Giả thuyết cho mô hình 2

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Tăng trưởng tín dụng và sự thay đổi tỷ số thu nhập lãi

Nghiên cứu của Foos & ctg (2010) đã cho thấy tăng trưởng tín dụng bất thường hiện hành tác động ngược chiều đến thu nhập lãi gộp tương đối hiện hành và không có độ trễ. Amador & ctg (2013) cũng có kết luận tương tự, tăng trưởng tín dụng tác động ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn không có tác động.

Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H2.1: Tăng trưởng tín dụng năm hiện hành tác động ngược chiều đến sự thay đổi thu từ lãi năm hiện hành.

Quy mô ngân hàng và sự thay đổi tỷ số thu nhập lãi

Foos & ctg (2010), đã chỉ ra rằng quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến thu nhập lãi tương đối bởi vì các ngân hàng lớn có khuynh hướng tăng lãi suất cho vay hơn so với các ngân hàng nhỏ. Cùng quan điểm với Foos &ctg (2010), Olweny & Mamba (2011) kết luận các ngân hàng lớn hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nhỏ trong giai đoạn nghiên cứu từ 2002-2008, cụ thể lợi nhuận trung bình các ngân hàng lớn tăng 166,8%, trong khi đó lợi nhuận các ngân hàng nhỏ và ngân hàng trung bình tăng chỉ 28,6%. Tương tự, theo San & Heng (2012), quy mô

31 ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng có quy mô lớn có thể nhận các khoản vay lớn và khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, Sufia và Chong (2008) đã kết luận rằng quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng, trong khi đó tác động cùng chiều đến thu nhập ngoài lãi (non-interest income) khi nghiên cứu các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển, cụ thể ở Philippines giai đoạn 1990-2005.

Ngược với các quan điểm trên, Said &Tumin (2011) khi nghiên cứu hoạt động và các tỷ số tài chính của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc và Malaysia kết luận rằng quy mô ngân hàng không có tác động đến hoạt động của ngân hàng (được đo bằng ROAA&ROAE) ở cả Trung Quốc và Malaysia.

Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H2.2: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến sự thay đổi thu từ lãi năm hiện hành.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQASSETS) và sự thay đổi tỷ số

thu nhập lãi

Sufian & Chong (2008) đã chỉ ra rằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng Philippines. Tác giả này đều kết luận rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao (well- capitalized) đối mặt với rủi ro phá sản thấp hơn, do đó giảm chi phí tài trợ vốn. Tương tự, Olweny & Mamba (2011) cũng đã chỉ ra tỷ lệ vốn (CAP) có tác động cùng chiều với tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Kết quả này cung cấp bằng chứng phù hợp với quan điểm cho rằng, mức vốn cao hơn, lợi nhuận cao hơn.

Cùng quan điểm với các tác giả trên, San và Heng (2012), đã phát hiện EA (Equity to asset ratio) là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong mô hình ROA. EA tác động cùng chiều đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại Malaysia. Said &Tumin (2011) kết luận rằng tác động của vốn đến hoạt động của các ngân hàng

32 khá hỗn hợp (mixed). Vốn và ROAE có quan hệ cùng chiều đối với các ngân hàng Trung Quốc, tuy nhiên không có tác động đối với các ngân hàng Malaysia khi nghiên cứu hoạt động và các tỷ số tài chính của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc và Malaysia.

Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H2.3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến sự thay đổi tỷ số thu từ lãi năm hiện hành.

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)