mại
2.5.1. Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng
Theo Foos & ctg (2010), tăng trưởng tín dụng bất thường trong quá khứ có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng với độ trễ từ hai đến bốn năm khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng bất thường với rủi ro tín dụng, thu nhập lãi và khả năng thanh khoản của 16.000 ngân hàng ở 16 quốc gia lớn, trong giai đoạn 1997-2007. Cùng quan điểm với Foos & ctg (2010), có các nghiên cứu của Hess và ctg (2009) và nghiên cứu của Salas và Saurina (2002). Nghiên cứu của Hess và ctg (2009) cũng cho thấy rằng tăng trưởng tín dụng mạnh dẫn đến rủi ro tín dụng cao hơn với độ trễ 2-4 năm khi phân tích các yếu tố quyết định rủi ro tín dụng (credit losses) tại 32 ngân hàng Úc trong khoảng thời gian 1980-2005, mặc dù bộ dữ liệu rất khác so với nghiên cứu của Foos và ctg (2010). Nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) khi phân tích một tập dữ liệu lớn từ các ngân hàng thương mại và tiết kiệm Tây Ban Nha từ giai đoạn 1985-1997, kết luận rằng tăng trưởng tín dụng (tăng trưởng chi nhánh) của các ngân hàng tiết kiệm có quan hệ cùng chiều đến rủi ro tín dụng (loan losses) ba (bốn) năm sau.
Ngược lại với các nghiên cứu của các tác giả trên, nghiên cứu của Laeven và Majnoni (2003) đã cho thấy mối quan hệ hiện tại ngược chiều đáng kể giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng khi phân tích 1000 ngân hàng thương mại lớn ở
24 45 quốc gia trong giai đoạn 1988-1999. Tuy nhiên, nghiên cứu của các tác giả này khác các nghiên cứu trên ở chỗ tác giả này nghiên cứu mối quan hệ hiện thời giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng, trong khi các tác giả trên nghiên cứu mối quan hệ liên thời gian giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng. Nghiên cứu của Clair (1992) khi phân tích dữ liệu của các ngân hàng tư nhân ở Texas trong giai đoạn 1976-1990 cũng đã phát hiện tác động ngược chiều của tăng trưởng tín dụng đối với nợ xấu và nợ có khả năng xóa nợ trong năm đầu tiên sau khi mở rộng tín dụng, trong khi những năm tiếp theo sau, quan hệ cùng chiều được tìm thấy một phần.