Xác định và đo lường biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 48)

Các biến số phụ thuộc bao gồm LLi,t, ∆RIIi,t, Lossing và ∆EQASSETSi,t

được xác định như sau:

 LLi,t - Rủi ro tín dụng

Biến số này được tính bằng cách sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i năm t chia cho tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i, năm t-1 (Foos & ctg, 2010). Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung, được tính trên từng khoản nợ nên phản ánh chính xác hơn bản chất của rủi ro tín dụng. Cách đo lường này cùng quan điểm với Laeven và Majnoni (2003). Vì khách hàng vay hiếm khi không trả được nợ suốt trong năm đầu tiên sau khi một khoản vay mới được cấp, nên nghiên cứu của các tác giả này lấy độ trễ 1 năm của tổng dư nợ cho vay khách hàng.

LLi, t =Dự phòng rủi ro tín dụng năm t Tổng dư nợ cho vay năm t − 1

Dự phòng rủi ro tín dụng được lấy ở mục dự phòng rủi ro cho vay và cho thuê tài chính khách hàng.Tổng dư nợ cho vay được lấy ở mục cho vay và cho thuê tài chính khách hàng. Cả hai khoản mục này đều được lấy trên trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.

 ∆RIIi,t - Sự thay đổi trong thu từ lãi

Biến số này được sử dụng để đo lường sự thay đổi từ năm t-1 đến năm t trong thu từ lãi của ngân hàng i. ∆RIIi,t = RIIi,t - RIIi,t-1. RIIi,t được tính bằng cách sử dụng thu nhập lãi (chưa trừ chi phí lãi) năm t chia cho trung bình tổng dư nợ cho vay năm t-1 và năm t. Thu nhập lãi hàng năm đối với các khoản vay mới có thể nhỏ hơn thu nhập lãi đối với các khoản vay năm thứ hai, và vân vân… bởi vì các khoản vay mới được cấp dần dần thông qua tất cả các tháng trong năm, nên thu nhập lãi không trả hết cho một năm đầy đủ. Vì vậy, khi tính tổng dư nợ cho vay, tác giả lấy trung bình của tổng dư nợ cho vay năm t-1 và năm t. Tương tự, RIIi,t-1 được tính bằng cách sử dụng thu nhập lãi (chưa trừ chi phí lãi) năm t-1 chia cho trung bình tổng dư nợ cho vay năm t-2 và năm t-1 (Foos và ctg, 2010).

37 Thu nhập lãi hàng năm có thể đến từ các khoản vay hiện tại và các khoản vay của năm trước. Chính vì vậy, khi tính tổng dư nợ cho vay ở mẫu số, nghiên cứu lấy trung bình của tổng dư nợ cho vay năm t-1 và năm t.

RIIi, t = Thu nhập ã ( ℎư ℎ ℎí ã )năm t (Tổng dư nợ cho vay năm t − 1 và năm t)/2

RIIi, t − 1 = Thu nhập ã ( ℎư ℎ ℎí ã )năm t − 1 (Tổng dư nợ cho vay năm t − 2 và năm t − 1)/2 ∆RIIi,t = RIIi,t - RIIi,t-1

Thu nhập lãi, chi phí lãi được lấy ở bảng báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay được lấy ở mục cho vay và cho thuê tài chính khách hàng, thể hiện trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.

Mô hình 2 muốn tìm hiểu tác động của tăng trưởng tín dụng (LG) năm hiện hành (năm t) đến tỷ số thu nhập lãi năm hiện hành (năm t). Vì vậy, nghiên cứu lấy chênh lệch tỷ số thu từ lãi năm hiện hành trừ tỷ số thu từ lãi năm trước đó để tách khoản lãi do các khoản vay các năm trước tạo nên.

 Lossing - Tỷ số dự phòng rủi ro tín dụng và thu nhập lãi ròng

, = ự ℎò ủ í ụ

ì ℎ(∑ ℎ ℎậ ã ò ( − ))

 ∆EQASSETSi,t - Sự thay đổi vốn chủ sở hữu

Biến số này được sử dụng để đo lường sự thay đổi từ năm t-1 đến năm t của tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i. ∆EQASSETSi,t =EQASSETSi,t - EQASSETSi,t-1. EQASSETSi,t được tính bằng cách sử dụng vốn chủ sở hữu năm t chia cho tổng tài sản năm t. Foos và ctg (2010) cho rằng, thanh khoản ngân hàng (EQASSETSi,t) được tính bằng tỉ số giữa vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Tỉ số vốn chủ sở hữu này chỉ ra khả năng của ngân hàng đáp ứng bất cứ rủi ro không lường trước nào của ngân hàng (đối với việc cho vay hoặc các hoạt động khác). Vì vậy các ngân hàng được yêu cầu để đáp ứng tỉ số vốn quy định tối

38 thiểu 8% theo các quy định tương ứng vốn Basel I và Basel II. Theo Jokippii và Milne (2008), hầu hết các ngân hàng đều giữ tỉ lệ vốn trên 8%.

EQASSETSi, t =Vốn ℎủ năm t Tổng à ă EQASSETSi, t − 1 = ố ă

ổ à ă

∆EQASSETSi,t =EQASSETSi,t - EQASSETSi,t-1

Tương tự mô hình 2, mô hình 4 muốn tìm hiểu tác động của tăng trưởng tín dụng (LG) năm hiện hành (năm t) đến sự thay đổi tỷ số vốn chủ sở hữu trong năm như thế nào. Tăng trưởng tín dụng làm tăng hay làm giảm tỷ số vốn chủ sở hữu trong năm. Biến này được đo lường bằng cách lấy chênh lệch của tỷ số vốn chủ sở hữu năm hiện tại trừ tỷ số vốn chủ sở hữu năm trước. Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản được lấy ở bảng cân đối của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 48)