Nghiên cứu của Amador và ctg (2013)

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 33)

Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp bằng chứng mới về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tác giả đã kiểm định quan hệ tăng trưởng tín dụng bất thường và khả năng tồn tại của các ngân hàng, sử dụng thông tin đặc điểm của các ngân hàng tư nhân trong gian đoạn khủng hoảng tài chính sau những năm 1990. Tác giả cũng kiểm định tác động của tăng trưởng tín dụng bất thường đến sự lành mạnh về tài chính của các ngân hàng (thanh khoản, nợ xấu, và lợi nhuận).

Dữ liệu thu thập từ các bảng cân đối kế toán của 64 tổ chức tài chính. Trong đó có 42 ngân hàng và 22 tập đoàn tài chính. Dữ liệu này được lấy từ tháng 6/1990 và tháng 3/2011.

Mô hình nghiên cứu:

yit=α+ ALG, +βsALGi,t−s +γLEVi,t−1+φPROVi,t−1+υ(SIZE×ALG)it

+δBANKit +εit

Trong đó:

yit: là biến phụ thuộc, đại diện cho tỷ lệ vốn của tổ chức i tại thời điểm t; hoặc tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của tổ chức i tại thời điểm t hay lợi nhuận của tổ chức i tại thời điểm t.

ALGi,t: Tăng trưởng tín dụng bất thường của ngân hàng i tại thời điểm t. LEVi,t: Tỷ lệ đòn bẩy ngược

SIZEi,t: quy mô ngân hàng i tại thời điểm t

PROVi,t: tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ của ngân hàng i tại thời điểm t BANKi: là biến giả nhận giá trị 1 khi tổ chức là ngân hàng ngược lại nhận giá trị 0.

23 Tăng trưởng tín dụng bất thường có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng với độ trễ từ hai đến bốn năm.

Tăng trưởng tín dụng bất thường tác động ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn không có tác động.

Việc mở rộng danh mục cho vay được tài trợ bởi việc phát hành vốn mới, tác động của tăng trưởng tín dụng lên thanh khoản là không đáng kể hoặc ngay cả không tác động. Ngược lại, nếu mở rộng tín dụng được tài trợ bởi nợ thêm, tác động của tăng trưởng tín dụng lên thanh khoản là ngược chiều và ngụ ý hành vi rủi ro hơn của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 33)