Giả thuyết cho mô hình 4

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 43)

Tăng trưởng tín dụng và thanh khoản ngân hàng.

Foos &ctg (2010) cho rằng, tăng trưởng tín dụng bất thường có quan hệ ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng. Trong số 16 quốc gia Foos và ctg (2010) nghiên cứu, có 14 quốc gia thể hiện tăng trưởng tín dụng bất thường dẫn đến tỷ số vốn thấp hơn, điều này có nghĩa là thanh khoản ngân hàng giảm.

Theo Amador và ctg (2013), việc mở rộng danh mục cho vay có thể được tài trợ bởi việc phát hành nợ mới hoặc phát hành vốn mới. Nếu việc mở rộng này được

33 tài trợ bởi việc phát hành vốn mới, tác động của tăng trưởng tín dụng lên thanh khoản là không đáng kể hoặc ngay cả không tác động. Ngược lại, nếu mở rộng tín dụng được tài trợ bởi nợ thêm, tác động của tăng trưởng tín dụng lên thanh khoản là ngược chiều và ngụ ý hành vi rủi ro hơn của các ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng luôn luôn hàm ý giảm tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể tăng lên ví dụ, bởi lợi nhuận giữ lại (từ hoạt động cho vay hoặc từ các loại thu nhập khác). Vốn chủ sở hữu tăng thêm được đầu tư vào các khoản cho vay mới, do vậy tăng trưởng tín dụng được tài trợ bởi nợ giảm, điều này dẫn đến tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản không giảm so với năm trước.

Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H4.1: Tăng trưởng tín dụng tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng.

Quy mô ngân hàng và thanh khoản ngân hàng

Akhtar và ctg (2011) cho rằng quy mô ngân hàng tác động cùng chiều nhưng không đáng kể đến thanh khoản ngân hàng khi các tác giả này nghiên cứu về các ngân hàng ở Pakistan giai đoạn 2006-2009, cùng quan điểm với Lucchetta, (2007), Foos và ctg (2010). Tuy nhiên, nghiên cứu của Bunda và Desquilbet (2008) tại các nền kinh tế mới nổi lại cho thấy tác động ngược chiều giữa quy

mô ngân hàng và thanh khoản ngân hàng.

Giả thuyết nghiên cứu:

H4.2: Qui mô ngân hàng tác động cùng chiều đến thanh khoản ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 43)