Tính mới và đóng góp của đề tài

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 37)

Trước khi thực hiện nghiên cứu này, tác giả chưa phát hiện nghiên cứu định lượng tương tự ở Việt nam về tác động của tăng trưởng tín dụng (trong đó có tăng trưởng tín dụng liên thời gian) đến tình hình tài chính của các ngân hàng (thông qua rủi ro tín dụng; lợi nhuận ngân hàng (thu nhập lãi); khả năng thanh khoản của ngân hàng) để có được một cái nhìn toàn diện về hoạt động ngân hàng thông qua tác động của tăng trưởng tín dụng. Các nghiên cứu ở Việt Nam thường nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro ngân hàng hoặc đến nợ xấu ngân hàng, trong đó có nêu lên biến giải thích là tăng trưởng tín dụng chứ chưa có nghiên cứu nào về tác động liên thời gian giữa tăng trưởng tín dụng và ba nhân tố trên. Vì thế, luận văn sẽ tiếp cận theo hướng nghiên cứu của Foos và ctg. (2010) và Amador và ctg. (2013). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các ngân hàng thương mại Việt Nam, một nước đang phát triển với nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào ngân hàng, qui mô dữ liệu nhỏ. Nghiên cứu xây dựng 4 mô hình và kiểm định bằng phương pháp FE, RE,

26 OLS và GMM. Kết quả nghiên cứu dùng để kiểm chứng liệu kết quả nghiên cứu của hai tác giả trên có đúng trong điều kiện Việt Nam không.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu là một tham khảo khoa học cho các nhà quản trị ngân hàng, các cổ đông, và các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Các nhà quản trị ngân hàng có thể tham khảo khi xây dựng chiến lược, chiến thuật trong hoạt động tín dụng đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, làm cho các ngân hàng hoạt động lành mạnh và hiệu quả hơn. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đây là cơ sở xây dựng hành lang pháp lý kiểm soát các ngân hàng để cảnh báo các ngân hàng kịp thời tránh các rủi ro không đáng có làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia.

Tóm tắt chương 2

Chương 2, đề tài đã trình bày các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng tín dụng, rủi ro ngân hàng (rủi ro tài sản mà cụ thể là rủi ro tín dụng), lợi nhuận ngân hàng (thu từ lãi), thanh khoản ngân hàng. Đây là cơ sở vững chắc để đề tài xây dựng biến phụ thuộc và xác định các biến độc lập và đề xuất mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, trong chương này, tác giả cũng nêu lên được một số điểm mới mà đề tài nghiên cứu được. Mô hình nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro ngân hàng cũng như mối quan hệ giữa các biến sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sau khi nghiên cứu các lý thuyết liên quan, đề tài tiến hành xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu với mục đích đo lường mức độ tác động của biến chính tăng trưởng tín dụng đến rủi ro ngân hàng thông qua rủi ro tín dụng, rủi ro thu nhập, rủi ro thanh khoản. Trong chương này, đề tài cũng sẽ đưa ra cách đo lường các biến cũng như quá trình thu thập dữ liệu, phương pháp phân xử lý và phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)