Nghiên cứu của Foos và ctg (2010)

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 31)

Mục tiêu của nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng bất thường với rủi ro tín dụng, thu nhập lãi và khả năng thanh khoản của 16.000 ngân hàng tư nhân ở 16 quốc gia lớn, trong giai đoạn 1997-2007.

Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng mới toàn diện về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng bất thường liên thời gian và rủi ro của các ngân hàng tư nhân.

Cụ thể, một là tăng trưởng tín dụng bất thường trong quá khứ có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ở những năm tiếp sau với độ trễ 2-4 năm. Nghiên cứu này dựa trên mẫu các ngân hàng tư nhân ở các nước và phù hợp với phát hiện về liên kết giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng ở từng quốc gia riêng lẻ. Mô hình nghiên cứu của các tác giả này như sau:

LOGLLi,t=α+β1LOGLLi,t-1+ β ALG, +β6SIZEi,t+β7EQASSETSi,t+γ

specialization dummies + δ country-year-dummies+ɛi,t

Hai là, tăng trưởng tín dụng bất thường dẫn đến giảm thu nhập lãi tương đối của các ngân hàng. Phát hiện này đúng cho hầu hết các quốc gia được nghiên cứu và ủng hộ quan điểm rằng các khoản vay mới được cấp tại mức lãi suất không bù đắp được rủi ro không trả được nợ đi kèm.

∆RIIi,t=α+β1ALGi,t+β2SIZEi,t+β3EQASSETSi,t+γspecializationdummies+δ country- year-dummies+ɛi,t

21 Sau khi phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng và thu từ lãi một cách độc lập. Các tác giả này tiếp tục kiểm định liên kết của hai giả thuyết này thông qua mô hình:

LOSSINCi,t=

(( ) )

Kết quả của mô hình này cho thấy rằng rủi ro tín dụng cao hơn do tăng trưởng tín dụng cao không thể được bù đắp bởi thu nhập lãi biên cao hơn.

Ba là, tăng trưởng tín dụng bất thường có tác động ngược chiều đến thanh khoản của ngân hàng. 14 trong 16 quốc gia nghiên cứu, tăng trưởng tín dụng bất thường cao hơn dẫn đến tỷ số vốn thấp hơn. Điều này có nghĩa là thanh khoản giảm. ∆EQASSETSi,t = α+β1ALGi,t+β2SIZEi,t+γ specialization dummies+δ country-year- dummies+ɛi,t

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 31)