- Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ khác của thương hiệu: đó là bằng sáng chế bản quyền, kiểu dáng thiết kế, tên thương hiệu đã đăng ký và mối quan hệ với kênh
1, Cho vay các
2.3.2 Thực trạng phát triển truyền thông thương hiệu để nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình.
hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình.
- Mối quan hệ – uy tín với cộng đồng: ABBank luôn đề cao vai trò của hoạt
động nhằm xây dựng mối quan hệ, củng cố uy tín của mình với cộng đồng trong chiến lược phát triển thương hiệu. Bằng các hành động cụ thể như thiết lập và khai
thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội … ABBank đã củng cố, từng bước phát triển thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng nói riêng và với toàn cộng đồng nói chung.
Trước hết để tăng cường sự gắn bó với khách hàng, làm khách hàng và Ngân hàng hiểu nhau hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn, ABBank tổ chức các hội nghị khách hàng. Do quy mô hoạt động rộng lớn nên ABBank không có điều kiện tổ chức các hội nghị, hội thảo giữa trụ sở chính với các khách hàng mà thông thường các hội nghị, hội thảo này được tổ chức tại Sở giao dịch và các Chi nhánh. Các hội nghị gặp mặt khách hàng được diễn ra vào đầu năm, tại đó, mỗi Chi nhánh sẽ thông báo trực tiếp tới khách hàng của mình về kết quả hoạt động kinh doanh năm vừa qua, kế hoạch kinh doanh trong năm tiếp theo, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới, tra đổi thông tin, tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, giải đáp thắc mắc của khách hàng liên quan đến kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng trong năm mới, giải đáp các thắc mắc liên quan đến nghiệp vụ Ngân hàng … Các hội nghị, hội thảo được tổ chức đã giúp Ngân hàng tăng cường giao lưu với khách hàng, gia tăng mối quan hệ với khách hàng, nhanh chóng giải quyết những thắc mắc của khách hàng, nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng … từ đó có biện pháp điều chỉnh hoạt động cụ thể, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời với đó là gia tăng hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng.
Trong những năm gần đây nhiều chi nhánh đã chủ động tổ chức hội nghị khách hàng và thu được nhiều thành quả đánh khích lệ như: Sở giao dịch, Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh TPHCM, Chi nhánh Đà Nẵng … Hội nghị được tổ chức tại địa điểm sang trọng, trang bị tốt, có lết hợp tặng các món quà giá trị và có ý nghĩa cho người tham dự nhằm gây thiện cảm tốt đối với khách hàng, quảng bá được hình ảnh thương hiệu của mỗi chi nhánh chủ trì hội nghị nói riêng và cho toàn hệ thống nói chung.
Song song với việc tập trung tăng cường mối quan hệ với các khách hàng hiện có, ABBank cũng rất quan tâm thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xung quanh. Thông qua các hoạt động kinh doanh của mình như cho vay
phát triển nông nghiệp nông thôn, phục vụ các dự án tại các vùng xâu, vùng xa …, ABBank đã và đang góp phần không nhỏ vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, hiện đại hoá Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam. Từ đó, mức sống của người dân từng bước được cải thiện.
Tiếp tục duy trì định vị “ Ngân hàng bán lẻ thân thiện”, ABBank đẩy mạnh phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động truyền thông gần với các hoạt động về cộng đồng:
+ Tổ chức chương trình “Tết An Bình” năm thứ 3 liên tiếp. Năm 2012 ABBank tiếp tục hành trình mang Tết ấm đến với đồng bào nghèo tại hai xã Mường tè và Nà Ốt- tỉnh Sơn La. Tại đây, ABBank đã trao gần 250 suất quà gồm áo ấm và tiền mặt tới các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trực tiếp tới thăm và giúp các hộ dân nghèo neo đơn dọn dẹp trang trí nhà cửa đón Tết. Bên cạnh đó, hơn 300 suất quà Tết cũng được trao cho người già, em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nhiễm chất độc da cam tại Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và TPHCM. Tổng giá trị quá tết mà ABBank trao tặng bà con nghèo trên khắp cả nước trong chương trình Tết An Bình 2012 là gần 350 triệu đồng. Trong đó, có hơn 16 triệu đồng ủng hộ từ khách hàng và trên 100 triệu đồng từ cán bộ nhân viên của ABBank.
+ Chương trình từ thiện Hè yêu thương là hoạt động thường niên của ABBank, được triển khai ở tất cả các chi nhánh của ABBank trên toàn quốc, chia sẻ khó khăn với người nghèo, với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn….Chương trình không chỉ đóng góp thiết thực cho xã hội và còn khẳng định và tăng cường hình ảnh một ABBank luôn đồng hành và chia sẻ cùng cộng đồng.
Các hoạt động của ABBank trong thời gian vừa qua không đơn thuần dừng lại ở tính chất thương mại đơn thuần mà còn thực sự mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thấm đượm tình người, thể hiện rõ vai trò, ý thức trách nhiệm của ABBank trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh hơn, giàu đẹp hơn. Qua đây cũng khẳng định hơn nữa mối quan hệ khăng khít và uy tín, tầm ảnh hưởng của ABBank đối với cộng đồng.
hiệu, việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công của một thương hiệu. Nhận thức được điều đó, Ban lãnh đạo ABBank đã chỉ đạo việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ABBank, được tổng kết trong 10 chữ: “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”:
+ Trung thực: được hiểu “Đúng với ý nghĩ của mình, với những gì đã có, đã xảy ra hoặc ngay thẳng, thật thà”. ở đây, trung thực là đức tính ngày thẳng, thật thà của mỗi cán bộ viên chức trong giao dịch, trong mối quan hệ đồng nghiệp; yêu cầu mỗi cán bộ nhân viên, mỗi đơn vị phải chấp hành, tuân thủ cam kết với khách hàng, đối tác, công động xã hội nhất là các cam kết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Kỷ cương: được hiểu “Những phép tắc chi phối cuộc sống xã hội, tổ chức, gia đình… để gìn giữ những quan hệ giữa người với người trong khuôn khổ một lối sinh hoạt được coi là phù hợp với đạo đức”. ở đây, kỷ cương là sự tuân thủ qui định qui chế, tuân thủ pháp luật, trật tự xã hội, giữ gìn kỷ cương phép nước.
+ Sáng tạo: được hiểu “Làm ra cái chưa bao giờ có hoặc tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó”. ở đây, sáng tạo là không ngừng tích cực lao động hăng say, tạo ra các ý tưởng, giải pháp, sáng kiến mới vì thành công của Ngân hàng trên mọi lĩnh vực.
+ Chất lượng: được hiểu “Giá trị về mặt lợi ích”. ở đây, chất lượng nói đến phẩm chất giá trị con người, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Phẩm chất của mỗi cán bộ nhân viên được đo bằng đạo đức nghề nghiệp, sự trung thành, trình độ chuyên môn, mắc độ am hiểu pháp luật, xã hội, lao động năng suất tạo ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng cao.
+ Hiệu quả: được hiểu “Cái đạt được ở một việc, một hoạt động”. ở đây, hiệu quả là kết quả, là điều tất cả hướng tới. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng không chỉ đảm bảo mục tiêu lợi nhuận mà còn được đánh giá ở sự đóng góp vào việc phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
ABBank thống nhất yêu cầu trong thực hiện văn hoá doanh nghiệp ABBank với các nội dung: xây dựng văn hoá doanh nghiệp trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong kinh doanh; xây dựng văn hoá doanh nghiệp trở thành giải pháp quản trị điều
hành, góp phần củng cố uy tín, nâng cao vị thế của ABBank ở trong nước và trên trường quốc tế; xây dựng văn hoá doang nghiệp trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sống và làm việc của công nhân viên chức, thực hiện “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” trở thành truyền thống của ABBank nhằm củng cố niềm tin bền vững của khách hàng, mở rộng chiếm lĩnh thị trường, nâng cao sức mạnh cạnh tranh về chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế. Các nội dung trên cần thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, cần đảm bảo tính thống nhất, thực tiễn, khoa học, phát huy tính truyền thống văn hoá dân tộc với các phương án triển khai cụ thể đi kèm với thực hiện là kiểm tra, giám sát liên tục.
Hoạt động tài trợ: Từ năm 2003, để không ngừng nâng cao hình ảnh và giá
trị thương hiệu, ABBank bắt đầu tham gia tài trợ các chương trình văn hoá thể thao có quy mô lớn. Thương hiệu ABBank bắt đầu nổi tiếng với các danh vị như:
Lễ trao Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2012 trong đó ABBank là Nhà tài trợ Vàng đã diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2- Đài THVN. Đây là năm thứ 5 liên tiếp ABBank đồng hành cùng giải thưởng này.
Tài trợ chương trình 24h Sống xanh: Là sự kết hợp giữu truyền hình thực tế và TV show, mang ý nghĩa cộng đồng, bảo vệ môi trường nhằm định hướng cho người dân về thái độ sống có ý thức, văn minh và có trách nhiệm với môi trường, phù hợp với định vị thương hiệu ABBank. Với ý nghĩa và nội dung tích cực, chương trình đã nhận được sự quan tâm của khán giả, và được DTH khai thác, phát lại trên kênh VTV6- kênh dành cho giới trẻ.
Chương trình “Tết An Bình” do Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) phối hợp cùng ĐTH TP. Hồ Chí Minh, và Công ty MayQ thực hiện là gala ca nhạc được đài truyền hình TPHCM trực tiếp với sự tham gia đông đổng của nghệ sĩ nổi tiếng như Mỹ Linh, Tùng Dương, Uyên Linh…
Sự kiện này đã gây ấn tượng mạnh mẽ, quảng bá hết sức hiệu quả thương hiệu ABBank rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cả trong và
ngoài nước.
Hoạt động quảng cáo:ABBank và các chi nhánh trực thuộc đã triển khai các
hoạt động quảng cáo, quảng bá hình ảnh và thương hiệu theo chỉ đạo, qui định chung, thống nhất trong toàn ngành đồng thời có nội dung riêng với từng chi nhánh, từng sản phẩm, đối tượng khách hàng trong thời kỳ cụ thể.
Tại trụ sở làm việc, các xe lưu động … logo, hình ảnh, khẩu hiệu của ABBank được thể hiện trang trọng, lịch sự, nổi bật, gây ấn tượng tốt đối với khách hàng.
Biểu tượng, hình ảnh của Ngân hàng xuất hiện ngày càng thường xuyên, liên tục trên nhiều phương tiện: truyền hình, báo mạng, panô, áp phích quảng cáo đặc biệt trên các tuyến đường đông đúc, sân bay … in ấn trên phong bì, túi đựng …
ABBank thực hiện đa dạng hoá các hình thức tiếp thị và chăm sóc khách hàng khác nhau, sử dụng phối hợp các công cụ marketing trong quảng bá thương hiệu. Các chi nhánh ABBank đã tăng cường giới thiệu sản phẩm dịch vụ và phục vụ khách hàng tận nơi, tổ chức hội thảo, hội nghị …
Hoạt động quảng cáo diễn ra chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, tập trung cụ thể vào sản phẩm, dịch vụ nhất định, thời điểm nhất định, không chung chung như trước. Kênh quảng cáo được chắt lọc hiệu quả hơn, phù hợp với từng chiến dịch, market hiện đại, phù hợp với xu thế, thời gian tập trung vào thời điểm gây chú ý như lễ tết, ngày kỉ niệm …
Hoạt động khuyến mại:Công tác khuyến mại của ABBank do bộ phận phòng
Marketing đảm trách.ABBank chủ yếu thực hiện khuyến mãi vào thời điểm các dịp lễ tết. Từ năm 2000 đến nay, Ngân hàng đã thực hiện hàng trăm đợt tặng quà khuyến mại cho khách hàng gửi tiết kiệm, khách hàng nhận tiền kiều hối vào đợt Tết Nguyên đán, Tết dương lịch, 01/5 và 02/9 … với những phần quà được lựa chọn chi tiết, có nhiều tính năng sử dụng. Trên mẫu quà tặng có in kèm logo, địa chỉ của Ngân hàng góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng. Ngoài quà tặng là hiện vật, ABBank còn tổ chức nhiều lần bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Thông qua hoạt động trao thưởng, Ngân hàng kết hợp tổ chức quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng báo đài, quảng cáo
tại trụ sở giao dịch của Ngân hàng … gây ấn tượng với khách hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu Ngân hàng.
Các chi nhánh ngày càng chú trọng công tác khuyến mại, marketing trong hoạt động kinh doanh biểu hiện cụ thể ở nguồn kinh phí chi cho khuyến mại, marketing ngày càng gia tăng. Trước năm 2004, các chi nhánh chủ yếu gói gọn kinh phí cho hoạt động này theo khuôn khổ do ABBank đưa ra là 8%/tổng chi phí nhưng từ năm 2005, thực hiện chủ trương mới của ABBank trong khuyến mại, các chi nhánh đã đầu tư nhiều hơn cho hoạt động này. Kết quả, lượng khách hàng giao dịch ổn định và gia tăng, nguồn vốn huy động nhiều hơn đặc biệt tăng rõ rệt sau các chương trình khuyến mại.
ABBank không ngừng mở rộng phát triển phòng giao dịch, mang lưới ATM
trên toàn quốc. Năm 2012, ABBank tự hào là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có điểm giao dịch tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
Ngoài ra, đề phát triển thương hiệu ABBank còn sử dụng các biện pháp khác như:Gặp gỡ tiếp, xúc trực tiếp giữa lãnh đạo ABBank, các chi nhánh và đơn vị
trực thuộc với lãnh đạo doanh nghiệp, giữa cán bộ marketing hay cán bộ nghiệp vụ của ngân hàng với cán bộ của doanh nghiệp. Hình thức tiếp xúc trực tiếp cũng có thể thông qua các hoạt động giao lưu thể thao, văn nghệ giữa lãnh đạo hai bên hay cán bộ nhân viên hai bên. Hoạt động này thường được thực hiện đối với các khách hàng tiềm năng, có số dư tiền gửi lớn, ổn định, có doanh số thanh toán xuất nhập khẩu lớn, hay các dự án lớn và có hiệu quả.
Việc tổ chức tiếp thị trực tiếp cũng được thực hiện dưới hình thức cán bộ ngân hàng đến giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng, dịch vụ chi trả lương qua hệ thống ATM … trực tiếp tại doanh nghiệp, cơ quan, hoặc trực tiếp tại các hội nghị chuyên đề của chi nhánh như: Hội nghị về triển khai công tác huy động vốn, Hội nghị triển khai biểu phí và lãi suất mới, Hội nghị toạ đàm về công tác tín dụng …
Mục đích của hoạt động marketing này thường là nhằm giữ chân những khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới.