Giả thuyết cho mô hình 1

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

Tăng trưởng tín dụng (LG) và rủi ro tín dụng ngân hàng (LL)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng được khá nhiều nghiên cứu quan tâm, trong đó có thể kể đến các nghiên cứu của Sinkey và Greenawalt (1991), Keeton (1999), Salas và Saurina (2002), Hess và ctg (2009), Foos và ctg (2010), Amador và ctg (2013). Trong các nghiên cứu này đều đi đến kết luận: Tăng trưởng tín dụng trong điều kiện kinh tế giảm phát, cầu tín dụng không tăng, hoặc tiêu chuẩn cho vay bị nới lỏng sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. Trong mô hình nghiên cứu của Salas và Saurina (2002), Hess và ctg (2009), Foos và ctg (2010), tăng trưởng tín dụng mạnh dẫn đến rủi ro tín dụng với độ trễ từ 2-4 năm. Điều này có nghĩa là mức tăng trưởng tín dụng cao ở năm hiện tại (năm t) sẽ làm tăng rủi ro tín dụng của năm thứ 2 kế tiếp (t+2), năm thứ 3 kế tiếp (t+3), năm thứ 4 kế tiếp

28 (t+4), hay mức tăng trưởng tín dụng cao trong quá khứ (năm t-2), (năm t-3), (năm t- 4) có xu hướng làm tăng rủi ro tín dụng ở hiện tại (năm t).

Tuy nhiên, theo Amador và ctg (2013), mở rộng tín dụng không phải lúc nào cũng hàm ý làm suy giảm danh mục cho vay tương lai. Nếu các khoản vay mới được cấp cho người vay có khả năng trả nợ với các dự án có lợi nhuận, hẳn không có tác động đáng kể của tăng trưởng tín dụng đến tỷ số nợ xấu trên tổng dự nợ cho vay trong tương lai. Tuy nhiên, nếu các khoản vay mới được mở rộng cho khách hàng rủi ro cao hơn hoặc dự án rủi ro hơn, tỷ số này sẽ tăng vài tháng tới. Tăng trưởng tín dụng bất thường trong quá khứ có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng với độ trễ từ hai đến bốn năm.

Trong thời gian qua, tại Việt Nam, tín dụng tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, từ 19% năm 2005 lên hơn 50% năm 2007. Điều này đã dẫn đến tình trạng các NHTM cho vay nhiều khách hàng không đủ năng lực kinh doanh. Năm 2008, kinh tế toàn cầu suy thoái đã bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều biện pháp để kích cầu như: gói hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ đồng và gói kích cầu tổng hợp 8 tỷ USD. Cùng với các gói kích cầu, chính sách tín dụng ngân hàng hỗ trợ tăng trưởng một lần nữa lại kích thích tăng trưởng nóng tín dụng giai đoạn 2009-2010. Chính những giai đoạn các NHTM tăng trưởng tín dụng quá nóng mà ít tập trung đến chất lượng tín dụng, cùng với sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước đã làm nợ xấu gia tăng chóng mặt trong ba năm trở lại đây. Từ những nhận định trên, nghiên cứu

đưa ra giả thuyết như sau:

H1.1: tăng trưởng tín dụng ngân hàng (năm hiện hành) tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng.

H1.2: tăng trưởng tín dụng ngân hàng với độ trễ 1 năm tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng.

H1.3: tăng trưởng tín dụng ngân hàng (độ trễ hai năm) tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng.

29

Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm (LLi,t-1) và

rủi ro tín dụng ngân hàng năm hiện hành (LLi,t)

Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng ngân hàng, một số tác giả đã cho rằng rủi ro tín dụng ngân hàng có tính xu hướng. Điều này có nghĩa là rủi ro tín dụng trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng năm tiếp theo (Foos & ctg, 2010; Jimenez & Saurina, 2006). Các tác giả này đã kết luận rằng rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ một năm tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng năm hiện hành.

Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1.4: Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm sẽ tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng ngân hàng năm hiện hành.

Quy mô ngân hàng (size) và rủi ro tín dụng ngân hàng

Das & Ghosh (2007) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng nhà nước ở Ấn độ và kết luận rằng quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng bởi vì mặc dù các ngân hàng lớn có nhiều cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay hơn nhưng cũng bị ảnh hưởng mạnh hơn bởi những khoản vay có vấn đề đối với phần tín dụng được mở rộng so với các ngân hàng có quy mô nhỏ. Điều này đã dẫn đến tác động cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, Thiagarajan & ctg (2011), Hess & ctg (2008), Hu & ctg (2004) đã kết luận rằng qui mô ngân hàng tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu của Zribi&Boujelbene (2011) cho thấy qui mô ngân hàng không có ý nghĩa thống kê đối với rủi ro tín dụng ngân hàng khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của 10 ngân hàng thương mại ở Tunisia giai đoạn 1995 đến 2008, cùng quan điểm với Foos và ctg (2010).

Giả thuyết nghiên cứu như sau:

30

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQASSETS) và rủi ro tín dụng ngân

hàng

Zribi&Boujelbene (2011) kết luận rằng tỷ số vốn ngân hàng (CAP) tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của 10 ngân hàng thương mại ở Tunisia giai đoạn 1995 đến 2008. Kết quả này đã chỉ ra rằng các ngân hàng có vốn lớn (over-capitalized banks) ít rủi ro hơn các ngân hàng có vốn ít (under-capitalized banks). Giả thuyết nghiên cứu

như sau:

H1.6: Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)