Phân tích thống kê mô tả các biến số định lượng

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 63)

Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến số định lượng

N Min Max Mean Std. Dev. Skew. Kurt

ASSET 222 447,548 576,368,416 76,859,204.55 107,629,987.90 2.47 6.52 EQUITY 222 82,271 54,287,585 6,293,374.74 7,618,387.67 2.99 11.7 LOAN 222 173,169 391,035,051 41,403,575.22 68,760,034.24 3.04 9.78 PROVISION 222 278 6,450,805 654,266.59 1,285,009.36 3.03 8.75 INTERESTINCOME 222 39,567 55,775,244 6,477,704.76 9,284,442.88 2.7 8.52 INTERESTEXPENSE 222 12,387 35,727,190 4,435,029.66 6,152,649.35 2.54 7.5 LL 194 0 0.06 0.02 0.01 1.66 4.11 LG 194 -0.41 11.32 0.55 1.12 6.39 51.9 SIZE 222 12.06 19.78 16.57 1.47 -0.18 0.12 EQASSETS 222 0.04 0.61 0.13 0.09 2.14 5.32 RII 194 0.04 0.23 0.1 0.04 1.08 1.09 ∆RII 166 -0.1 0.1 0 0.04 0.19 -0.02 ∆EQASSET 194 -0.4 0.23 -0.01 0.07 -1.56 8.72 AverageLG012 166 -0.14 12.39 1.54 1.86 3.93 18.07 Lossing012 166 0.05 23.43 0.56 2.09 9.7 98.22 AverageLG01 194 -0.29 11.57 1.06 1.51 4.57 25.91 Lossing01 194 -100.15 2.01 -0.31 7.3 -13.45 184.31 Lossing0 194 -3.18 4.33 0.28 0.48 2.44 44.31

Thống kê mô tả bằng các phép tính và chỉ số thống kê thông thường sẽ cho thấy một cách tổng quát về đặc tính cơ bản của các biến số trong mẫu nghiên cứu. Bảng thống kê mô tả 4.1 gồm dữ liệu của 31 ngân hàng thương mại Việt Nam, từ năm 2006 –2013. Từng biến số lần lượt được mô tả sau đây:

Tỷ lệ dự phòng chia cho tổng dư nợ cho vay trung bình trong giai đoạn nghiên cứu 2006-2013 chỉ 1,57%. So với tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này (2,2%

48 năm 2009, tăng lên mức 3,4% của năm 2011, tiếp tục tăng lên mức 4,08% cuối năm 2012 và 4,62% vào cuối quý 3/2013) thì trích lập dự phòng ở mức 1,57% là thấp. Và nếu tính theo chuẩn mực quốc tế, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam còn cao hơn nhiều. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng lên mức 12% (Fitch) trong năm 2012, cao gấp 3 lần so với mức 4,08% (2012) theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Như vậy, nếu so trích lập dự phòng với tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế thì mức trích lập dự phòng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam là quá thấp. Trích lập dự phòng là điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm đối phó với rủi ro một cách chủ động. Tương ứng với 2 loại rủi ro hiện hữu: rủi ro hệ thống (systematic risk) và rủi ro cá biệt (specific risk) sẽ có hai loại qũy dự phòng được thành lập: quỹ dự phòng chung và quỹ dự phòng cụ thể. Ở Việt Nam, quy định này được thể hiện trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 12/01/2013. Theo đó, tỷ lệ dự phòng chung là 0,75%, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể được quy định theo nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo tỷ lệ: 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Tỷ lệ này áp dụng chung cho tất cả các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo sự nhất quán trong thống kê, phân tích, đánh giá chất lượng nợ của các tổ chức tín dụng, đồng thời đánh giá khả năng ứng phó rủi ro trong điều kiện cụ thể của thị trường.

Biến tăng trưởng tín dụng (LG): có 194 mẫu, đo lường tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, được tính bằng cách lấy tổng dư nợ cho vay khách hàng năm sau trừ tổng dư nợ cho vay khách hàng năm trước chia cho tổng dư nợ cho vay khách hàng năm trước. Do tính tăng trưởng, mỗi ngân hàng sẽ mất đi một quan sát đầu tiên, do đó biến tăng trưởng tín dụng còn 194 quan sát. Theo số liệu thu thập được, hầu hết biến tăng trưởng tín dụng LG là dương; giá trị trung bình của tăng trưởng tín dụng lên đến 55%. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp biến LG mang giá trị âm. Điều này có nghĩa tổng dư nợ cho vay năm sau nhỏ hơn tổng dư nợ cho vay năm trước. Nhìn vào bảng mô tả thống kê cho thấy min (LG) = -0,41 (giảm 41%), chứng tỏ có trường hợp tín dụng không tăng mà ngược lại giảm. Đó là trường hợp của ngân hàng thương mại Phương Tây, năm 2012, tăng trưởng tín dụng giảm

49 đến 41%. Max(LG) = 1132%, cho thấy có ngân hàng tốc độ tăng trưởng tín dụng rất lớn, trường hợp của ngân hàng thương mại Nam Việt, tốc độ tăng trưởng tín dụng đến 1132% vào năm 2007. Mặt khác, độ lệch chuẩn = 1.12 > giá trị trung bình 0.55 và giá trị skewness = 6.39 không nằm trong khoảng {-1,1} nên đây không phải là phân phối chuẩn đều. Giá trị skewness >1, cho thấy LG phân phối lệch phải. Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng phần lớn lớn hơn 55%.

Đồ thị 4.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của hệ thống 2006-2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào số liệu của bài nghiên cứu

Tỷ lệ rủi ro tín dụng và thu nhập lãi năm hiện hành, độ trễ 1năm và độ trễ hai năm Lossing012. Có 166 quan sát. Giá trị dao động trong khoảng 0.05 đến 23.43. Độ lệch chuẩn lớn hơn giá trị trung bình. Skewness = 9.70 nằm ngoài đoạn {-1,1}, do đó phân phối lệch phải. (Đồ thị 4.2)

Tỷ lệ thu nhập lãi (RII): Được đo lường bằng thu từ lãi (chưa trừ chi phí lãi) chia cho trung bình tổng dư nợ cho vay năm t và năm t-1. Do mẫu số của biến tỷ lệ thu nhập lãi lấy giá trị trung bình, nên phần tử số của biến này sẽ lấy từ năm t, dẫn đến mất đi một quan sát nên biến này sẽ có 194 quan sát, giá trị thay đổi từ 4% đến 23%. Giá trị trung bình đạt 10%; độ lệch chuẩn đạt 4%, nhỏ hơn giá trị trung bình. Giá trị skewness = 1.08 không nằm quá xa đoạn {-1,1}, do đó phân phối lệch phải

0% 50% 100% 150% 200% 250% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Đồ thị tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2007-2013

50 không đáng kể, phân phối tương đối đồng đều. Giá trị Kurtosis = 1.09 không gần với 3, không chuẩn phân phối không giãn, thu nhập lãi phần lớn có xu hướng gần giá trị trung bình. (Đồ thị 4.3)

Đồ thị 4.2. Tỷ lệ rủi ro tín dụng trung bình của hệ thống 2006-2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào số liệu của bài nghiên cứu

Đồ thị 4.3. Tỷ lệ thu nhập lãi trung bình của hệ thống 2006-2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào số liệu của bài nghiên cứu

Biến thiên thu nhập lãi tương đối ∆RII: Biến này được đo lường bằng chênh lệch tỷ lệ thu nhập lãi năm t trừ đi cho tỷ lệ thu nhập lãi năm t-1. Biến RII có 194

0% 1% 1% 2% 2% 3% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Đồ thị rủi ro tín dụng trung bình từ 2006 -2013 LL 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Đồ thị tỷ lệ thu nhập lãi trung bình 2006-2013

51 quan sát và do cách đo lường biến của delta RII nên sẽ mất đi một quan sát cho mỗi ngân hàng (31 ngân hàng) và kết quả delta RII sẽ có 166 quan sát, giá trị thay đổi từ -10% đến 10%, chứng tỏ thu nhập lãi có giai đoạn giảm. Độ lệch chuẩn lớn hơn giá trị trung bình không đáng kể. Skewness = 0.19 nằm trong khoảng {-1,1} có phân phối đối xứng xoay quanh giá trị trung bình. Kurtosis = -0.02 không gần với 3, có giá trị âm, phân phối hơi giãn so với phân phối chuẩn, các ngân hàng có xu hướng có tốc độ biến thiên khác không. Delta RII có giá trị trung bình =0, rất nhỏ, hầu như không thay đổi. Điều này cho thấy hoạt động cho vay hầu như không có hiệu quả cao. Điều này do thu nhập lãi có tăng và giảm qua các năm chứ không tăng đều.

Đồ thị 4.4. Biến thiên thu nhập lãi tương đối trung bình của hệ thống 2006-2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào số liệu của bài nghiên cứu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EQASSET), được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Biến EQASSET có giá trị dao động từ 4% đến 61%, giá trị trung bình 13%. Ngân hàng có giá trị vốn lớn nhất lên đến 61%, trong khi ngân hàng có giá trị vốn nhỏ nhất chỉ 4%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do một số ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, có mức độ vay nợ cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. Độ lệch chuẩn 9% nhỏ hơn giá trị trung bình. Giá trị skewness = 2.14 nằm ngoài khoảng {-1,1} nên đây không phải là phân phối chuẩn đều. Giá trị skewness >1, cho thấy biến EQASSET phân phối lệch phải. Điều đó chứng tỏ phần lớn các ngân

-5% -4% -3% -2% -1% 0% 1% 2% 3% 4% 5% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Biến thiên thu nhập lãi tương đối trung bình ∆RII

52 hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ hơn giá trị trung bình 13%. Đây là điều đáng quan ngại. Tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao (trung bình 55%), trong khi đó vốn chủ sở hữu trung bình chỉ ở mức 13%. Như vậy điều này chứng tỏ rằng tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006-2013 chủ yếu được tài trợ bởi nguồn vốn huy động.

Đồ thị 4.5. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình của hệ thống 2006-2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào số liệu của bài nghiên cứu

Biến thiên tỷ lệ vốn chủ sở hữu ∆EQASSET: Được đo lường bằng chênh lệch giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu năm t trừ tỷ lệ vốn chủ sở hữu năm t-1. Do vậy, biến delta EQASSET sẽ có 194 quan sát, giá trị dao động từ -40% đến 23%, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có lúc giảm theo thời gian, giá trị trung bình -1%. Trong giai đoạn này, hầu hết các ngân hàng không có xu hướng tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Giá trị skewness âm (-1.56) và không nằm trong đoạn {-1,1}, nên phân phối lệch trái. Giá trị Kurtosis = 8.72 không gần với 3, phân phối không giãn, có xu hướng gần giá trị trung bình.

Biến trung bình cộng tăng trưởng tín dụng năm hiện hành, tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm và tăng trưởng tín dụng với độ trễ hai năm (Average LG012) gồm có 166 quan sát, giá trị dao động từ -0.14 đến 12.39. Độ lệch chuẩn (1.86) không lớn hơn quá nhiều so với giá trị trung bình (1.54). Giá trị skewness =

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Đồ thị tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình 2006-2013 EQASSET

53 3.93 nằm ngoài đoạn {-1,1}, do đó phân phối lệch phải. Giá trị Kurtosis = 18.7 xa với 3, phân phối không đều có xu hướng hẹp, biên độ biến động không lớn.

Đồ thị 4.6. Biến thiên tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình của hệ thống 2006-2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào số liệu của bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)