Mô hình nghiên cứu số 2

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 68)

Mô hình 2 đo lường tác động của tăng trưởng tín dụng năm hiện hành đến sự thay đổi tỷ lệ thu từ lãi.

Bước 1: Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình

Như đã trình bày, với dữ liệu bảng (panel data) sẽ có hai phương pháp ước lượng phổ biến là phương pháp các yếu tố ảnh hưởng cố định (Fixed effect) và phương pháp các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect). Kiểm định Hausman sẽ là một chỉ báo để biết được dữ liệu cần sử dụng phương pháp ước lượng nào cho phù hợp.

Kiểm định Hausman được phát biểu như sau: Nếu giả thiết H0 của kiểm định Hausman là đúng thì cả Fixed Effect và Random Effect đều tương thích nhưng Random Effect hiệu quả hơn nên lựa chọn Random Effect. Nếu giả thiết H0 là sai

56 thì Fixed Effect tương thích nhưng Random Effect không tương thích nên lựa chọn Fixed Effect. Kiểm định Hausman cho mô hình 2 được tóm tắt như sau:

Như vậy để có cơ sở chọn phương pháp ước lượng hồi quy thích hợp FEM và REM chúng ta tiến hành:

Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình 2

STT Biến phụ thuộc Chi Square Prob

1 delta RII 23.32 0.0030

Mô hình được chọn Fixed Effect

Bảng cho thấy giá trị xác suất nhỏ hơn 0.05, do đó giả thiết Ho sẽ bị bác bỏ, mô hình hồi quy bằng phương pháp ước lượng FEM phù hợp hơn. Nghiên cứu sẽ chọn mô hình FEM để thực hiện các bước kiểm định tiếp theo.

Bước 2: Thực hiện các kiểm định cho FE

Kiểm định 1: Phương sai sai số thay đổi

Bảng 4.4. Kết quả phương sai sai số thay đổi cho mô hình 2

STT Biến phụ thuộc Chi Square Prob

1 delta RII 8917.72 0.0000

Kết quả Bác bỏ Ho

Bảng kết quả kiểm định Wald đã bác bỏ giả thiết Ho, có nghĩa rằng có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình 2. Như vậy, mô hình hồi quy ước lượng bằng phương pháp FEM không đảm bảo giả thiết đặt ra. Nghiên cứu sẽ không sử dụng mô hình này để thảo luận. Nghiên cứu sẽ thực hiện bước tiếp theo để kiểm tra hiện tượng tự tương quan cho mô hình được thực hiện trên dữ liệu bảng.

57 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định tự tương quan giữa các phần dư của đơn vị chéo

STT Biến phụ thuộc Cross sectional

independence Prob

off-diagonal elements

1 delta RII 1,129 0,2589 0,374

Kết quả

Không xuất hiện tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo

Kiểm định 3: Kiểm định tự tương quan của phần dư

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư

STT Biến phụ thuộc Chi Square Prob

1 delta RII 48,216 0.0000

Kết quả Bác bỏ Ho

Từ việc kiểm định hiện tượng tự tương quan ( Phụ lục B), kết quả kiểm định được trình bày tại Bảng 4.6 đã bác bỏ giả thiết Ho. Do vậy, nghiên cứu khẳng định có hiện tượng tự tương quan bậc nhất trong mô hình 2 này.

Như vậy có hai sai phạm bao gồm phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan phần dư. Nghiên cứu này đã xử lý hai sai phạm này bằng PCSE (Pannel corrected standard errors ).

58 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy cho mô hình 2

Biến phụ thuộc: Delta RII

STT Biến Β P-value 1 LG 0.0058955 0.479 2 SIZE -0.0044835** 0.032 3 EQASSET -0.0471999 0.156 4 Constant 0.1047058 R-Squared 0.6087 Wald chi2 261.21 Prob>chi2 0.0000 Số quan sát 166

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)