2.1. Lâm sàng
Đặc điểm của bệnh là tiến triển rất chậm có thể từ 5 đến 20 năm, và sau mỗi lần đẻ, lao động nặng trƣờng diễn, sức khoẻ yếu, mức độ sa sinh dục lại tiến triển thêm.
- Cơ năng:
Tuỳ thuộc từng ngƣời sa nhiều hay ít, sa lâu hay mới sa, sa đơn thuần hay phối hợp. Triệu chứng thƣờng là khó chịu, nặng bụng dƣới, tiểu rắt, són tiểu, tiểu không tự chủ, có khi đại tiện khó. Triệu chứng trên chỉ xuất hiện khi bệnh sa lâu, mức độ cao.
- Thực thể
Khám thấy khối sa nằm ở ½ dƣới âm đạo hoặc thập thò âm môn, trƣờng hợp nặng nhất sẽ sa ra ngoài âm hộ, bao gồm thành trƣớc âm đạo, cổ tử cung, thân tử cung, thành sau âm đạo. Phần khối sa ra ngoài có thể sừng hóa hoặc bị loét do cọ sát, bội nhiễm.
2.2. Cận lâm sàng
Xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung: loại trừ tổn thƣơng ác tính cổ tử cung. Thăm dò niệu động học: khảo sát tình trạng són tiểu.
2.3. Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào khám lâm sàng. 2.4. Phân loại thể, mức độ 2.4.1. Phân loại cổ điển 2.4. Phân loại thể, mức độ 2.4.1. Phân loại cổ điển
Sa độ I:
- Sa thành trƣớc âm đạo (kèm theo sa bàng quang) - Sa thành sau ( kèm theo sa trực tràng)
- Cổ tử cung ở thấp nhƣng còn ở trong âm đạo, ngang với hai gai toạ, chƣa nhìn thấy ở ngoài âm hộ.
Sa độ II:
- Sa thành trƣớc âm đạo (kèm theo sa bàng quang ) - Sa thành sau âm đạo (kèm theo sa trực tràng) - Cổ tử cung thập thò âm hộ
Sa độ III :
- Sa thành trƣớc âm đạo (kèm theo sa bàng quang) - Sa thành sau âm đạo (kèm theo sa trực tràng) - Tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ
2.4.2. Hệ thống phân độ Pelvic Organ Prolapse Quantification (POP-Q) Năm 1996, Hiệp hội quốc tế đƣa ra hệ thống phân độ Pelvic Organ Prolapse Quantification (POP-Q) (Bump, 1996) dựa trên 6 điểm mốc ở âm hộ, âm đạo và cổ tử cung. Dựa trên hệ thống POP-Q, sa sinh dục đƣợc chia thành 5 mức độ từ 0 đến IV. Hiện nay hệ thống này đƣợc dùng khá phổ biến ở nhiều quốc gia.
2.5. Chẩn đoán phân biệt - Lộn tử cung.
- Cổ tử cung dài, phì đại đơn thuần ở những phụ nữ còn trẻ, chƣa đẻ. - Polyp cổ tử cung.
- Khối u âm đạo.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc chung, mục tiêu điều trị
Điều trị hỗ trợ nhằm giảm nhẹ các phiền toái do tình trạng sa sinh dục gây ra hoặc điều trị triệt để bằng các phẫu thuật.
3.2. Điều trị cụ thể (nội khoa, ngoại khoa, hƣớng dẫn chuyển tuyến)
3.2.1. Điều trị nội khoa
Chỉ định: những ngƣời bệnh quá lớn tuổi, mắc các bệnh mãn tính, không có điều kiện phẫu thuật.Có 3 phƣơng pháp:
- Phục hồi chức năng, đặc biệt là ở tầng sinh môn: hƣớng dẫn các bài tập co cơ để phục hồi cơ nâng ở vùng đáy chậu. Phƣơng pháp này có thể làm mất các triệu chứng cơ năng và lùi lại thời gian phẫu thuật. Nếu phải phẫu thuật, thì việc phục hồi trƣơng lực cơ đáy chậu cũng làm hạn chế tái phát sau mổ.
- Estrogen (Ovestin, Colpotrophine): Có thể tác dụng tốt với một số trƣờng hợp có triệu chứng cơ năng nhƣ đau bàng quang, giao hợp đau, có tác dụng tốt để chuẩn bị phẫu thuật.
3.2.3. Điều trị ngoại khoa
- Có nhiều phƣơng pháp phẫu thuật trong điều trị sa sinh dục. Mục đích phẫu thuật nhằm phục hồi hệ thống nâng đỡ tử cung, nâng bàng quang, làm lại thành trƣớc, thành sau âm đạo, khâu cơ nâng hậu môn và tái tạo tầng sinh môn. Phẫu thuật sa sinh dục chủ yếu bằng đƣờng âm đạo hơn là đƣờng bụng. Ngoài cắt tử cung đơn thuần, nó còn tái tạo lại các thành âm đạo, vì vậy phẫu thuật trong sa sinh dục còn mang tính chất thẩm mỹ. Đây là ƣu điểm chủ yếu mà phẫu thuật đƣờng bụng không thể thực hiện đƣợc.
- Các yếu tố có liên quan đến lựa chọn phƣơng pháp phẫu thuật:
+ Tuổi và nhu cầu sinh đẻ sau khi phẫu thuật. + Khả năng sinh lý tình dục
+ Thể trạng chung của ngƣời bệnh + Mức độ sa sinh dục
+ Ảnh hƣởng của sa sinh dục đến các cơ quan lân cận: tình trạng sa bàng quang, sa trực tràng; rối loạn tiểu tiện, đại tiện?.
+ Tình trạng âm đạo, cổ tử cung bình thƣờng hay viêm nhiễm. Nếu có viêm cổ tử cung, âm đạo cần đặt thuốc và vệ sinh hàng ngày trƣớc mổ.
+ Tử cung, hai phần phụ có u cục không?
+ Bụng có vết mổ cũ không ? tiên lƣợng mức độ dính vùng tiểu khung ? + Điều kiện trang bị của cơ sở y tế và trình độ phẫu thuật viên.
Chỉ định chủ yếu cho phụ nữ còn trẻ, muốn có con và sa độ II. Phẫu thuật này cũng có thể áp dụng cho những ngƣời bệnh già sa sinh dục độ III mà không chịu đƣợc một cuộc phẫu thuật lớn.
Các bƣớc phẫu thuật chính: + Cắt cụt cổ tử cung.
+ Khâu ngắn dây chằng Mackenrodt + Khâu nâng bàng quang
+ Làm lại thành trƣớc âm đạo.
+ Phục hồi cổ tử cung bằng các mũi khâu Sturmdorft. + Làm lại thành sau âm đạo
- Phƣơng pháp Crossen
+ Chỉ định: sa sinh dục độ III.
+ Cũng nhƣ phẫu thuật Manchester, phẫu thuật Crossen chỉ đƣợc tiến hành khi cổ tử cung không bị viêm loét.
Các bƣớc phẫu thuật chính:
+ Cắt tử cung hoàn toàn theo đƣờng âm đạo.
+ Buộc chéo các dây chằng Mackenrodt và dây chằng tròn bên kia để treo mỏm cắt khâu vào nhau thành cái võng chắc, chống sa ruột.
+ Khâu nâng bàng quang. + Làm lại thành trƣớc âm đạo.
+ Khâu cơ năng hậu môn, làm lại thành sau âm đạo. - Phẫu thuật làm bít âm đạo:
+ Phƣơng pháp Lefort khâu bít âm đạotƣơng đối đơn giản, áp dụng cho ngƣời già không còn quan hệ tình dục,cần đƣợc sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Chỉ định: sa sinh dục độ II hoặc độ III, ngƣời bệnh già trên 60 tuổi, không còn quan hệ tình dục nữa, âm đạo cổ tử cung không viêm nhiễm, + Phẫu thuật Ameline – Huguier:
Khâu treo tử cung vào mỏm nhô bằng một vạt da hay chất liệu tổng hợp, chỉ định cho những ngƣời bệnh trẻ bị sa sinh dục độ II, độ III.
+ Phẫu thuật Shirodkar:
Làm ngắn dây chằng tử cung – cùng và đính nó vào eo trƣớc tử cung, áp dụng cho phụ nữ trẻ, chƣa sinh đẻ, bị sa sinh dục độ II.
3.2.3. Hƣớng dẫn chuyển tuyến
- Ngƣời bệnh sa sinh dục cần đƣợc khám và xử trí bởi bác sĩ sản phụ khoa từ tuyến huyện trở lên.
- Ngƣời bệnh đƣợc chỉ định điều trị nội khoa có thể đƣợc theo dõi tại tuyến xã trở lên.