền tải thông tin rất lớn ở Việt Nam. Việc quảng bá thương hiệu ABBank hiện nay chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các tạp chí, nhật báo, các biển hiệu lớn, quảng bá qua việc tài trợ các sự kiện văn hoá thể thao. Hoạt động quảng cáo trên TV chưa được chú trọng.
ABBank cần duy trì hoạt động tài trợ cho các sự kiện văn hoá thể thao trong nước và quốc tế được xã hội quan tâm, bên cạnh đó cần quan tâm đến việc quảng bá trên TV thông qua việc tài trợ các chương trình giải trí, các buổi thảo luận về các vấn đề thời sự được xã hội trong nước quan tâm, các chương trình giới thiệu hình ảnh và đất nước con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế… Tuy nhiên, do bị khống chế về kinh phí dành cho quảng cáo (không được vượt quá 10% tổng chi phí) nên ABBank cần lựa chọn chiến lược quảng cáo thật khôn khéo, quảng cáo có trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quảng việc quảng bá thương hiệu
ABBank, logo và thương hiệu mầu trên các ấn chỉ, văn bản, các tài liệu của ABBank cũng giúp cho thương hiệu được biết đến nhiều hơn và phát triển hơn.
Mặt khác, thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin và internet nên ABBank cần không ngừng hoàn thiện trang Web của mình để khách hàng có thể tra cứu thông tin một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
3.2.3.4 Xúc tiến nghiên cứu, quảng bá thương hiệu ra nước ngoài
Bên cạnh hoạt động khuếch trương, quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước, ABBank cần xúc tiến nghiên cứu, quảng bá thương hiệu ra thị trường khu vực và thể giới để nắm bắt nhanh những cơ hội và không để bị tụt hậu do hội nhập quốc tế. ABBank nên tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài, tích cực tham gia các hội nghị quốc tế quan trọng, tổ chức các giânhngf triển lãm tại các hội nghị tài chính quốc tế, thực hiện công tác thanh toán quố tế nhanh, chính xác, an toàn, thực hiện có hiệu quả các dự án uỷ thác đầu tư, đóng góp vai trò tích cực trong việc tham gia vào các hiệp hội, diễn đàn kinh tế tài cính quốc tế….